- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
3.2. Giải pháp quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng giải pháp.
Việc đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa cần dựa trên những nguyên tắc sau đây :
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa.
3.1.2. Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải là một hệ thống tác động đồng bộ trong quá trình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ.
3.1.3. Nguyên tắc thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường đại học trong việc đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa
3.2. Giải pháp quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa. Trần Đại Nghĩa.
3.2.1.Giải pháp tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao năng lực về đào tạo theo học chế tín chỉ cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên.
- Điều kiện cần thiết để chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ là sự thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, nhân viên nhận thức về học chế tín chỉ, về những công việc cần chuẩn bị (bao gồm chương trình, giáo trình, qui chế, chế độ chính sách, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất). Hiểu biết về đào tạo theo học chế tín chỉ, nhận thức được ý nghĩa của việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong xu thế hội nhập để đi đến thống nhất tư tưởng và quyết tâm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý CBGD và SV có vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Trần Đại Nghĩa.
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ đặt ra những yêu cầu về chương trình đào tạo, về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, về tổ chức quản lý đào tạo, quản lý hỗ trợ sinh viên, về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Người thực hiện những yêu cầu đó là đội ngũ cán bộ quản lý, CBCC và SV nếu họ không nhận thức được những yêu cầu mà mình phải thực hiện thì chắc chắn sẽ không hiệu quả.
+ Những điều tra thực trạng cho thấy: nếu chưa có hiểu biết đầy đủ về đào tạo theo học chế tín chỉ CBGD không thấy được lợi ích của việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong bối cảnh phát triển, hội nhập mà lại thấy ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân và cho rằng việc chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ là không cần thiết hoặc bất khả thi và có tư tưởng phản đối và không tích cực trong quá trình thực hiện hoặc nhận thức không đầy đủ những khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo này đi đến chỗ chủ quan, làm qua loa đại khái đi đến chỗ thất bại.
Việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ không phải chỉ là công việc của lãnh đạo nhà trường hay một bộ phận chức năng nào mà nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của từng CBCC và SV trong trường đại học Trần Đại Nghĩa. Chỉ khi lãnh đạo nhà trường, từng CBCC, SV có nhận thức đúng đắn
về đào tạo theo học chế tín chỉ và quyết tâm thực hiện thì việc triển khai mới đem lại hiệu quả, bởi thế cần có giải pháp tăng cường nhận thức và thống nhất tư tưởng trong việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Để thực hiện tốt giải pháp này trường đại học Trần Đại Nghĩa nên tổ chức một số việc sau đây:
+ Tổ chức các hội thảo, tập huấn nhằm tăng cường nhận thức về đào tạo theo học chế tín chỉ và xu thế hội nhập giáo dục đại học thế giới
* Triển khai nhân rộng bắt đầu từ đội ngũ cốt cán đến từng CBCC và SV. * Việc tổ chức hội thảo và tập huấn là công việc thường xuyên nhưng cần xác định và lập kế hoạch ở giai đoạn nào thì tổ chức ở cấp độ nào, nhằm mục đích gì. Đối với các trường bắt đầu triển khai cần đạt các yêu cầu sau:
* Xác định được những đặc điểm và những yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
* Xác định được những lợi ích của Nhà trường, giảng viên, sinh viên khi triển khai đào tạo.
* Xác định được những khó khăn mà nhà trường sẽ gặp khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
* Xác định sự cần thiết triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong xu thế hội nhập và những chủ trương của Bộ GD&ĐT
+ Thống nhất và ban hành các chủ trương thể hiện quyết tâm triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
* Các chủ trương cần được thống nhất trong các cấp lãnh đạo trước khi ban hành.
* Các chủ trương phải thể hiện được định hướng và quyết tâm trong việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.
3.2.2. Giải pháp về xây dựng mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Nhà trường. Nhà trường.
- Qua tìm hiểu thực tiễn quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học trong nước hiện nay và qua nghiên cứu những công trình tổng kết kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học trong khu vực tôi thấy rằng công tác tổ chức và kế hoạch là hết sức quan trọng. Tất cả các trường đã và đang triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay ở nước ta đều nghiên cứu, lựa chọn và xác định lộ trình phù hợp với điều kiện của nhà trường và cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của công tác tổ chức và công tác kế hoạch đối với hiệu quả triển khai. Tuy nhiên không phải trường nào cũng xác định được lộ trình phù hợp với điều kiện của trường và làm tốt công tác tổ chức, kế hoạch điều đó làm cho việc triển khai gặp nhiều khó khăn, bị động cản trở tiến độ và có thể ảnh hưởng đến niềm tin của CBCC, bởi vậy cần có giải pháp về công tác tổ chức và kế hoạch triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Để thực hiện tốt giải pháp này trường đại học Trần Đại Nghĩa nên làm các việc sau đây:
+ Thành lập ban chỉ đạo triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở cấp trường và cấp khoa.
* Thành phần của Ban chỉ đạo cấp trường là BGH, bí thư đoàn TN và các bộ phận tham mưu; Ban chỉ đạo cấp khoa nên bao gồm BCN khoa, các trợ lý và các tổ trưởng bộ môn và bí thư liên chi đoàn.
* Cần quy định chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của ban chỉ đạo và từng thành viên.
+ Nghiên cứu lựa chọn, xác định lộ trình, kế hoạch triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ phù hợp với điều kiện của trường đại học.
* Lộ trình cần được nghiên cứu và xây dựng như là một kế hoạch chiến lược, trong đó chỉ rõ những thuận lợi và thách thức, xác định tầm nhìn và các định hướng, đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn và xác định kế hoạch thực hiện.
* Lộ trình cần được công bố và lấy ý kiến rộng rãi trong CBCC.
* Riêng kế hoạch thực hiện giai đoạn một cần chi tiết, cụ thể và cần có các phương án dự phòng.
+ Xác định các đầu việc và yêu cầu trong đào tạo theo tín chỉ và phân công giao nhiệm vụ cho từng bộ phận chuyên trách.
* Từ những yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ phải xác định được những đầu việc cần làm trong giai đoạn một.
* Phân công giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho các bộ phận chuyên trách theo nguyên tắc phân quyền, tránh chồng chéo, tránh bỏ việc đổ trách nhiệm cho nhau.
* Quy định cơ chế hợp tác giữa các đơn vị và cá nhân.