Thực trạng việc chuyển đổi chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương chi tiết

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 79)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2.4.3. Thực trạng việc chuyển đổi chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương chi tiết

Mục tiêu khảo sát: Đánh giá của các giảng viên và cán bộ quản lí về

chương trình, giáo trình và đề cương chi tiết. Từ đó, đưa ra những kiến nghị để chỉ đạo thực hiện việc thay đổi, kết cấu chương trình phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ.

Nội dung khảo sát: Giảng viên, CBQL đánh giá về chương trình, giáo

trình và đề cương môn học đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường.

Công cụ: Phiếu điều tra dùng cho giảng viên, CBQL gồm 4 câu hỏi

(xem phụ lục 3) Tiến hành điều tra với 100 giảng viên; 45 cán bộ quản lí với nội dung hỏi theo phiếu điều tra và kết quả đánh giá được tổng hợp như sau:

T

T Nội dung đánh giá

Đánh giá của GV Đánh giá của CBQL Mưc độ đạt được Kém nhất Tốt nhất Mưc độ đạt được Kém nhất Tốt nhất 1 2 3 1 2 3 S L % S L % S L % S L % S L % S L % 1

Khối lượng tín chỉ cho toàn khoá học, tỷ lệ

khối kiến thức 29 29 12 12 59 59 4 8,9 4 8,9 37 82,2

2

Đảm bảo tính liên

thông của chương trình 25 25 29 29 46 46 2 4,4 9 20 34 75,6

3

Đảm bảo tỷ lệ môn tự

chọn 21 21 45 45 34 34 2 4,4 21 46,7 22 48,9

4

Xây dựng đề cương chi tiết phù hợp với đào tạo

theo hệ thống tín chỉ 39 39 48 48 13 13 7 15,

Bảng 2. 4: Thống kê mức độ đạt được về chuyển đổi chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương chi tiết từ niên chế sang tín chỉ

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy về chương trình đào tạo được đánh giá tương đối tốt: Khối lượng tín chỉ cho toàn khoá học, tỷ lệ khối kiến thức: giảng viên đánh giá trên 71% và cán bộ quản lý đánh giá 91,1% trung bình trở lên, Đảm bảo tính liên thông của chương trình: giảng viên đánh giá trên 74% và cán bộ quản lý đánh giá 93.3% trung bình trở lên, Đảm bảo tỷ lệ môn tự chọn: ỏ nội dung này vần chưa tốt có tới trên 54,4% Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá mức độ đạt được là trung bình. Tuy nhiên một số lượng không nhỏ còn chưa bằng lòng với chương trình, giáo trình và đề cương chi tiết môn học mà hiện Trường Đại học Trần Đại Nghĩa đang có, đây là vấn đề mà các nhà quản lý cần tiếp tục quan tâm để điều chỉnh tốt hơn.

Cùng với việc hoàn thiện mục tiêu, chuyển đổi hệ thống, phát triển quy mô đào tạo, từ năm học 2010 - 2011 nhà trường đã tích cực hoàn thiện nội

dung chương trình đào tạo các ngành theo chủ trương mềm hoá chương trình hai giai đoạn và xây dựng chương trình khung các ngành đào tạo đại học theo chủ trương của Bộ. Ngoài việc tuân thủ khung chương trình và phần cứng gồm một số học phần bắt buộc chung của Bộ và quy định của trường, các khoa, tổ chuyên môn đã chủ động trong việc sắp xếp, điều chỉnh, xây dựng lại nội dung chương trình đào tạo của Khoa sao cho đúng yêu cầu ngành đào tạo, có lưu ý đến đặc thù của ngành đào tạo đồng thời phải bám sát và đảm bảo mục tiêu đào tạo của Khoa và của trường.

Tổ chức tốt công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chỉ cần biên soạn bộ đề cưong chi tiết các môn học trong đó ghi đầy đủ nội dung của học phần với các chương mục, mục đích, yêu cầu của môn học, hình thức thi, cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên, giáo trình chính và các tài liệu tham khảo ... Các đề cương chi tiết học phần này được công bố cho sinh viên vào đầu mỗi học kỳ, giúp cho sinh viên chủ động rất nhiều trong việc tham khảo tài liệu, chuẩn bị lên lớp, tự học và thi ... ; về phía Trường thì thông qua các đề cương này có thể quản lý nội dung giảng dạy, nhất là đối với môn học có nhiều giảng viên cùng tham gia giảng dạy. Về vấn đề này trường vẫn làm chưa tốt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w