Thực trạng đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thốngtín chỉ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 87)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2.4.5. Thực trạng đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thốngtín chỉ

Mục tiêu khảo sát: Đánh giá của các giảng viên và cán bộ quản lí về đổi

mới phương pháp giảng dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Từ đó, đưa ra những kiến nghị về các vấn đề đặt ra.

Nội dung khảo sát: Giảng viên, CBQL đánh giá về thực trạng đổi mới

phương pháp giảng dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Công cụ: Phiếu điều tra dùng cho giảng viên, CBQL gồm 4 câu hỏi (xem

phụ lục 5).

Tiến hành điều tra với 100 giảng viên và 45 cán bộ quản lí với nội dung hỏi theo phiếu điều tra và kết quả đánh giá được tổng hợp như sau:

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá Kém nhất Tốt nhất

1 2 3

SL % SL % SL %

1

Các hoạt động trên lớp (Đổi mới phương pháp dạy học, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận).

41 28,3 65 44,8 39 26,9

2

Tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao).

81 55,9 48 33,1 16 11

3 Làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế. 41 28,3 46 31,7 58 40

Bảng 2.6: Thống kê mức độ đạt được của đổi mới phương pháp dạy học

Qua khảo sát chúng ta thấy đánh giá tiêu chí này còn rất kém (hoạt động trên lớp của giảng viên và sinh viên: 73,1% từ trung bình trở xuống, Tự học ở nhà của sinh viên: 89% từ trung bình trở xuống)

Những năm gần đây, giảng viên và sinh viên của Trường đã có những cố gắng đổi mới phương pháp dạy và học. Tinh thần chung của nội dung, biện pháp đổi mới là:

Thay đổi cơ cấu nội dung bài giảng trong khuôn khổ cho phép theo hướng:

+ Giảm bớt các nội dung lý thuyết, tăng các hoạt động thực hành; + Giảm việc độc diễn của thầy, tăng việc học và đọc của sinh viên;

Nhà trường luôn quan tâm thích đáng đến hoạt động và vai trò của tổ bộ môn, mặt khác cũng nhận thức khá đầy đủ rằng mỗi bài giảng, giờ dạy của các thầy cô đều phải có tác động đến sinh viên về mặt phương pháp dạy – học cũng như góp phần hình thành ở họ những kĩ năng nghề nghiệp.

Việc đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên trong trường dù mức độ hiệu quả khác nhau, đều dựa trên một nguyên tắc, định hướng chung là

tăng cường phát huy vai trò chủ động của người học, coi trọng hình thành kĩ năng tự học, tự đọc của sinh viên.

Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy chủ đạo hiện nay vẫn là thuyết giảng, có kết hợp với nêu vấn đề để sinh viên thảo luận. Tỉ lệ sinh viên / giảng viên tương đối cao, cơ sở vật chất vẫn chưa được đầu tư đúng mức, điều kiện làm việc của giảng viên chưa tương xứng với quy mô của một truờng đại học đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và các địa phương lân cận.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy một cách thực chất, hiệu quả chỉ tập trung ở một số người; chưa thành một nhu cầu tự thân của số đông giảng viên. Tâm thế, thói quen học tập theo lối phổ thông và theo lối cũ (ỷ lại bài giảng của giảng viên, thích nghe thuyết giảng, lười đọc, lười nghĩ,…) cũng như sự phân tán trong học tập của sinh viên còn khá phổ biến, chưa thể khắc phục triệt để được trong điều kiện và môi trường giáo dục hiện nay.

* Những điểm mạnh

Trường nhiều giảng viên trẻ, nhiệt tình, được đào tạo bài bản ở các trường đại học lớn, các giáo viên năng động, thường xuyên cập nhật được những kiến thức mới trong nội dung và phương pháp dạy học.

* Những tồn tại

Chưa có sự thay đổi sâu và rộng về phương pháp giảng dạy. Việc đổi mới chỉ diễn ra ở một số phân môn và giảng viên.

Về phía người dạy: một số giảng viên còn dạy như trước đây, chưa có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy. Vì thế, còn bị áp lực của khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho sinh viên. Khâu tổ chức cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu còn ít được quan tâm.

Về phía người học: Cũng còn học như ở phổ thông, chưa có sự tích cực, chủ động trong học tập nên có cảm giác việc học nhẹ nhàng hơn. Chưa phải chịu áp lực về tự học, tự nghiên cứu từ phía người dạy…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w