- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
2.2.2. Việc triển khai hệ thốnghọc phần trong toàn bộ hệ thống đại học ở nước ta
theo mô hình của Miền Bắc, tức là mô hình Liên Xô cũ. Đó là hệ thống áp dụng quy trình đào tạo theo “Niên chế” với các đặc điểm như sau:
- Các lớp học được xếp theo khoá tuyển sinh, chương trình học được thiết kế chung cho mọi sinh viên cùng một khoá;
- Đơn vị học vụ được tính theo năm học, cuối mỗi năm học những SV đạt kết quả học tập theo quy định thì được lên lớp, SV không đạt thì bị ở lại lớp (lưu ban) học cùng SV khoá sau, tức là phải học lại thêm một năm học.
- Tuỳ mức quan trọng của môn học việc đánh giá kết quả học tập thường theo hai cách: Thi có cho điểm và kiểm tra chỉ xác định đạt hay không đạt, không đạt phải kiểm tra lại. Không tính điểm trung bình chung, trong học bạ chỉ liệt kê điểm của các môn thi.
2.2.2. Việc triển khai hệ thống học phần trong toàn bộ hệ thống đại học ở nước ta nước ta
2.2.2.1. Bản chất của học chế học phần
Phù hợp với công cuộc “Đổi mới” kinh tế xã hội ở Việt Nam từ năm 1986, trong hệ thống GDĐH cũng triển khai nhiều đổi mới. Việc đưa học chế “Học phần” vào toàn bộ hệ thống GDĐH Việt Nam từ 1988 đến nay là một trong các đổi mới đó. Học chế học phần có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Bản chất của học chế này là sự tích luỹ dần (accumulation) kiến thức. - Kiến thức được môđun hoá thành các học phần. Học phần là một môđun kiến thức tương đối trọn vẹn và không quá lớn (thực chất học phần là một môn học nhỏ, tương ứng với thuật ngữ subject của Mỹ) có thể lắp ghép với nhau để tạo nên một chương trình đào tạo dẫn đến một văn bằng, người học có thể luỹ dần trong quá trình học tập.
- Để đo lường kiến thức theo khối lượng lao động học tập của người học, khái niệm đơn vị học trình (ĐVHT) đã được đưa vào, đơn vị này về bản chát đồng nhất với khái niệm credit của hệ thống GDĐH Mỹ.
- Để làm cho các chương trình đào tạo mền dẻo, có 3 loại học phần được quy định: học phần bắt buộc phải học, học phần lựa chọn theo hướng dẫn của nhà trường và học phần tự chọn tuỳ ý. Ngoài ra cũng có quy định về việc được học thêm ngành đào tạo chính (major), ngành đào tạo phụ (major) hoặc thêm văn bằng thứ hai.
- Với tinh thần tích luỹ kiến thức, mỗi học phần được đánh giá bằng một điểm (theo thang mười bậc) là kết quả tổng hợp của các đánh giá bộ phận và của một kỳ thi kết thúc. Có quy định điểm tối thiểu cần đạt được (thường là điểm 5) để xem như học phần được tích luỹ. Kết quả học tập chung của học kỳ, năm học hoặc khoá học được đánh giá bằng điểm trung bình chung: Đó là điểm trung bình của các học phần đã tích luỹ với trọng số là số đơn vị học trình của từng học phần.
2.2.2.2. Việc triển khai học chế học phần
Cùng với học chế học phần, Bộ GD và ĐT đã ra quyết định 2677/GD- ĐT ngày 3/12/1993 ban hành khung chương trình đào tạo, trong đó quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và phân bố các thành phần kiến thức cho các văn bằng Đại học. Cũng trong văn bản nêu trên có đưa ra định lượng cho đơn vị học trình cơ bản (= 15 tiết giảng lý thuyết hoặc thảo luận = 30 - 45 giờ thực hành thí nghiệm = 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở = 45 - 80 giờ chuẩn bị tiểu luận hoặc luận văn). Theo quy định đó, một chương trình dẫn đến bằng cử nhân 4 năm phải có khối lượng 210 ĐVHT.
Để đảm bảo sự thống nhất chung của quy trình đào tạo trong toàn bộ hệ thống GDĐH, Bộ GD & ĐT ban hành các Quy chế khung về đánh giá kết quả học tập, xét lên lớp, tốt nghiệp, để căn cứ vào đó từng trường Đại học, Cao
đẳng xây dựng quy chế đánh giá kết quả học tập riêng của mình. Do sự vận dụng khác nhau tuỳ theo điều kiện và trình độ của từng trường, học chế học phần được thực hiện ở mỗi trường có các sắc thái khác nhau: khác nhau về mức độ thông tin cung cấp trước cho SV về chương trình đào tạo, khác nhau về mức độ có sẵn các học phần để lựa chọn ở các trường, để học thêm các ngành đào tạo chính, ngành đào tạo phụ thuộc hoặc văn bằng thứ hai…
Trong quá trình triển khai học chế học phần, có nhiều Quy chế về đào tạo và một số quy định khác có liên quan đến quy trình đào tạo đã lần lượt được Bộ GD & ĐT ban hành. Quy chế đào tạo theo học phần chính thức đầu tiên QC2238/QĐĐH được ban hành vào tháng 12 năm 1990 và quy chế QC2679/GD - ĐT được ban hành tháng 12 năm 1993 bổ sung hoàn chỉnh quy chế trước. Ngày 11/12/1999 một quy chế mới, Quy chế 04/1999/QĐ-BGD- ĐT được ban hành, sau đó ra đời một vài quy định về các môn thi tốt nghiệp ở các trường Đại học và Cao đẳng. Rất đáng tiếc là các quy chế và quy định từ năm 1999 có một số điểm mâu thuẫn với bản chất của học chế học phần; buộc SV phải thi tốt nghiệp các học phần mà họ đã tích luỹ.
2.2.2.3. So sánh các học chế học phần được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và học chế tín chỉ ở Mỹ
Để hiểu rõ học chế học phần hiện nay ở Việt Nam và học chế TC ở ngay tại Mỹ, chiếc nôi của học chế TC, dưới đây sẽ nêu những điểm giống nhau và khác nhau về bản chất và về việc thực hiện các học chế đó.
Giống nhau:
- Bản chất của cả hai học chế là sự tích lũy dần các môđun kiến thức để đạt được văn bằng;
- SV được lựa chọn một số môđun cho chương trình học của mình;
- Về việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện nhờ điẻm trung bình chung với trọng số là số lượng tín chỉ của các môđun.
Khác nhau:
- Các môđun kiến thức trong hệ thống tín chỉ của các trường đại học Mỹ được thiết kế theo trình độ năm học của sinh viên, tạo thuận lợi cho lựa chọn và lắp ghép, và nói chung mỗi môđun bao gồm 3 hoặc 4 tín chỉ; các học phần các chương trình học ở các trường đại học nước ta đôi khi được thiết kế theo kiểu chia cắt cơ giới, có một số học phần quá dài (hơn 4 ĐVHT) hoặc quá ngắn (1-> 2 ĐVHT).
- Đối với các chương trình đào tạo của Mỹ có nhiều môđun khác nhau được đưa ra để SV lựa chọn nên mức độ tự do lựa chọn cao hơn; trong các chương trình đào tạo của các trường đại học nước ta thường có rất ít môđun để lựa chọn.
- Lớp học theo hệ thống tín chỉ ở Mỹ thường được sắp xếp theo môđun, còn lớp học trong học chế học ở Việt Nam vẫn sắp xếp theo khoá học;
- Ở các trường đại học Mỹ có một hệ thống CVHT đầy đủ để tư vấn cho SV lựa chọn môđun và thiết kế theo quy trình học tập, mỗi SV vào trường được gắn với một CVHT; đối với học chế học phần ở nước ta chưa có hệ thống CVHT này;
- TC ở Mỹ được quy định theo số giờ học mỗi tuần kéo dài trong một học kỳ, tuỳ theo học kỳ ngắn hay dài mà TC lớn hay nhỏ (ví dụ semester credit bằng cỡ 1,5 quarter credit vì semester kéo dài khoảng 15 tuần, quarter kéo dài khoảng 10 tuần); ĐVHT của ta được quy định bằng tổng số 15 tiết học lý thuyết ở lớp mà không nói rõ số giờ học trong tuần.
- Trong hệ thống tín chỉ ở Mỹ có quy định số giờ lao động học tập tối thiểu cần thiết của SV cho một giờ lên lớp (thường 2/1). Để quy định này thực sự được thực hiện, ở các trường đại học Mỹ áp dụng rộng rãi phương pháp dạy và học và đảm bảo tính chủ động tích cực của SV, do trình độ giáo chức và điều kiện vật chất để áp dụng phương pháp dạy và học đó cũng được
đảm bảo đầy đủ (tài liệu học tập, thư viện, phòng thí nghiệm cần cho SV làm việc …). Việc quy định khối lượng tài liệu học tập và tham khảo mà SV phải đọc đối với một môđun đó dựa vào yêu cầu của môn học và khối lượng tài liệu học tập và tham khảo mà SV phải đọc đối với một môđun và cách ra đề thi cho môđun đó dựa vào yêu cầu của môn học và khối lượng tài liệu quy định (chứ không phải dựa vào những điều mà giảng viên đã trình bày ở lớp) cũng cho phép kiểm tra việc chuẩn bị ngoài giờ học. Việt Nam chưa có quy định nói trên đối với học chế học phần và cũng chưa đủ các điều kiện để thực hiện quy định như vậy. Vì khối lượng lên lớp mỗi tuần khá lớn (thường >30 tiết/ tuần) nên ở Việt Nam thực chất thời gian chuẩn bị của SV cho mỗi tiết học ở lớp thường không quá 1/1. Như vậy tính theo khối lượng học tập của SV 1 TC của Mỹ bằng cỡ 1,5 ĐVHT của ta.
Ở các trường đại học Mỹ việc cung cấp thông tin về chương trình và lịch trình giảng dạy, thi, kiểm tra cho SV rất đầy đủ, đặc biệt thể hiện ở niên lịch giảng dạy được công bố chính thức trước mỗi năm học. Thời gian biểu học và thi đã công bố được thực hiện nghiêm chỉnh. Ở Việt Nam khi thực hiện học chế học phần điều này nói chung chưa được nhiều trường thực hiện.
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với mỗi môđun ở các trường Đại học Mỹ được thực hiện liên tục trong cả quá trình giảng dạy môđun đó, do đó thời gian dành để thi học kỳ cho các môn học thường chỉ có một tuần; ở các trường đại học ở nước ta việc học cẩn thận và đánh giá từng phần môn học ít diễn ra thường xuyên trong quá trình giảng dạy mà chủ yếu được thực hiện sau khi kết thúc việc dạy môđun, do đó cuối mỗi học kỳ thời gian dành cho việc thi các học phần thường diễn ra 4 tuần.
Như vậy, qua các so sánh nêu trên, có thể thấy rõ học chế học phần ở Việt Nam cũng có cùng bản chất như học chế tín chỉ của Mỹ, đó là tích luỹ dần kiến thức được môđun hoá, nói cách khác, học chế học phần ở nước ta đã
chứa một số yếu tố của hệ thống tín chỉ của Mỹ. Tuy nhiên tính mềm dẻo của học chế học phần ở nước ta chưa cao như hệ thống tín chỉ của Mỹ, nói cách khác chúng ta chưa tận dụng triệt để các ý tưởng làm mềm dẻo quy trình đào tạo của học chế tín chỉ của Mỹ.