Đánh giá chung về thực trạng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 93 - 96)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng.

Như đã trình bày, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ- nhất là ở thời kỳ chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi phải đảm bảo được cơ bản những điều kiện và môi trường đào tạo có tính đặc thù và đột phá của phương thức đào tạo này. Cũng giống như một số trường đại học ở Việt Nam, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay cũng như trong một và năm tới khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ gặp những khó khăn và bất cập trong quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường . Một số vấn đề nổi cộm nhất là :

- Trở ngại lớn nhất là tư duy người quản lý, người dạy, người học ngại thay đổi, thụ động trong thu nhận và xử lý thông tin, chưa thích nghi với hình thức đào tạo linh hoạt của hệ thống tín chỉ. Việc đổi mới chương trình đào tạo, nội dung các môn học, phương pháp giảng dạy, quản lý theo hệ thống tín chỉ... không phải là dễ dàng và làm ngay theo ý muốn được.

- Trong hệ thống tín chỉ, việc lựa chọn môn học, lựa chọn người dạy, lựa chọn kế hoạch học tập,...đều là những áp lực lên nguồn lực của nhà trường. Do vậy, khi đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, hết sức khách quan, toàn tâm vì quyền tự chủ của người học, để đáp ứng sự lựa chọn trên của sinh viên cũng không nhiều và sẽ gây nên những bất cập lớn trong sử dụng nguồn nhân lực của nhà trường.

- Chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý đào tạo và quản lý sinh viên theo hệ thống tín chỉ, cả ở cấp Ban Giám hiệu cho đến các phòng ban chức năng như Đào tạo, Công tác sinh viên, các đơn vị giảng dạy, các đơn vị phục vụ giảng dạy và học tập khác.

- Khó khăn lớn nhất là quản lý hành chính sang quản lý tín chỉ, hệ thống học liệu có thay đổi được không.

Thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi phải có đồng bộ hệ thống các Quy chế, nhất là các quy chế / quy định về đào tạo và quản lý sinh viên. Trong thực tiễn, chúng ta mới bước đầu có kinh nghiệm của gần 5 năm đào tạo ở bậc đại học, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng, những khuôn mẫu cứng nhắc của nền giáo dục hiện tại nên việc tổ chức quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo đúng nghĩa cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong những năm đầu thực hiện.

- Phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc vận hành theo hệ thống tín chỉ cũng còn nhiều bất cập, nhất là quỹ phòng học, giảng đường ghép, học liệu, thư viện, hệ thống thông tin. Những thuận lợi về cơ sở vật chất như đã trình bày ở trên chỉ biến thành hiện thực khi các dự án đầu tư cho mục đích tăng cường cơ sở vật chất được tăng cường và triển khai đúng kế hoạch.

- Việc xây dựng lại chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với mục tiêu và cách thức tổ chức, quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ cũng là một công việc đòi hỏi phải đầu tư công sức và trí tuệ rất lớn trong khi vẫn phải đồng thời thực hiện tổ chức đào tạo theo niên chế trong một số năm đầu thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thực hiện hệ thống tín chỉ đòi hỏi tăng giờ tự học của sinh viên, giảm tiết giảng trên lớp. Đây là những phần việc không dễ đồng thời thực hiện trong điều kiện của nhà trường khi chúng ta còn chưa có kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý đào tạo theo tín chỉ.

Các chương trình ngành học vốn được thiết kế khép kín trong khuôn khổ của nhà trường, thậm chí của khoa giờ đây sẽ được xây dựng, cải tiến như thế nào để trở thành tài sản chung trong yêu cầu liên thông. Do vậy, giữa Trường Đại học Trần Đại Nghĩai và một số trường có thể liên thông với nhau phải

cùng hợp tác trong xây dựng chương trình đào tạo để chương trình học có thể liên thông và công nhận lẫn nhau về tích luỹ tín chỉ.

Việc sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại vẫn chưa được phổ biến và nhuần nhuyễn. Đa số các môn học chủ yếu vẫn còn còn sử dụng phương pháp dạy nặng về thuyết trình mặc dù nhà trường và các đơn vị giảng dạy cũng đã đầu tư và có được nhiều kinh nghệm về lĩnh vực này.

Tổng kết chương 2.

Trong chương II, trước khi đi vào nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa chúng tôi đã nêu khái quát về Nhà trường , bao gồm ; quá trình hình thành , chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Nhà trường.

Chúng tôi đã nêu lên hiện trạng áp dụng hệ thống tín chỉ ở Việt Nam bao gồm các vấn đề như: hệ thống "niên chế" áp dụng trong giáo dục đại học nước ta trước năm 1988, việc triển khai hệ thống học phần trong toàn bộ hệ thống đại học ở nước ta, việc triển khai và thực trạng quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ một số trường đại học và thực trạng của trường Đại học trần Đại Nghĩa.

Ở phần cuối chương chúng tôi trình bày thực trạng công tác đào tạo quản lý theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa và có những đánh giá chung về thực trạng của Nhà trường cũng như ở các trường Đại học khác để có cơ sở đề ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w