Thực trạng khả năng đáp ứng những yêu cầu trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 76)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2.4.Thực trạng khả năng đáp ứng những yêu cầu trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa

thống tín chỉ ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Trường Đại học Trần Đại Nghĩa bắt đầu chính thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm học 2010- 2011. Sau khi thực hiện, Nhà trường đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn và những vấn đề nảy sinh mà Nhà trường phải quan tâm giải quyết trong quá trình đào tạo theo HTTC.

2.4.1. Thực trạng công tác tuyên truyền, bồi dưỡng cho cán bộ và giảng viên về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. về đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Mục tiêu khảo sát: Đánh giá nhận thức của các giảng viên và cán bộ

quản lí về hiểu biết những ưu, nhược điểm của đào tạo theo tín chỉ, sự vượt trội của hình thức tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ với đào tạo theo niên chế. Từ đó, đưa ra những kiến nghị để nâng cao nhận thức và quyết tâm chuyển đổi thành công từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.

Nội dung khảo sát: Giảng viên, CBQL đánh giá về những hiểu biết của

bản thân về hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường; đánh giá ưu điểm, nhược điểm, tính khả thi, vai trò của giảng viên ....

Công cụ: Phiếu điều tra dùng cho giảng viên, CBQL gồm 2 nội dung

(nội dung 1: 6 câu hỏi; nội dung 2: 1 câu hỏi) (xem phụ lục 1)

Tiến hành điều tra với 100 giảng viên; 45 cán bộ quản lí (là Ban Giám hiệu, các trưởng, phó các khoa, các phòng liên quan đến công tác đào tạo) với nội dung hỏi theo phiếu điều tra và kết quả đánh giá được tổng hợp như sau:

Nội dung 1:

TT đào tạo theo hệ thống tín chỉNội dung đánh giá về

Mưc độ đạt được Kém nhất Tốt nhất 1 2 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Tạo một hệ thống mềm dẻo hướng về SV để tăng cường tính chủ động và khả năng cơ động của SV.

30 20,7 42 29 73 50,3

2.

Đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có tính thích ứng cao với thị trường lao động trong nước.

23 16,3 82 58,2 36 25,5

3. Làm cho hệ thống giáo dục ĐH nước ta hội nhập với khu

vực và thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.

4. Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo. 100 72,5 20 14,5 18 13

5.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường đại học của Hiệu trưởng.

120 90,2 7 5,3 6 4,5

6. Đào tạo theo tín chỉ tốt hơn đào theo niên chế 90 65,7 34 24,8 13 9,5

Bảng 2.1: Thống kê đánh giá nhận thức của giảng viên, CBQL về đào tạo theo hệ thống tin chỉ

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: Nhận thức của CBQL và giảng viên về đào tạo theo hệ thống tín chỉ tương đối kém chiếm trên 70 %.

Nội dung 2:

TT tượngĐối Nội dungđánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Phân vân Số

lượng % lượngSố % lượngSố % lượngSố % 1. CBQL Tổ chức đào tạo theo hệ

thống tín chỉ

27 60 14 31,1 3 6,7 1 2,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giảng

viên 29 29 38 38 13 13 20 20

TỔNG 56 38,6 52 35,9 16 11 21 14,5

Bảng 2.2: Thống kê về sự cần thiết đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: Bước đầu Trường Đại học Trần Đại Nghĩa đã tạo ra được sự đồng thuận và quyết tâm cao trong toàn trường (74.5%) nhằm chuyển đổi từ tổ chức đào tạo theo niên chế sang tổ chức đào tạo theo tín chỉ: Từ Đảng uỷ, Ban giám hiệu, các khoa, các phòng ban (91,1%) đến cán bộ giảng viên (67%) nhất trí cao về tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn ít cán bộ quản lí (8,9%) và không ít giảng viên (43%) còn chưa nhận thức đúng tính cấp thiết và ưu thế vượt trội của đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Họ cho rằng đào tạo theo HTTC không

hiệu quả so với đào tạo theo niên chế - học phần; Đào tạo theo HTTC làm phức tạp hoá thêm quá trình đào tạo; Cá biệt còn có ý kiến cho rằng, đào tạo theo HTTC để cắt xén giờ dạy của giảng viên… Điều nhận xét trên của chứng tôi hoàn toàn phù hợp với các số liệu nhận được (trong nội dung 1) của tiêu chí này, đa số đều nhận thức được tính ưu việt của phương thức đào tạo theo tín chỉ.

2.4.2.Thực trạng công tác tổ chức và kế hoạch triển khai

Mục tiêu khảo sát: Đánh giá về công tác tổ chức và lộ trình thực hiện,

triển khai hiệu quả đào tạo theo tín chỉ. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm triển khai hiệu quả đào tạo theo tín chỉ

Nội dung khảo sát: Giảng viên, CBQL đánh giá về các vấn đề triển khai

thực hiện đào tạo theo tín chỉ tại trường; những đánh giá của bản thân về ưu điểm, nhược điểm, tính khả thi....

Công cụ: Phiếu điều tra dùng cho giảng viên, CBQL gồm 3 câu hỏi (xem

phụ lục 2)

Tiến hành điều tra với 100 giảng viên; 45 cán bộ quản lí với nội dung hỏi theo phiếu điều tra và kết quả đánh giá được tổng hơp như sau:

TT Nội dung

Đánh giá của GV Đánh giá của CBQL Mưc độ đạt được Kém nhất Tốt nhất Mưc độ đạt được Kém nhất Tốt nhất 1 2 3 1 2 3 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Thành lập ban chỉ đạo triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở cấp trường và cấp khoa.

2

Nghiên cứu lựa chọn, xác định lộ trình, kế hoạch triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện của trường đại học. 19 19 26 26 55 55 13 28,9 11 24,4 21 46,7 3 Xác định các đầu việc và yêu cầu trong đào tạo theo tín chỉ và phân công giao nhiệm vụ cho từng bộ phận chuyên trách. 25 25 13 13 62 62 13 28,9 10 22,2 22 48,9

Bảng 2.3: Thống kê mức độ đạt được của công tác tổ chức, triển khai đào tạo theo hệ thống tin chỉ

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy công tác tổ chức tương

đối tốt (trên 77% giáo viên và trên 80% cán bộ quản lí đánh giá từ trung bình trở lên), công tác chọn lộ trình và lập kế hoạch triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ chưa được tốt (chỉ 55% giáo viên và 46,7% cán bộ quản lí đánh giá là tốt). Vẫn còn khoảng hơn 1/3 đội ngũ từ cán bộ quản lí đến giảng viên đánh giá còn thấp tiêu chí này.

Qua thực tiển chúng tôi nhận thấy: đào tạo theo HTTC là một yêu cầu tất yếu đối với các trường đại học nói chung và Trường Đại học Trần Đại Nghĩa nói riêng; Trường Đại học Trần Đại Nghĩa đã thực hiện theo Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đai học Việt Nam, giai đoạn 2006- 2020: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang đào tạo theo HTTC, tạo điều kiện thuân lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ngoài nước”; Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc “tất cả các trường ĐH và CĐ trong cả nước phải chuyển sang đào tạo theo HTTC chậm nhất là vào năm 2011”; Nghị quyết 110/NQ-ĐU của Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Trần Đại Nghĩa Về nâng cao chất lượng đào tạo: “Thực hiện chuyển đổi đào theo niên chế sang đào tạo theo HTTC từ năm học 2010 - 2011”. Coi đây là một phương thức đào tạo tiên tiến mà các nước phát triển đã thực hiện từ những thập niên đầu của thế kỷ trước; Trường xác định không cầu toàn trong quá trình triển khai đào tạo theo HTTC. Đào tạo theo HTTC là một công việc hoàn toàn mới mẻ, trường chưa có kinh nghiệm, vì thế cần phải vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện, đưa đào tạo theo HTTC đi vào đúng quỹ đạo của nó. Trường đã tìm ra những bước đi vững chắc, mang tính quá độ:

+ Năm học 2010 - 2011 bắt đầu chuyển đổi chương trình đào tạo, ra soát và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần hệ thống tín chỉ và kiến thức cập nhật, hiện đại. Chuẩn bị các loại văn bản phục vụ cho

đào tạo theo hệ thống tin chỉ như cụ thể hóa quy chế 43 cho phù hợp với điều kiện của trương. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và cán bộ giảng viên về đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

+ Bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm 2011 chuyển đổi hoàn toàn sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, còn các khoá trước đó vẫn đào tạo theo niên chế. Một số công đoạn vẫn chưa thực hiện được như: Học cứng 1 học kỳ; bố trí các học phần theo từng kỳ; tính điểm trung bình chung học tập, xét lên lớp, ngừng học theo năm học chứ chưa theo học kỳ.

Để thực hiện tốt việc chuyển đổi trường đã tổ chức các đoàn đi tìm hiểu thực tế đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở một số trường ĐH đã nhiều năm đào tạo theo HTTC; thành lập Ban chỉ đạo đào tạo theo hệ thống tín chỉ do đồng chí Hiệu trưởng làm Trưởng ban; Thành lập các Tiểu ban đào tạo theo hệ thống tín do các đồng chí Phó Hiệu trưởng làm Trưởng tiểu ban: tiểu ban xây dựng chương trình; tiểu ban cơ sở vật chất; tiểu ban nghiên cứu phương pháp đánh giá; đã chọn được lộ trình thích hợp trong đào tạo theo HTTC (Có 3 lộ trình: 1. Thực hiện đào tạo theo HTTC ở một số ngành đào tạo; 2. Thực hiện đào tạo theo HTTC đồng loạt ở tất cả các khoá học; 3.Thực hiện đào tạo theo HTTC từ khoá học mới, còn các khoá học khác vẫn đào tạo theo niên chế). Nhà trường đã chọn lộ trình thứ 3. Lộ trình này có ưu điểm là chắc chắn, vì khối lượng công việc của đào tạo theo HTTC không nhiều. Nhưng lộ trình này phải mất 4 – 5 năm mới có thể chuyển toàn bộ các khoá học sang đào tạo theo HTTC. Lộ trình vẫn chưa được nghiên cứu và xây dựng theo một kế hoạch chiến lược, chưa đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn và xác định kế hoạch thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 76)