- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
3.2.6. Giải pháp phát triển về học liệu và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
+ Phát triển hệ thống tài liệu học tập.
và góp phần vận hành tốt hệ thống đào tạo theo tín chỉ là cung cấp đầy đủ cho người học giáo trình các môn học và tài liệu tham khảo giúp người học tìm hiểu học phần phù hợp, chủ động tự học- tự nghiên cứu; giúp giảng viên cải tiến phương pháp giảng dạy, ...
Việc xây dựng hệ thống tài liệu học tập cho mọi học phần có thể qua nhiều kênh như: (1) qua mạng liên kết thư viện thông báo các tài liệu liên quan đến học phần đã có trong trường và các trường đại học; (2) Tổ chức liên kết các trường đại học khai thác các nguồn tư liệu mở trên mạng (tổ chức biên dịch, phổ biến); (3) Tổ chức phối hợp biên soạn các tài liệu phục vụ các học phần không đủ tài liệu.
Do vậy, đối với nhà trường ta hiện nay cũng như trong nhiều năm tới cần:
- Tập trung biên soạn giáo trình, bài giảng, các bộ bài tập, các tài liệu thực hành- thực tập.
Việc tập trung đầu tư cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng mang thương hiệu đào tạo của nhà trường và hội nhập- liên thông với các trường có cùng khối- ngành có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Việc biên soạn các tài liệu giảng dạy này phải gắn liền với chương trình mục tiêu của các ngành đào tạo trong Nhà trường.
- Tăng cường đầu tư hơn nữa cho thư viện các giáo trình, tài liệu tham khảo thông qua việc viết giáo trình, biên dịch giáo trình, mua quyền sử dụng giáo trình hoặc sử dụng giáo trình điện tử của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tạp chí khoa học và quản lý ở trong và ngoài nước để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong nhà trường cũng như cho chương trình đào tạo hội nhập hiện nay cũng như trong những năm tới. Giáo trình do nhà trường biên soạn chỉ thể hiện nội dung kiến thức cơ bản phục vụ cho mục tiêu đào tạo của học phần, môn học có tính đặc thù của chuyên
ngành đào tạo. Còn kiến thức chung của lĩnh vực chuyên môn đó thể hiện tính khoa học, lý luận, thực tiễn có tính toàn diện hơn, cao hơn, hiện đại hơn ... giúp cho sinh viên năng động, tư duy, sáng tạo hơn lại chính là ở các tài liệu tham khảo này. Có đủ các tài liệu tham khảo và kiến thức trong chương trình giảng dạy của nhà trường được kết tinh từ các chương trình, tài liệu tham khảo khác chính là điều kiện cần thiết để sinh viên tích tụ kiến thức và tín chỉ học phần khi chúng ta thực hiện chương trình đào tạo theo tín chỉ.
Thư viện phối hợp cùng các đơn vị giảng dạy của nhà trường :
- Thường xuyên và định kỳ rà soát lại sự thiếu- thừa của các nguồn tài liệu/ giáo trình, bài giảng...trong thư viện để có kế hoach bổ sung kịp thời.
- Chủ động xây dựng kế hoạch năm và hàng quý về việc đầu tư và bổ sung các tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu trên cơ sở đề xuất của các đơn vị giảng dạy, các phòng ban chức năng và của trung tâm thông tin và thư thư viện.
- Tổ chức liên kết với các truờng đại học khác khai thác các nguồn tài liệu.
Các đơn vị giảng dạy cần chủ động và coi đây là nhiệm vụ của đơn vị trong việc phối hợp chặt chẽ hơn với thư viện để thực hiện chương trình đầu tư quan trọng này. Cần thiết phải có Dự án lớn đầu tư cho thư viện, trước hết về các tài liệu phục vụ cho đào tạo và mở rộng các ngành nghề đào tạo trong nhà trường.
- Khai thác tối đa nguồn đề tài/ đề án NCKH- các cuộc điều tra, khảo sát cấp bộ và cấp vụ/ viện... của các cơ quan thuộc Bộ GD và ĐT
+ Thiết kế và phát hành các tài liệu hướng dẫn phục vụ cung cấp thông tin và đăng ký học của sinh viên
Phòng Đào tạo là đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc cung cấp thông tin cho người học, thiết kế các tài liệu
hướng dẫn, các mẫu biểu phục vụ việc đăng ký dự học và theo dõi quá trình học tập của sinh viên (Sổ tay sinh viên, niên giám của trường, các biểu mẫu đăng ký, ...).
3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đánh giá như sau: