Hoạt động đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54 - 55)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2.1.4. Hoạt động đào tạo của nhà trường.

Ngoài hệ thống trực tiếp trong quản lý đào tạo nêu trên, nhà trường còn thành lập các tổ chức khác theo chức năng nhiệm vụ phân công để tham gia vào quá trình đào tạo như: Giáo viên chủ nhiệm, Phòng Công tác sinh viên, Thanh tra giáo dục, các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên, Thanh niên tình nguyện...

Bên cạnh đó, nhà trường đã thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm định chất

lượng đào tạo sẽ giúp cho việc quản lý và đánh giá tốt hơn trong đào tạo, nhất

- Công tác kế hoạch hoá trong đào tạo đã xác định đúng mục tiêu, xây dựng nội dung, chương trình, loại hình và cấp độ đào tạo phù hợp với từng ngành, kịp thời điều chỉnh nội dung, đảm bảo những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của chương trình khung đào tạo của Bộ GD& ĐT cũng như đáp ứng theo nhu cầu đào tạo của xã hội.

- Công tác kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức và chất lượng đào tạo được duy trì thường xuyên trên tất cả các mặt: giờ giấc lên lớp, quản lý học sinh- sinh viên trong lớp, thực hiện quy chế đào tạo, tiến độ giảng dạy, tổ chức thi- kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, ...

- Nhà trưòng đã tập trung xây dựng và từng bước hoàn thiện các công cụ quản lý, đó là các Quy chế, Quy định về làm việc và các hoạt động đào tạo của nhà trường. Các quy định này đã đi vào thực tiễn và đã khẳng định được những mặt tích cực của chúng trong công tác tổ chức và quản lý công tác đào tạo theo hướng đổi mới và ngày càng chính quy, hiện đại, trong đó có việc cụ thể hoá Quy chế 25 của Bộ GD& ĐT vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Nhà trường đã từng bước hoàn thiện và tiến hành phân cấp quản lý một cách triệt để hơn cho các đơn vị cơ sở.

- Nhà trường đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo từ năm 2005 và hiện đang xây dựng Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả hoạt động của nhà trường. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý theo công cụ này sẽ được nhanh chóng tiếp thu và úng dụng khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w