Kết luận rút ra từ thăm dò

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 114 - 123)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

3.3.4. Kết luận rút ra từ thăm dò

- Về tính cấp thiết của các giải pháp :

Được xác định ở 3 mức độ không cần, cần thiết và rất cần. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 3.3.4 a

ST T T

Nội dung giải pháp

Mức độ cần thiết Không cần Cần thiết Rất cần Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Giải pháp tổ chức bồi dưỡng, huấn

luyện nhằm nâng cao năng lực về đào tạo theo học chế tín chỉ cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên.

1 0.49 1 0.49 203 99.02

2 Giải pháp về xây dựng mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Nhà trường.

1 0.49 204 99.51

3 Giải pháp nhằm đáp ứng những

yêu cầu về chương trình 5 2.44 200 97.56

4 Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

1 0.49 2 0.98 202 98.54

5 Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

2 0.98 11 5.37 191 93.65

6 Giải pháp phát triển về học liệu và

cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. 2 0.98 12 5.85 192 93.17

Nhận xét : 205 CBQL và giáo viên được khảo sát hầu như đều nhất trí với mức độ “rất cần thiết” của các giải pháp. Trong đó :

- Giải pháp về xây dựng mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Nhà trường được cho là cần thiết nhất (99.51%).

- Giải pháp tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao năng lực về đào tạo theo học chế tín chỉ cho cán bộ quản lý, giảng viên sinh viên được cho là cần thiết ở mức độ cao (99.02%)

- Các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ và Giải pháp nhằm đáp ứng những yêu cầu về chương trình cũng được cho là cần thiết ở mức độ khá cao (98.54% và 97.56%).

- Giải pháp phát triển đội ngũ CBGD và chuyên viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ đạt sự đồng thuận cao về mức độ cần thiết (93.65%).

- Giải pháp phát triển về học liệu và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo(93.17%).

Tuy nhiên, mức độ cần thiết của các giải pháp đều được xác nhận ở tỉ lệ khá cao trên 90% điều này cho thấy trường Đại học Trần Đại Nghĩa nhất thiết phải tiến hành các giải pháp trên trong quản đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Nhà trường.

+ Tính khả thi của các giải pháp : xác định ở 3 mức độ không khả thi, khả thi và rất khả thi

Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 3.3.4 b

ST T T

Nội dung giải pháp Mức độ khả thi

Không khả

thi Khả thi Rất khả thi

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Giải pháp tổ chức bồi dưỡng, huấn

luyện nhằm nâng cao năng lực về đào tạo theo học chế tín chỉ cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh

viên.

2 Giải pháp về xây dựng mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Nhà trường.

2 0.98 203 99.02

3 Giải pháp nhằm đáp ứng những

yêu cầu về chương trình 5 2.44 200 97.56

4 Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

12 5.85 193 94.15

5 Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

2 0.98 15 7.32 189 92.20

6 Giải pháp phát triển về học liệu và

cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. 2 0.98 4 1.95 199 97.07

Nhận xét :

Qua số liệu khảo sát thu được, chúng tôi nhận thấy cũng như mức độ cần thiết, tính khả thi của các giải pháp được đa số CBQL và GV tại các trường Đại học ở TP.HCM đánh giá khá cao.

Giải pháp tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao năng lực về đào tạo theo học chế tín chỉ cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên vàxây dựng mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ có tính khả thi rất cao (99,02%).

Giải pháp nhằm đáp ứng những yêu cầu về chương trình phát triển về học liệu và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tại đơn vị cũng rất khả thi (97.56% và 97.07%).

Có 193/205 (94.15%) CBQL và GV đồng ý về tính khả thi của giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

Giải pháp phát triển đội ngũ CBGD và chuyên viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ có tính khả thi thấp nhất trong các giải pháp (92.20%)

Tổng kết chương 3.

Trong chương III, chúng tôi đã xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong quản lý hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Trần Đại Nghĩa, phù hợp với yêu cầu của hệ thống giáo dục Đại học trong giai đoạn mới hiện nay. Các giải pháp được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc hệ thống, kế thừa, thực tiễn và khả thi hướng đến mục tiêu cần đạt, đáp ứng việc phát huy các mặt mạnh, khắc phục các nhược điểm trong hoạt động đổi mới PPDH cũng như quản lý đổi mới PPDH phù hợp với tình hình thực tế tại Nhà trường.

Các giải pháp được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc hệ thống, kế thừa, thực tiễn và khả thi hướng đến mục tiêu cần đạt, đáp ứng việc phát huy các mặt mạnh, khắc phục các nhược điểm trong hoạt động đổi mới PPDH cũng như quản lý đổi mới PPDH phù hợp với tình hình thực tế tại Nhà trường.

Nội dung các giải pháp xoay quanh 6 vấn đề trọng tâm : tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nhằm nâng cao năng lực về đào tạo theo học chế tín chỉ cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên; xây dựng mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Nhà trường; đáp ứng những yêu cầu về chương trình; đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ; phát triển đội ngũ CBGD và chuyên viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ;

Chúng tôi cũng đã khảo sát tính cấp thiết, mức độ khả thi của các giải pháp này và nhận được sự đánh giá cao từ 205 CBQL và GV trong các trường Đại học ở TP.HCM tham gia khảo sát. Chính vì thế chúng tôi tin tưởng rằng các giải pháp này nếu được vận dụng sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở trường Đại học Trần Đại Nghĩa nói riêng và các trường Đại học ở TP. HCM nói chung.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay giáo dục có vai trò rất lớn, ngoài việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế; nó còn đáp ứng nhu cầu nâng cao trí tuệ, nhận thức của người dân. Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là bước đi cần thiết, để thúc đẩy việc đổi mới triệt để từ mục tiêu, chương trình và phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, giúp người học làm chủ quá trình học tập của mình, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giải pháp số 1 cho việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, đảm bảo tính thích nghi và hội nhập.

Xu thế chung của nền GD ĐH trên thế giới và sự hoà nhập của GD ĐH VN đó là tính ưu thế và sự thích nghi cao của HCTC trong xã hội hiện đại; Sự bất cập của hệ thống GD ĐH nước ta (chất lượng thấp, chương trình đào tạo cứng nhắc, quy trình đào tạo đóng kín, phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập chậm đổi mới, quản lý đào tạo chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, ...).

Điều kiện, khả năng của Trường Đại học Trần Đại Nghĩa có thể đảm bảo cơ bản cho việc quản lý đào tạo theo HTTC. Trong đó nêu rõ những điều kiện thuận lợi của nhà trường về: đội ngũ giảng viên ơ sở vật chất, về kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá, ...

Bất cập khi quản lý đào tạo theo HTTC chủ yếu là: tư duy người quản lý, người dạy, người học ngại thay đổi, thụ động, chưa thích nghi với đào tạo theo HTTC; chưa có kinh nghiệm quản lý đào tạo theo tín chỉ; sự hạn chế về phòng học ở trụ sở chính; xây dựng chương trình liên thông các ngành, chuyên ngành đạo tạo với các trường; công tác quản lý, giáo dục sinh viên theo cơ chế đào tạo theo HTTC.

Các nội dung chủ yếu trong công tác tổ chức và quản lý theo HTTC được thực hiện cơ bản theo mô hình tổ chức và quản lý đào tạo của HTTC như đã trình bày trong chương I, nhất là theo quy chế đào taọ theo HTTC của Bộ GD&ĐT đã ban hành. Đồng thời, nhiều vấn đề cũng được khuyến nghị trên cơ sở kinh nghiệm của các trường ở Việt Nam và quốc tế cũng như điều kiện và khả năng của nhà trường khi bắt đầu tổ chức thực hiện.

Ở Việt Nam một nền giáo dục đại học truyền thống theo niên chế đang bị phê phán mạnh mẽ vì tính kém hiệu quả và không quan tâm đến quyền lựa chọn của sinh viên trong hệ thống hiện tại. Một trong những giải pháp về mặt quản lý và đổi mới GD ĐH để khắc phục tình trạng trên là chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ. Yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học là sự tìm kiếm những phương pháp và kỹ năng để giáo dục và đào tạo đạt đến đỉnh cao của chất lượng nhằm tạo cho người học ngày càng thích ứng cao với cuộc sống của một xã hội hiện đại. Điều này có liên quan chặt chẽ với nhu cầu và lợi ích của người học từ nhận thức và kiến thức cũng như kinh nghiệm của họ trong quá trình đào tạo và tự học ở trường đại học. Đào tạo tín chỉ hình thành cho sinh viên năng lực tự học, học tập suốt đời, tự đào tạo để thích nghi với nền sản xuất liên tục thay đổi.

KIẾN NGHỊKiến nghị với Bộ GD-ĐT Kiến nghị với Bộ GD-ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên ban hành thống nhất mã môn học các môn khoa học cơ bản và lý luận cơ sở để các trường dễ dàng công nhận việc tích lũy cho sinh viên khi thực hiện liên thông đào tạo.

Trong thời gian tới, chúng tôi xin kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có những động thái ủng hộ giúp đỡ các trường đại học trong việc áp dụng phương pháp đào tạo mới bằng các văn bản hướng dẫn và có những trợ giúp cụ thể hơn như cử các chuyên gia, các đoàn công tác xuống trợ giúp các Trường trong công việc triển khai, quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Kiến nghị với sinh viên trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Trong việc áp dụng phương pháp đào tạo mới, sinh viên sẽ là vấn đề tâm điểm được quan tâm nhiều hơn. Họ phải nhận thức đúng đắn về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, phải phát huy được tính chủ động sáng tạo của mình trong quá trình theo học tại nhà trường. Với sự hiểu biết và tính chủ động kém như hiện nay của sinh viên thì việc phát huy lợi thế của hình thức đào tạo theo hệ thống tin chỉ sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy chúng tôi xin có kiến nghị với sinh viên đang theo học và chuẩn bị theo học ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa, các bạn hãy tích cực học hỏi và phát huy cao tính chủ động của mình trong việc học tập và rèn luyện, chuẩn bị cho mình một kế hoạch cụ thể trong học tập và sẵn sàng vượt qua những khó khăn trở ngại về tâm lý cũng như những khó khăn trở ngại về cơ sở vật chất trong thời kì đầu áp dụng phương pháp đào tạo mới này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w