Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 106 - 111)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

3.2.5.Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

Đối với đội ngũ giảng viên.

Việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến và hiện đại là yếu tố quyết định trong sự nghiệp đào tạo của nhà Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.

- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên (giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức) về chuyên môn để biên soạn

chương trình, giáo trình/ tài liệu giảng dạy và tham gia giảng dạy có chất lượng và hiệu quả.

+ Nhà trường phải xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đến năm 2010 và những năm sau đó; có giải pháp cụ thể cho việc thực hiện kế hoạch hàng năm để việc đào tạo giảng viên không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và đảm bảo quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của giảng viên. Trước mắt, cần tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch và xây dưng đội ngũ giảng viên từ cấp khoa đến các tổ bộ môn, đảm bảo cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu (ngành nghề, chuyên môn, trình độ, độ tuổi, giới tính,...) trong đó chú trọng đến sự phát triển nguồn nhân lực chuyên môn hiện có; đồng thời có cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể hơn thu hút những người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao về giảng dạy tại nhà trường.

Trong công tác quy hoạch cán bộ cần có biện pháp cụ thể để thực hiện phương châm: những người có trình độ cao, năng lực giảng dạy tốt, tâm huyết với nghề nghiệp và say mê với nghiên cứu khoa học, có khả năng phát triển tốt,... phải được chú ý xây dựng, quy hoạch, được cử đi đào tạo ở trình độ cao hơn ở trong và ngoài nước; đồng thời có cơ chế thích hợp sử dụng có hiệu quả hơn sau khi họ hoàn thành khoá học. Việc xét, tuyển cử đi đào tạo ở trình độ cao hơn phải được thực hiện một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng từ bộ môn, khoa, phòng chức năng nhằm đảm bảo tính động viên, thi đua lành mạnh trong phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ giảng viên. Phòng Tổ chức cán bộ cần hướng dẫn tiêu chí cụ thể cho các đơn vị trong việc thực hiện phương châm này.

Trong những năm qua, nhà trường đã tạo nhiều cơ chế khuyến khích cán bộ, giảng viên, nhất là những người ở độ tuổi dưới 45 đi đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, trong đó có việc hỗ trợ 100% học phí, không phân biệt số năm công tác tại trường. Nhà trường cũng sẽ tiếp tục chủ trương này trong

nhiều năm tới nhằm đạt được mục tiêu về số lượng, cơ cấu trình độ thạc sỹ, tiến sỹ theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với một trường Đại học. Trước mắt, từ nay đến năm 2012 phải có được 10 tiến sỹ và số có trình độ từ thạc sỹ trở lên chiếm 60% tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường.

Một trong những hướng nhằm tăng nhanh số có trình độ tiến sỹ là việc tìm cách được tham gia vào chương trình của Bộ GD&ĐT về đào tạo 20.000 tiến sỹ cho giảng viên các trường ĐH&CĐ đến năm 2020 và chương trình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các trường ĐH&CĐ đến năm 2010. Trong đề án này có việc giành ưu tiên cho 20 truờng đại học hàng đầu của Việt Nam để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng tốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó các ngành được lựa chọn để đào tạo tiến sỹ bao gồm: kỹ thuật kinh doanh, luật, ytế- sức khoẻ, giáo dục, khoa học sinh học, hoá học, toán học, vật lý, khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy, để đạt được mục đích này, chúng ta cần chuẩn bị tích cực các điều kiện như: làm việc với cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT, phổ biến thông tin cho toà thể cán bộ giảng viên trong toàn trường, quy hoạch và chuẩn bị lực lượng đủ điều kiện tham gia, mở thêm ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với những ngành được ưu tiên lựa chọn đào tạo nói trên, ...

Bên cạnh đó, Nhà trường có cơ chế và những quy định ràng buộc cụ thể và rõ ràng hơn đối với các trường hợp cán bộ, giảng viên khi được cử đi học, nhất là đối với những người được cử đi đào tạo ở nước ngoài.

Trong quy hoạch và tuyển dụng giảng viên thì một giải pháp có tính hiệu quả cao là có biện pháp cụ thể để quy hoạch, theo dõi, bồi dưỡng ngay từ những năm đầu những sinh viên đại học có tố chất toàn diện ở các khoa đào tạo của nhà trường. Làm tốt công tác rà soát và chuẩn hoá đội ngũ giảng viên theo yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo trong nhưng năm tới theo 3 cấp : đại học, cao đẳng và trung cấp.

Những cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sỹ và tương đương trở lên và những người có uy tín, kinh nghiệm trong giảng dạy được thừa nhận rộng rãi thì bố trí giảng dạy đại học và cao đẳng. Số còn lại bao gồm những giảng viên dưới 3 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm bị hạn chế thì bố trí giảng dạy trung cấp hoặc làm trợ giảng những môn thực hành.

Việc cử đi đào tạo và phân công nhiệm vụ giảng dạy đối với giảng viên gắn liền với việc rà soát và chuẩn hoá đội ngũ. Những người không đủ về bằng cấp và năng lực chuyên môn cũng như về năng lực giảng dạy, nhà trường sẽ thực hiện phương châm đa dạng hoá các biện pháp đào tạo để chuẩn hoá đội ngũ hoặc có thể mạnh dạn thuyên chuyển cán bộ, thay đổi vị trí công việc cho phù hợp nhằm sử dụng lao động có hiệu quả hơn.

+ Triển khai các hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu cho giảng viên đại học nhằm thực hiện gắn kết bắt buộc giữa giảng dạy và nghiên cứu. Cần thể chế hoá cụ thể hơn nhiệm vụ NCKH của giảng viên, trong đó phải thật sự coi nhiệm vụ NCKH là tiêu chuẩn đánh giá trình độ, năng lực và quy hoạch phát triển cho đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường cũng như xem các danh hiệu thi đua hàng năm.

- Đổi mới và thường xuyên cập nhật lý luận, phương pháp - kỹ năng sư phạm, sử dụng có hiệu quả các phương pháp và thủ thuật giảng dạy, học tập hiện đại phù hợp với đối tượng, chuyên ngành đào tạo và các hình thức- phương thức đào tạo của nhà trường, nhất là đối với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà trường sẽ tổ chức cho các giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo tham dự các khoá các khoá bồi dưỡng kiến thức hoặc đi thăm quan, khảo sát, nghiên cứu về kinh nghiệm tổ chức giảng dạy, về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập

trong điều kiện nhà trường tổ chức thực hiện các loại hình đào tạo mới theo hệ thống tín chỉ.

- Nâng cao năng lực tin học và ngoại ngữ để sử dụng có hiệu quả các thiết bị khoa học công nghệ tin học và nâng cao năng lực thông tin, giao tiếp, năng lực tự học, tự nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước.

- Trong xây dựng và thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý cần phải đồng thời tăng số lượng và nâng cao chất lượng trên cơ sở định mức lao động mới, phù hợp với cơ chế tự chủ trong đào tạo của nhà trường và đảm bảo tỉ lệ SV/GV hợp lý với từng ngành.Trong tuyển dụng giảng viên, cần đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng cạnh tranh, khách quan, công bằng trên cơ sở tiêu chí tuyển chọn được cụ thể hoá trên từng vị trí công việc. Xây dựng cơ chế hợp đồng dài hạn, không phân biệt giảng viên biên chế và hợp đồng.

- Tạo cơ chế nhằm khuyến khích sinh viên đánh giá đúng mức năng lực và uy tín chuyên môn của đội ngũ giảng viên thông qua việc cung cấp các thông tin của giảng viên để sinh viên được quyền lựa chọn thày dạy theo từng học phần cũng như ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên đó, giúp nhà truờng sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực giảng dạy hiện có cũng như trong tương lai.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Nâng cao năng lực của người lãnh đạo, quản lý và phương pháp quản lý trong nhà trường.

Người lãnh đạo quản lý ở các cấp phải đóng vai trò đầu tầu trong các hoạt động của nhà trường. Vì vậy muốn có sự đổi mới các thành tố trên cũng như trong việc thực hiện các qui định của quy chế 25 thì tư duy, nhận thức và phương pháp quản lý của người lãnh đạo cũng phải đổi mới.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ và năng lực tổ chức thực hiện việc đổi mới về phương pháp quản lý, về tổ chức quá trình đào tạo,

phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định chất lượng đào tạo trong điều kiện sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, tổ chức đào tạo theo hình thức học nhanh/ chậm, học cùng lúc hai chương trình, đặc biệt là khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đặc biệt, nhà trường cần tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ, các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, khảo sát thực tiễn một số trường về kỹ năng, kinh nghiệm quản lý và sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo.

- Nhà trường nên có Đề án toàn diện về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo và quản lý sinh viên trong điều kiện nhà trường tổ chức đào tạo theo theo hệ thống tín chỉ cũng như các loại hình đào tạo theo quy chế 25 như hiện nay.

- Xây dựng và triển khai tích cực các đề án, kế hoạch, chương trình đổi mới phương pháp quản lý trong đào tạo, phương pháp dạy-học, ... ở từng đơn vị trong nhà trường và cho từng môn học. Trong đó, việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo; lựa chọn, sử dụng rộng rãi các phương pháp dạy và học theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học và sử dụng công nghệ thông tin phải được đặc biệt chú trọng.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, đánh giá tổng kết, trao đổi kinh nghiệm quản lý đào tạo, tổ chức giảng dạy, học tập đại học theo các loại hình đào tạo; thăm quan, nghiên cứu các trường có kinh nghiệm trong đào tạo theo các loại hình trên.

- Chuẩn bị nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập.

- Nghiên cứu các hình thức thích hợp cho việc tổ chức và hoạt động cuả các đoàn thể sinh viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 106 - 111)