Thực trạng công tác tổ chức quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 83)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2.4.4. Thực trạng công tác tổ chức quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Mục tiêu khảo sát: Đánh giá của các giảng viên và cán bộ quản lí về

những vấn đề cần quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả tổ chức đào tạo. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp thực hiện hợp lí các vấn đề đặt ra.

Nội dung khảo sát: Giảng viên, CBQL đánh giá về: Kế hoạch đào tạo, cố

vấn học tập, các vấn đề quản lí dạy - học, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lí đào tạo tại trường; đánh giá ưu điểm, nhược điểm.

Công cụ: Phiếu điều tra dùng cho giảng viên, CBQL gồm 8 câu hỏi

Tiến hành điều tra với 100 giảng viên và 45 cán bộ quản lí với nội dung hỏi theo phiếu điều tra và kết quả đánh giá được tổng hơp như sau:

TT Tiêu chí Hiệu quả

Tốt Trung bình Kém

SL % SL % SL %

1 Lập kế hoạch đào tạo 68 46,9 65 44,8 12 8,3

2 Cố vấn học tập 29 20 48 33,1 68 46,9

3 Xếp thời khóa biểu 92 63,4 42 29 11 7,6

4 Đăng ký học, thi 23 15,9 63 43,4 59 40,7

5 Tổ chức và quản lý thi 75 51,7 59 40,7 11 7,6

6 Quản lý giảng dạy 64 44,1 72 49,7 9 6,2

7 Quản lý giảng đường 78 53,8 59 40,7 8 5,5 8 Sử dụng phần mềm edusoft 99 68,3 41 28,3 5 3,4

Bảng 2.5: Thống kê hiệu quả của công tác tổ chức quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: đa số các CBGV đều đánh giá các tiêu chí đạt mức tương đối tốt trở lên (trên 91%), trừ 2 tiêu chí về cố vấn học tập và đăng kí môn học (2 tiêu chí này đang nằm ở mức thấp cũng phản ánh đặc thù của tổ chức đào tạo tín chỉ tại Trường Đại học Trần Đại Nghĩa). Vai trò công nghệ thông tin trong quản lí đào tạo nói chung đặc biệt trong quản lí đào tạo theo tín chỉ là rất quan trọng, việc sử dụng phần mềm edusoft của trường chỉ được đánh giá ở mức khá tốt (68,3%).

- Việc triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo (trung bình trở lên 91%): để chuẩn bị cho năm học 2010-2011 Trường đã phối hợp với các Khoa xây dựng lịch học cho từng học kỳ và thông báo kịp thời để sinh viên đăng ký môn học. Do chương trình đào tạo năm thứ nhất chủ yếu là các môn chung và các môn liên ngành nên việc xây dựng Lịch học chưa có nhiều khó khăn. Tuy vậy, việc xây dựng Lịch học thực sự đa dạng cho các môn học còn nhiều lúng túng, do cùng lúc tồn tại hai phương thức niên chế và tín chỉ, hơn nữa giảng viên của trường quá ít nên khó có khả năng mở thêm các môn học trước. Việc xây dựng lịch học triển khai theo đúng tiến độ nên không ảnh hưởng đến việc đăng ký môn học của sinh viên.

- Về đội ngũ cố vấn học tập (trung bình trở lên 52,4%): để thực hiện công tác tư vấn cho sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Trường đã triển khai xây dựng đội ngũ cố vấn học tập. Do việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cố vấn học tập và cung cấp các thông tin liên quan đến công tác tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ để đội ngũ này làm công tác tư vấn của mình nên một số cố vấn học tập của một số khoa chưa làm tốt công việc giúp sinh viên đăng ký môn học và xây dựng kế hoạch học tập của từng học kỳ. Hơn nữa do bận giảng dạy và nhiều công tác khác nên nhiều giảng viên cố vấn học tập chưa đầu tư nhiều công sức cho công việc này; một số người vẫn làm theo kiểu giáo viên hướng dẫn trước đây, chỉ quan tâm khi tổ chức đăng ký môn

học và chưa tư vấn được gì nhiều cho sinh viên. Do đăng ký môn học chưa tốt nên ảnh hưởng đến các công việc tiếp theo của Phòng Đào tạo. Việc tìm kiếm giảng viên cố vấn học tập trong suốt thời gian học tập của SV khá khó khăn vì giảng viên không thường xuyên có mặt tại trường, việc thực hiện liên lạc qua email rất hạn chế vì điều kiện cơ sở vật chất và cách thức làm việc của giảng viên. Cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng công tác này để phát huy tiềm năng của đào tạo tín chỉ.

- Việc xây dựng thời khoá biểu học tập (trung bình trở lên 92,4%) cho các học kỳ và sử dụng phòng học (trung bình trở lên 93,8%): trên cơ sở Lịch học, Phòng Đào tạo đã xây dựng thời khóa biểu cho các môn học để chuyển cho giảng viên và sinh viên. Mặc dù chỉ có một tuần để đăng ký môn học và xây dựng thời khoá biểu nhưng nhờ sự phối hợp khá đồng bộ giữa các bộ phận nên Thời khóa biểu được xây dựng kịp thời và chuyển đến giảng viên người học theo đúng thời gian quy định. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng Phòng Đào tạo đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển Thời khóa biểu đến từng sinh viên, tạo thuận lợi cho người học. Tuy vậy, việc bố trí thời khoá biểu và phòng học cho các lớp vẫn còn những bất cập. Do Trường không có nhiều loại phòng lớn để tổ chức các lớp đông nên việc tổ chức các môn học chung vẫn còn những lúng túng, nhiều lớp do tuyển sinh cao hơn chỉ tiêu dự kiến nên phải học trong những phòng học thiếu chỗ ngồi làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Cần tiếp tục nghiên cứu để đưa thêm nhiều phòng học lớn vào sử dụng nhằm giải quyết tình trạng thiếu phòng học hiện nay.

- Về việc tổ chức thi học kỳ (trung bình trở lên 91%): theo quyết định của Ban Giám hiệu việc tổ chức thi học kỳ của hệ đào tạo tín chỉ giao cho Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng của Trường đảm nhận. Hiện tại vẫn chưa có văn bản nào quy định vê việc tổ chức thi, chức năng của các đơn vị trong tổ chức thi theo hệ thống tín chỉ. Việc tổ chức thi vẫn diễn ra như thi

theo niên chế. Việc tổ chức chấm thi được triển khai với sự phối hợp của các Khoa, Bộ môn. Tuy vây, do giảng viên bận nhiều công việc nên việc chấm thi còn muộn, làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc tổ chức thi lại cho SV thiếu điểm và việc đăng ký môn học cho học kỳ tiếp theo. Việc thực hiện quy định về kiểm tra đánh giá theo Quy định 43 được thực hiện khá tốt. Điểm đánh giá được quản lý tại Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng.

- Việc sử dụng phần mềm edusoft để quản lý đào tạo (tốt 68.3%): thực hiện chủ trương của BGH về việc đưa phần mềm này vào triển khai quản lý đào tạo thời gian qua Phòng Đào tạo và các phòng, ban có sử dụng phần mêm đã có nhiều cố gắng trong công việc này và thu được những kết quả bước đầu. Nhiều đợt chuyển giao công nghệ được triển khai, các cán bộ đã cố gắng thâm nhập để hiểu sâu phần mềm nhằm tạo thuận lợi khi áp dụng trong thực tế. Phần mềm này đã góp phần tích cực vào việc xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý điểm, quản lý học sinh - sinh viên… Tuy vậy, do tính chất phức tạp của phần mềm, do tồn tại nhiều phương thức đào tạo nên việc đồng bộ dữ liệu đã mất khá nhiều thời gian và có những bất cập khi thực hiện. Cần tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Việc phối hợp giữa các đơn vị trong tổ chức quản lý và triển khai đào tạo về cơ bản là tốt. Các đơn vị đã hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc triển khai các đầu mối quản lý nhìn chung là tương đối hợp lý, ít có hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trong công việc. Tuy vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để sự phối hợp thật sự nhịp nhàng và có hiệu quả cao hơn nữa. Đây đó vẫn còn thấy sự quá tải dẫn đến việc chậm tiến độ của một số công việc.

2.4.5. Thực trạng đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w