Thực trạng về đội ngũ CBGD và chuyên viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thốngtín chỉ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 91 - 93)

- Yêu cầu thực tiễn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2.4.8.Thực trạng về đội ngũ CBGD và chuyên viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thốngtín chỉ

Hiện nay Nhà trường có 10 tiến sĩ, số giảng viên của Trường có trình độ sau đại học chiếm tỉ lệ trên 80%, đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường phần lớn có độ tuổi 35 đến 55 chiếm trên 60% có trình độ sau đại học, đã phát huy vai trò tích cực và hoạt động có hiệu quả.

Trường đã tập huấn và có tài liệu hướng dẫn chi tiết về tổ chức và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ; tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm trong đội ngũ

cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên với sự tham gia, hướng dẫn của các chuyên gia nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên hiểu đúng và đầy đủ về hệ thống tín chỉ.

Đa số các giảng viên đã được tập huấn về các phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá tiên tiến như yêu cầu của hệ thống tín chỉ và có kỹ năng sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại. Bên cạnh đó cũng có một số giảng viên chưa hiểu hoặc hiểu một cách cứng nhắc về phương pháp dạy học tích cực nên có hiện tượng đi từ thái cực này sang thái cực khác: có không ít giảng viên đi từ chỗ chỉ thiên về phương pháp đọc – chép hoặc diễn giảng đến chỗ phủ định sạch trơn các phương pháp và thủ thuật đứng lớp truyền thống. Giảm số lượng giờ dạy nhưng không cắt xén chương trình, đó là phương châm của những nhà thiết kế chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nhiệm vụ này không dễ thực hiện, nhất là khi giảng viên phải tự mò mẫm để thích nghi với hệ thống đào tạo mới. Vì thế, không ít giảng viên chọn cách làm dễ nhất là dạy đến hết giờ trên lớp, phần chương trình còn lại giao cho sinh viên tự học. Vì thế, việc tinh giản chương trình đào tạo chỉ còn mang ý nghĩa thuần tuý là cắt giảm giờ dạy một cách máy móc.

Các chuyên viên của các phòng, ban đã được trang bị kiến thức về phương thức quản lý theo hệ thống tín chỉ, về kỹ thuật xây dựng thời khoá biểu môn học theo đăng ký của người học và hệ thống phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng công việc ấy. Việc sử dụng công nghệ thông tin để quản lý đào tạo theo trong hệ thống tin chỉ là rất quan trọng nhưng vẫn còn một số cán bộ quản lý ỏ một số phòng ban trình độ công nghệ thông tin vẫn rất hạn chế.

Đội ngũ cố vấn học tập đã được hình thành, bắt đầu phát huy tác dụng trong vai trò hướng dẫn sinh viên về đăng ký môn học, về các mặt sinh hoạt, học tập … đặc biệt đối với nhóm sinh viên mới vào trường. Có thể nói, công việc này được tiến hành với hoàn cảnh vừa làm vừa rút kinh nghiệm để bổ

sung cho hoàn cảnh để bổ sung cho hoàn chỉnh. Nhiều cố vấn học tập được giao nhiệm vụ nhưng không thực hiện đến nơi đến chốn hoặc làm cho có hình thức, thậm chí không biết rõ quy chế trong đào tạo đang được áp dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học trần đại nghĩa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 91 - 93)