Quản lý công tác phát triển đội ngũ G

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 32)

Nghị quyết hội nghị lần thứ ba của BCH TW khoá VIII khảng định “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Quy hoạch đội ngũ là bản luận chứng khoa học về công tác phát triển đội ngũ, nó góp phần xác định hướng đi của nhà trường về công tác tổ chức nhân sự, tăng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra các quyết định, phục vụ công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đồng thời là cơ sở điều khiển, điều chỉnh hoạt động quản lý, chỉ đạo của nhà trường. Do đó muốn làm tốt công tác xây dựng và phát triển đội ngũ phải làm tốt công tác quy hoạch.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ phải căn cứ vào quy hoạch cụ thể và chiến lược phát triển nhà trường từng thời kỳ và giai đoạn cụ thể. Căn cứ vào thực trạng đội ngũ so với trình độ theo chuẩn chức danh nhà nước quy định, để lập quy hoạch.

- Phải kế hoạch hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, tức là phải cụ thể hoá theo từng học kỳ, năm học, cho từng khoa, từng bộ môn, làm rõ bồi dưỡng kiến thức gì, cho ai và vào thời gian nào, hình thức tiến hành v.v. Như vậy chúng ta sẽ chủ động được kế hoạch công tác và chủ động sắp xếp được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo được sự hoạt động bình thường của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tuyển chọn bổ sung giảng viên: Cần cụ thể hoá được công tác tuyển chọn bổ sung giảng viên, ví dụ bộ môn nào, chuyên ngành nào cần phải bổ sung, bổ sung bao nhiêu và bổ sung vào thời gian nào. Cụ thể hoá, công khai hoá tiêu chuẩn lựa chọn, phương thức quy trình tuyển ... Đồng thời cần có cách làm mềm dẻo, linh hoạt, không gây phiền hà và có cơ chế thu hút người giỏi đến với nhà trường để nhanh chóng củng cố được đội ngũ.

- Phải tạo ra nguồn lực (nhất là nguồn lực tài chính) để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã lập. Ví dụ như chi phí tuyển dụng (Thông tin, quảng cáo, tuyên truyền, thậm chí kể cả việc cử cán bộ đi tìm người giỏi về trường), chi phí hỗ trợ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên.

- Phải kiên quyết trong chỉ đạo và triển khai thực hiện quy hoạch kế hoạch đã xây dựng. Tránh tình trạng “Đánh trống bỏ dùi”, quy hoạch một đường làm một nẻo, được chăng hay thế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 32)