Quản lý công tác đánh giá xếp loại thi đua, khen thương, kỷ luật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 37)

kỷ luật

Trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ở nhiều trường thiếu giảng viên, mất cân đối, không ổn định và hạn chế chất lượng đội ngũ là vì đời sống của các thầy cô giáo nhiều khó khăn thiếu thốn, thu nhập không đảm bảo cuộc sống. Mức chênh lệch khá lớn so với những người cùng năng lực trình độ nhưng công tác ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác. Điều đó dẫn đến tình trạng một bộ phận giảng viên vừa dạy học vừa phải bươn chải ngoài xã hội để kiếm thêm thu nhập, lo cho cuộc sống bản thân, gia đình. Tình trạng đó đã ảnh hưởng xấu đến đội ngũ giảng viên và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Vì vậy việc xây dựng và thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với giảng viên có ý nghĩa hàng đầu trong các chính sách đối với giáo dục, vì giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.

Để thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên, nhà trường cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy định chế độ chính sách có tính nền tảng như: Chế độ công tác giảng viên, định mức lao động của nhà giáo, các quy định về quản lý chuyên môn ... đồng thời phải tổ chức thực hiện tốt các quy định này.

- Đảm bảo tốt các quyền lợi vật chất cho giảng viên như chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp giảng viên, chế độ thanh toán vượt giờ, khen thưởng giảng viên dạy giỏi, chế độ trang bị điều kiện làm việc cho giảng viên, chế độ nghỉ ngơi, tham quan học hỏi kinh nghiệm...

- Quan tâm và thực hiện tốt đến quyền lợi tinh thần cho giảng viên như việc xét cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài, biểu dương, khen thưởng những thầy cô giáo có thành tích xuất sắc, xét và đề nghị phong tặng các danh hiệu cao quý giành cho nhà giáo kịp thời và dân chủ công khai.

Đặc biệt các chế độ chính sách nhà nước quy định phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời, vận dụng một cách mềm dẻo vào điều kiện cụ thể của trường, làm sao có tác dụng động viên khích lệ các thầy cô giáo, nhất là chế độ hỗ trợ cho những người tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Chế độ tiền lương, tiền thưởng phải phản ánh đúng năng lực, trình độ của họ. Tránh tình trạng bình quân chủ nghĩa trong công tác tiền thưởng cũng như phân chia các quyền lợi khác.

Kết luận chương 1

Thông qua phần “Cở sở lý luận về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề ”. Tác giả đã tìm hiểu các nội dung có liên quan đến Đề tài và đã đi đến kết luận:

+ Chất lượng đội ngũ giảng viên là thành tố quan trọng, tiên quyết, quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy nghề nói riêng.

đến Đề tài nghiên cứu, như: Nhà trường, Trường cao đẳng nghề, Giảng viên dạy nghề (Giảng viên KT), quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý đội ngũ GV, chất lượng, chất lượng đội ngũ GV…

+ Đã làm sáng tỏ được vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ GV, chất lượng ĐNGV có tác động trực tiếp đến chất lượng GD – ĐT, đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa và đến khả năng phát triển của nhà trường.

+ Đã đưa ra được ý tưởng nghiên cứu, thông qua các nội dung quản lý nâng cao CL ĐNGV trường cao đẳng nghề phù hợp với thực tế của đất nước ta hiện nay, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp trong quá trình nghiên cứu.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 37)