- Quy mô đào tạo:
T ên đơn vị
2.4.2.6. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giảng viên
Trong những năm gần đây do mở rộng loại hình đào tạo Nhà trường như đào tạo ngắn hạn dạy nghề cho nông thôn, dạy và cấp giấy phép lái xe các hạng đã có những khoản thu ngoài ngân sách nhà nước, bằng nhiều hình thức tiết kiệm mỗi tháng Nhà trường đã chi phúc lợi cho mỗi CBGV từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng; vào dịp lễ tết mỗi CBGV được thưởng 1 tháng lương; hàng năm Công đoàn trường đều tổ chức để
CBGV được đi tham quan du lịch một lần; trong cuộc sống thường ngày mỗi khi gia đình CBGV có công việc hiếu, hỷ Nhà trường cũng đã tổ chức chia vui, động viên, thăm hỏi kịp thời.
Đồng thời với việc chăm lo về vật chất và tình cho giảng viên hiện tại nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, có chính sách khuyến khích những cán bộ giảng viên có thành tích cao trong công tác, có ý trí vươn lên trong học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn chưa nhất quán chưa tạo được niềm tin đối với cán bộ giảng viên .
2.4.2.7. Thực trạng quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
QL hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn( giảng dạy và GD người học). - Học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tham quan thực tế, học hỏi đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của các trường. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức họp giao ban, khoa, tổ bộ môn để nắm tình hình chung. Tổ chức hội thảo các chuyên đề.
- Ngoài ra QL hoạt động của GV cần phải QL theo kế hoạch, tổ chức phân công( QL theo hành chính) và đồng thời chỉ đạo, kiểm tra đánh giá mọi hoạt động của GV.
- Lập kế hoạch: Kế hoạch dự giờ, hội giảng; kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Kế hoạch thi GV giỏi, mô hình sáng tạo,… cấp khoa, cấp trường; Công tác QL sinh viên tổ chức phân công ( quản lý theo hành chính).
- Triển khai những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đúng tiến độ. Trong quá trình thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị để điều chỉnh kịp thời, hợp lý.
- Ban giám hiệu các phòng chức năng có liên quan chỉ đạo các hoạt động giảng dạy, giáo dục sinh viên phát huy sáng kiến, kỹ thuật, các hoạt động căn cứ vào quy chế chuyên môn.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ, tháng, quý, năm như hoạt động kiểm tra quy chế giảng dạy( lên lớp, hồ sơ giảng viên, điểm số).
Căn cứ vào tiến độ và xem GV có thực hiện đúng tiến độ hay không? Và căn cứ vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm để xét và phân loại, và đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Qua kết quả thăm dò về quản lý hoạt động của GV, ta nhận thấy rằng trong thời gian qua, nhà trường đã làm tốt công tác QL hoạt động của GV. Bên cạnh đó việc phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý GV, công việc nên kế hoạch tuần, quý, tháng, năm vẫn mang tính chất chung chung. Do đó trong thời gian tới nhà trường sẽ có những giải pháp cải tiến các công việc này.
2.4.2.8. Công tác đánh giá, thi đua - khen thưởng
Công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ giảng viên được thực hiện hàng tháng, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm. Nhưng nhìn chung kết quả đạt được còn rất hạn chế vì các tiêu chí đánh giá xếp loại chưa cụ thể cho các đối tượng bình xét, việc tổ chức triển khai còn có tưởng bình quân , do đó chưa đánh giá sát năng lực của mỗi người, chưa thực sự phân loại rõ ràng; trong quá trình thực hiện còn nể nang không đánh giá, phân loại được CBGV yếu kém; còn mang tính hình thức, các phong trào triển khai thiếu sự phối hợp, không đồng bộ,
đặc biệt thiếu sự nhất quán đo đó không tạo được niềm tin, thiếu động lực đối với CBGV.
Bảng 2.7 : Danh hiệu giảng viên giỏi các cấp
Năm học Tổng số giảng viên Cấp quốc gia Cấp tỉnh Cấp trường 2007-2008 85 2 3 13 2008-2009 85 3 5 14 2009-2010 87 2 6 16
(số liệu phòng Tổ chức –hành chính Trường cung cấp, tháng 12/2010)
Bảng 2.8 : Kết quả danh hiệu thi đua của cán bộ, giảng viên hàng năm
Năm học Tổng số CBGV Chiến sĩ thi đua Lao động giỏi Hoàn thành nhiệm vụ 2006-2007 120 36 80 4 2007-2008 120 34 81 5 2008-2009 120 40 75 5 2009-2010 120 36 78 6
(số liệu phòng Tổ chức –hành chính Trường cung cấp, tháng 9/2010)
Nhận xét: Nhìn chung, Nhà trương đã chú trọng đến việc quản lý tạo động lực làm việc cho ĐNCBGV bằng nhiều hình thức, song các chế độ chính sách vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự nhất quán do; trang thiết bị phục vụ cho toàn bộ lĩnh vực đào tạo của trường hiện nay còn thiếu, đa số trang thiết bị đã cũ và lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu học và thực tập của học sinh hiện nay, đặc biệt Nhà trường rất ít khi trang bị được sản phẩm công nghệ mới mang tính cập nhật, do vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến động lực được nghiên cứu khoa học, đổi mới nội dung chương trình dạy học. việc sử dụng công nghệ thông tin mới chỉ ở mức độ trao đổi, phổ biến các quy chế, quy định làm việc, chưa đạt được yêu cầu khai thác tri thức phục vụ cho giảng dạy.