Một số nội dung QL đội ngũ GV ở trường CĐN Kỹ thuật Việt-Đức Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 69)

- Quy mô đào tạo:

T ên đơn vị

2.4.2. Một số nội dung QL đội ngũ GV ở trường CĐN Kỹ thuật Việt-Đức Nghệ An

Việt-Đức Nghệ An

2.4.2.1. Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất cho đội ngũ giảng viên

Qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ đều xây dựng nghị quyết và chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất cho đội ngũ giảng viên, hàng tháng, hàng quý đảng ủy và Chi bộ qua sinh hoạt thường kỳ đã tập trung lãnh đạo và đặt lên hàng đầu về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất cho đội ngũ giảng viên nói riêng và công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên phải làm thường xuyên liên tục bằng các giải pháp cụ thể như: quan tâm đến việc mở các lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng cho những GV có chí hướng phấn đấu tốt, tạo điều kiện cho họ sớm đứng vào hàng ngũ của Đảng CSVN, cử CB, GV đi học các khóa chính trị sơ cấp, trung cấp tại trường Chính trị tỉnh, thông qua các khóa học tư tưởng nhận thức của CB- GV đă chuyển biến nâng lên rõ rệt . Thực hiện cuộc vân động “Học tập tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh ” nhà trường đã mời ban tuyên giáo tỉnh , các nhà nghiên cứu về Hồ Chủ Tịch về nói chuyện chuyên đề về Bác để mọi người hiểu và làm

theo tấm gương của Bác. Tuy nhiên trong triển khai công việc còn thiếu sự chủ động, chưa có kế hoạch đồng bộ, thường xuyên. Một số Đảng viên, cán bộ quản lý nhận thức còn đơn giản vấn đề, chưa thực sự được coi trọng, coi việc này là của Bí thư, của thủ trưởng đơn vị. Một số Đảng viên còn ỷ lại cho cấp ủy và người quản lý trong việc nắm bắt diễn biến tư tưởng của đội ngũ GV, người lao động và của HSSV, chưa chủ động báo cáo, đề xuất cách giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm. Chưa thể hiện tốt vai trò của người Đảng viên nên hiệu quả cuộc vận động “Học tập tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh ” chưa cao , chưa đạt được như yêu cầu của Đảng đặt ra .

2.4.2.2. Quản lý công tác quy hoạch phát triển đội ngũ

* Về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ lãnh đạo

Hàng năm Nhà trường đã tổ chức đánh giá cán bộ giảng viên trong toàn trường bằng nhiều kênh khác nhau như: Phát phiếu thăm dò đánh giá năng lực GV thông qua nhiều đối tượng, trong đó có cả học sinh – sinh viên, sau đó tổng hợp và xử lý số liệu để biết được từng GV, cũng như đội ngũ GV còn hạn chế mặt nào từ đó để có giải pháp khắc phục, rà soát thực trạng về số lượng cũng như chất lượng năm trước để xây dựng quy hoạch để bổ sung cho năm sau, lựa chọn những người có năng lực có uy tín đưa vào quy hoạch mới, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ phẩm chất và năng lực.

Cùng với việc quy hoạch, công tác bổ nhiệm, phân công, phân nhiệm cũng luôn được chú trọng tạo cơ hội cho những GV trẻ được bổ nhiệm bình đẳng như mọi người.

Tuy nhiên, việc quy hoạch đội ngũ chưa thông qua đào tạo bồi dưỡng bài bản, đúng quy trình thường xuyên, mới chỉ dừng lại ở mức độ tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân do vậy trong đội ngũ đã được quy hoạch, cũng như các vị trí lãnh đạo các phòng, khoa, đoàn thể vẫn có những

người chưa thực sự vững vàng, thiếu sự chuyên nghiệp trong công việc. Dưới đây là các qui trình trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển CB và GV của nhà trường đã được triển khai:

Quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp phòng, khoa:

+ Cấp uỷ, lãnh đạo Nhà trường họp thống nhất chủ trương, giới thiệu nhân sự;

+ Thông qua hội nghị giao ban về chủ trương của Cấp uỷ, Lãnh đạo Nhà trường;

+ Tổ chức hội nghị cán bộ viên chức lấy phiếu tín nhiệm;

+ Cấp uỷ, Lãnh đạo Nhà trường họp thống nhất xem xét kết quả phiếu tín nhiệm nhân sự;

+ Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm.

- Kết quả quy bổ nhiệm viên chức lãnh đạo gai đoạn từ năm 2007 đến nay:

+ Năm 2007 bổ nhiệm 04 giảng viên làm quản lý khoa ,phòng + Năm 2008 bổ nhiệm 05 giảng viên làm quản lý khoa, phòng trong đó bổ nhiệm lại là 03 người;

+ Năm 2009 bổ nhiệm 04 giảng viên làm quản lý khoa ,phòng + Năm 2010 các vị trí quản lý do giảng viên kiêm nhiệm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và ổn định do đó Nhà trường không thực hiện việc bổ nhiệm hay bổ nhiệm lại.

* Về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Thực trạng về cơ cấu ĐNGV của trường hiện nay đang mất cân đối giữa các khoa nghề, song do nhiều nguyên nhân việc quy hoạch phát triển đội ngũ đang gặp nhiều khó khăn.

- Về công tác quy hoạch để nâng cao trình độ cho ĐNGV thiếu đồng bộ, phần lớn xuất phát từ nhu cầu cá nhân ít phục vụ cho chiến lược phát triển của nhà trường; trong một ngành có nhiều người đi học sau đại

học, bên canh đó lại có những ngành không có người đi học; hoặc có những người đi học văn bằng 2 không nằm trong quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.

- Về việc công tác quy hoạch để đảm bảo cơ cấu giữa các ngành nghề: do có sự dịch chuyển liên tục về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, nên các ngành nghề đào tạo của nhà trường cũng biến động theo dẫn đến việc quy hoạch đội ngũ theo cơ cấu là không thực hiện kịp thời theo nhu cầu đòi hỏi được.

Nhận xét: Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ được xác định là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ CBGV nhà trường nói chung và ĐNGV nói riêng, do đó công tác quản lý đã được quan tâm, song kết quả đạt được chưa cao, đặc biệt công tác quản lý phát triển ĐNGV mới chỉ phát triển về số lượng mà chưa phát triển về chất lượng.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường thì việc lập kế hoạch để đội ngũ giảng viên có thời gian đi thực tế, thực nghiệm là rất cần thiết, ngoài hình thức tổ chức theo chuyên đề thì đội ngũ giảng viên cần đầu tư thời gian nhiều cho việc tự học để nâng cao năng lực cá nhân về mọi mặt .

2.4.2.3. Công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên

* Tuyển dụng tiếp nhận cán bộ, giảng viên

Việc tuyển dụng giảng viên, lao động hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc đủ người để làm việc, đồng thời phải đảm bảo chất lượng và quyền lợi của người lao động. Hiện nay Nhà trường đang áp dụng các căn cứ pháp lý để thực hiện là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Nghị định 121/2006/NĐ - CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định

116/2003/NĐ-CP; Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 2 năm 2004 của bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP; Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và 121/2006/NĐ-CP và Thông tư số 02/2008/ TT-BNV ngày 03 tháng 3 năm 2008 của Bộ nội vụ về việc sủa đổi điểm b khoản 1 mục I của Thông tư số 04/2007/TT-BNV.

Giai đoạn từ năm 2007 đến nay Nhà trường đã tiếp nhận, tuyển dụng giảng viên như sau :

- Năm 2007 Trường được Tỉnh giao chỉ tiêu biên chế 85 người, trong năm có 04 người về hưu còn 81 người, thiếu 04 người. Sau khi cân đối cơ cấu ngành nghề nhà trường đã lập phương án và tuyển dụng 04 người: 01 giảng viên Tiếng Anh, 01 giảng viên nghề Điện , 01 giảng viên nghề Công nghệ Ô-Tô , và 01 giảng viên Chính trị -Pháp luật

Năm 2008 Trường được Tỉnh giao chỉ tiêu biên chế 85 người, trong năm có 6 người về hưu còn lại có 79 người, thiếu 06. sau khi cân đối cơ cấu ngành nghề nhà trường đã tiến hành lập phương án và tuyển dụng 06 người: 01 giảng viên Tiếng Anh, 02 giảng viên Công nghệ Ô-tô, 01 giảng viên Ngành điện, 01 giảng viên nghề Cơ khí và 01 CB Phòng Đào tạo.

- Năm 2009 chỉ tiêu biên chế của Nhà trường vẫn là 85, trong năm có 02 người về hưu, nhà trường đã lập phương án và tuyển dụng 05 người: 01 giảng viên Tin học , 02 giảng viên nghề Kỹ thuật xây dựng, 02 giảng viên nghề Công nghệ Ô-Tô .Sở dĩ có tuyển quá chỉ tiêu biên chế là do số lượng tuyển sinh các nghề có nhu cầu học tăng đột biến ở các nghề như : Công nghệ Ô-tô, Kỹ thuật xây dựng

- Năm 2010 đội ngũ cán bộ giảng viên Nhà trường ổn định, nên không thực hiện việc tuyển dụng thêm.

* Tuyển dụng lao động hợp đồng

Từ năm 2007 đến nay hoạt động đào tạo của nhà trường phát triển mạnh, do nhu cầu người học nghề tăng mạnh từ đó nhu cầu về giảng viên cũng tăng lên trong khi đó biên chế của trường không được tăng, nên việc hợp đồng lao động đã trở thành nhu cầu mang tính thường xuyên đối với trường, ngoài việc hợp đồng GV giảng dạy, trường còn phải tuyển hợp đồng cho một số công việc ở bộ phận phục vụ...Đây là công việc thực sự cần thiết và cần phải thực hiện một cách hợp lý, khoa học để vừa đảm bảo đủ lao động để giải quyết công việc, nhưng cũng phải bảo đảm được chất lượng và hiệu quả đặt ra.

Việc tuyển lao động hợp đồng đã trường đã tiến hành thực hiện đúng luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động; cùng với biên chế được giao thì những người ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với Nhà trường được xác định là lực lượng cơ hữu, cụ thể như sau:

Năm 2008 tuyển lao động hợp đồng có thời hạn với 5 người, trong đó có 3 giảng viên bao gồm: 01 giảng viên Ngoại ngữ, 02 giảng viên Ngành điện, 01 giảng viên Công nghệ Ô -Tô .Năm 2009 tuyển lao động hợp đồng có thời hạn là 4người, trong đó có 03 giảng viên bao gồm: 01 giảng viên Giáo dục thể chất , 01 giảng viên tin học , 01 giảng viên cho khoa học cơ bản.

Từ năm 2010 đến nay nhu cầu về giảng viên là ổn định nên Nhà trường không tuyển dụng thêm lao động hợp đồng.

Nhận xét: Với biên chế được giao hàng năm cố định là 85 người, để đáp ứng yêu cầu phát triển, mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo Nhà trường đã phát huy quyền tự chủ theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Nghị định 43 ngày 25/4/2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập khá hợp lý trong việc tuyển dụng CB,giảng viên, hợp đồng lao động vào các vị trí phù hợp nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của trường đi vào quy chuẩn đúng với các quy định của “Điều lệ trường dạy nghề nhà nước ” và cũng là tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên giờ có giảng dạy đủ giờ chuẩn vừa có thời gian học tập nâng cao trình độ thạc sỹ chuyên nghành đang giảng dạy , sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài giang, nghiên cứu khoa học sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong nhà trường

2.4.2.4. Thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên

Để công tác QL hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV đạt kết quả cao thì một biện pháp không thể thiếu được đối với các nhà QL là phải nâng cao nhận thức về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV. Vì, chỉ khi có nhận thức đúng đắn thì ĐNGV mới có thái độ và hành động đúng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Thực tế trong những năm qua, nhà trường chưa quan tâm nhiều đến việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho GV về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân mà phần lớn là tham gia các hoạt động bồi dưỡng khi nhà trường yêu cầu hoặc mở lớp bồi dưỡng. Nhà trường chưa tổ chức được các hoạt động nhằm khơi dậy những tiềm năng, khám phá những điều mới mẻ trong mỗi con người; làm cho họ hiểu rõ vai trò của người GV đối với sự nghiệp đào tạo của nhà trường; chưa khơi dậy niềm say mê tìm hiểu chuyên môn, nghiệp vụ; thấy được sự cần thiết phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho bản thân khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần thực sự chiếm ưu thế.

Mục tiêu công tác đào tạo, bồi dưỡng GV những năm qua là nhằm nâng cao trình độ cho ĐNGV theo tiêu chuẩn chức danh. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng GV đều tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng cho GV với các nội dung: Chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ.

Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng GV được quán triệt ở các cấp QL. Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm cho GV các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo hệ trung cấp, bao gồm: Chương trình sư phạm bậc 1 và bậc 2, chương trình bồi dưỡng GD đại học. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà trường tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá của các cơ quan QL.

Kết quả là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV đã có nhiều chuyển biến tích cự, số GV đạt chuẩn theo quy định ngày càng tăng lên, mặc dù được tuyển từ nhiều nguồn khác nhau và đa số không được đào tạo để trở thành GV nhưng đến nay phần lớn GV đã có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 và 2, chứng chỉ GD đại học, nhiều GV đã được dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, về tin học, ngoại ngữ,…

Tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới tập trung bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức và tay nghề chuyên môn được thực hiện rất ít, đa đa số GV không được tiếp cận với công nghệ sản xuất mới và thiết bị hiện đại.

2.4.2.5. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là những phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học công nghệ được huy động và sử dụng để đạt mục đích của các hoạt động giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

Hiện nay Nhà trường có 8 xưởng thực hành, với cơ sở vật chất được trang bị như sau:

- Xưởng thực hành gồm có:

+ Xưởng thực hành Cơ khí: Máy mài 2 đá, Êtô, êtô song hành, Máy hàn một pha, Máy hàn Tích, hàn MIX, hàn MAX, Máy tiện, Máy khoan, Bàn nguội, Chạm sắt, Phôi búa…

+ Xưởng thực hành nghề Điện Có máy biến áp - 30A, máy phát điện, mô hình dạy kỹ thuật điện, truyền động điện, Máy biến tần 3 pha, Bàn mạch, MBA hãm 5A, máy phát điện 3 pha…

Các phòng học chuyên môn hóa theo từng Mô đun như: phòng học quấn dây, phòng học mạch chiếu sáng, phòng học điên lạnh, phòng học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w