- Quy mô đào tạo:
T ên đơn vị
2.4.1. Công tác quản lý đội ngũ Giảng viên
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo, Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường đã từng bước hình thành xây dựng quy chế quản lý Giảng viên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản lý đội ngũ giảng viên đã được tiến hành trên nhiều mặt: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; đưa vào nghị quyết của Đảng bộ; bổ sung vào nội quy, quy chế nhà trường; tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên. Việc xây dựng quy chế và quản lý dựa trên Điều lệ của Trường dạy nghề, hệ thống các văn bản của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH... Mục đích đưa các hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường theo một hệ thống, để giảng viên phát huy được năng lực của mình trong hoạt động giáo dục đào tạo. Công tác quản lý còn được thể hiện thông qua kiểm tra đánh giá, có khen chê kịp thời đúng mức, đồng thời chỉ ra phương pháp điều chỉnh, uốn nắn những sai sót lệch lạc trong hoạt động giáo dục đào tạo của giảng viên. Đồng thời thường xuyên bổ sung hoàn thiện quy chế nội bộ cơ quan, có chính sách đãi ngộ hợp lý, xem lao động và đãi ngộ là hai mặt của một chính sách, đây là mối quan hệ nhân quả, chúng vừa là động cơ vừa là mục đích của nhau.
Trong gần 5 năm gần đây, Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức luôn đặt nhiệm vụ đào tạo lên hàng đầu, nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ chủ yếu của Trường trong cơ chế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo nói chung đào tạo
nghề nói riêng thì điều rất quan trọng không thể thiếu được đó là củng cố và xây dựng đội ngũ giảng viên. Xuất phát từ nhận thức trên, hàng năm đội ngũ giảng viên luôn được bổ sung giảng viên trẻ có trình độ theo chuẩn được thay thế giảng viên lớn tuổi về hưu. Với sự kiện toàn, bổ sung điều chuyển một số giảng viên nên hiện nay đội ngũ giảng viên tương đối đồng bộ về cơ cấu, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đi đôi với việc tuyển dụng giảng viên trẻ có trình độ thay thế giảng viên nghỉ theo chế độ, Nhà trường sớm tích cực chủ động bồi đưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng số giảng viên hiện có. Ngay từ năm 2000 Trường đã có kế hoạch chọn cử giảng viên đi học đại học, sau đại học. Có chủ trương phổ cập ngoại ngữ và tin học cho cán bộ, mà trước hết ưu tiên cho Giảng viên, sau đó cho đi học các lớp tập trung ngắn hạn do Sở Lao động TB&XH tổ chức. Kết quả, năm 2002 chỉ có 28% giảng viên có trình độ đại học hoặc tương tương, đến nay 54% có trình độ đại học và sau đại học, còn lại phần lớn có trình độ cao đẳng (số giảng viên này chủ yếu có tuổi đời đã lớn). Đây là một cố gắng rất lớn của Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường, mặc dầu điều kiện khó khăn về kinh phí, về số lượng biên chế, nhưng nhờ quan điểm tư tưởng nhất quán và quyết tâm cao và biết khai thác phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành nên đã giải quyết được cơ bản yêu cầu về trình độ theo mặt bằng quy định của của một trường Cao đẳng nghề.
Về cơ cấu tổ chức Phòng, Khoa được kiện toàn bổ sung tương đối đồng bộ nên thuận lợi trong công tác quản lý giáo dục đào tạo, đặc biệt trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên.
Song song với việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, gửi đi đào tạo, Nhà trường tạo mọi điều kiện cho giảng viên tự học với nhiều hình thức khác
nhau như: hỗ trợ kinh phí, giảm giờ giảng, mua tài liệu để giảng viên tự học tập nghiên cứu...
Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của đội ngũ giảng viên cũng đựơc Nhà trường quan tâm đúng mức. Thông qua kiểm tra đánh giá phân loại được giảng viên để động viên khuyến kích, khen thưởng bằng vật chất kịp thời, đồng thời kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm sai sót trong quản lý điều hành, tạo nên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong tập thể phòng, khoa và các giảng viên.