- Quy mô đào tạo:
T ên đơn vị
2.3.2. Năng lực của đội ngũ Giảng viên
2.3.2.1. Năng lực dạy nghề
Đây là năng lực quan trọng nhất của Giảng viên, để dạy nghề người giảng viên phải có năng lực sư phạm kỹ thuật, hiểu biết tâm lý học sinh, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng
phương tiện dạy học, năng lực tổ chức quản lý dạy học nghề. Hiện nay 100% số giảng viên được đào tạo bài bản về sư phạm. Về năng lực, nhiều giảng viên có thể đáp ứng được yêu cầu. Thông qua việc theo dõi đội ngũ giảng viên Cao đẳng nghề từ Phòng đào tạo và các khoa, thấy bộc lộ những yếu điểm về năng lực giảng dạy như sau :
- Một số giảng viên chưa hiểu hết ý nghĩa, tác dụng của từng bước giáo án, thậm chí có trường hợp xác định sai mục đích, yêu cầu của Bài giảng;
- Vẫn còn có những giảng viên chưa nắm vững các phương pháp dạy học nên lựa chọn phương pháp không phù hợp với nội dung và đối tượng;
- Một số giảng viên sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực với động tác, không hướng dẫn thường xuyên nên học sinh khó hiểu bài, chất lượng dạy học thấp;
- Đa số giảng viên về kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học tiên tiến còn hạn chế, chưa thực sự làm chủ được thiết bị, phương tiễn dạy học.
2.3.2.2. Năng lực giáo dục và tổ chức
Hai năng lực này cùng với năng lực sư phạm, kiến thức và kỹ năng nghề về cơ bản sẽ hình thành nên năng lực sư phạm kỹ thuật của người giảng viên. Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt -Đức hiện nay 100% có trình độ sư phạm bậc 2. Đây là một dấu hiệu tích cực nói lên sự lo lắng chăm sóc tới đội ngũ giảng viên trong những năm gần đây, đa số là giảng viên toàn năng. Tuy nhiên cũng tồn tại những điểm yếu sau:
hạn chế, làm cho quá trình hình thành nhân cách của người lao động kỹ thuật ở học sinh chưa rõ nét.
- Chưa tạo cho học sinh lòng say mê nghề nghiệp.
- Ở một số Giảng viên, một số bộ môn, việc phối hợp hoạt động dạy và hoạt động học chưa lôgic, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
- Việc tổ chức quá trình thực tập, thực hành chưa phù hợp với quy trình hình thành kỹ năng nghề nghiệp nên kết quả chưa cao.
- Việc tổ chức các hoạt động tập thể lớp học để thu hút để thu hút học sinh nghiện còn hạn chế.
2.3.2.3. Năng lực sư phạm kỹ thuật của từng loại GVDN
Như phần trên đã nêu, đội ngũ GVDN Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt -Đức thực tế có 3 loại: Giảng viên lý thuyết, giảng viên thực hành, giảng viên vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành (giảng viên toàn năng), trong đó, giảng viên toàn năng chiếm tỷ lệ 48% là một số liệu đáng tự hào. Số giảng viên này được đào tạo từ các trường Sư phạm kỹ thuật để làm giảng viên dạy nghề hoặc học các trường khác, sau đó trải qua thực tế và tiếp tục thông qua các đợt bồi dưỡng tập trung ngắn hạn, dài hạn để hoàn thiện giảng viên Cao đẳng nghề. Họ vừa có kiến thức chuyên môn vừa có trình độ sư phạm đủ chuẩn để dạy được cả lý thuyết và thực hành. Đây là lực lượng dạy nghề phù hợp nhất.
Giảng viên dạy được lý thuyết, không dạy được thực hành chỉ tồn tại phần lớn ở khoa Cơ khí và rải rác một vài người ở các khoa khác. Số giảng viên này chủ yếu dạy các môn lý thuyết cơ sở có tuổi đời đã lớn, tỷ lệ này không lớn, những giảng viên này nắm vững kiến thức chuyên môn nhưng lại yếu về năng lực thực hành nghề. Khi trở thành Trường Cao
đẳng nghề, phải tập trung chú ý bồi dưỡng thêm cho số giảng viên này. Giảng viên chuyên dạy được thực hành hiện nay của Trường có 16 người (trong đó 12 giảng viên Cao đẳng nghề lái xe ngắn hạn) chiếm tỷ lệ 19%. Số giảng viên này có hạn chế lớn là: khả năng sử dụng ngoại ngữ, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, áp dụng tin học vào dạy học yếu, việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức rất khó khăn.
2.3.2.4. Năng lực bổ trợ của giảng viên Cao đẳng nghề
Năng lực bổ trợ của giảng viên Cao đẳng nghề chủ yếu gồm: Năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và nghiên cứu khoa học trong dạy học.
+ Năng lực sử dụng ngoại ngữ: Hiện nay có 49/82 = 60% tổng số giảng viên có trình độ chứng chỉ ngoại ngữ A trở lên chủ yếu là Anh văn, trong đó chứng chỉ A: 35 Giảng viên = 43%; chứng chỉ B: 6 Giảng viên = 8%; Chứng chỉ C: 2 giảng viên = 2%; Đại học: 5 Giảng viên = 6%. Tuy nhiên đây chỉ là trình độ văn bằng chứng chỉ. Thực tế năng lực sử dụng ngoại ngữ trong dạy học còn là một vấn đề nan giải. Vì sau khi học có được chứng chỉ ít khi sử dụng đến nên bị mai một dần. Năng lực sử dụng ngoại ngữ yếu do những nguyên nhân sau:
- Tuổi đời quá lớn rất khó khăn trong học tập đặc biệt là ngoại ngữ, mặt khác ngoại ngữ lại ít sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
- Phương pháp học tập ngoại ngữ thiếu cơ bản và hệ thống, học ngoại ngữ cốt để có văn bằng, chứng chỉ, nên chưa chú ý đến chất lượng.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
Đội ngũ giảng viên của Nhà trường có trình độ tin học còn quá khiêm tốn. Trình độ A: 12 giảng viên = 15%; Trình độ B: 62 Giảng viên = 76%; trình độ C trở lên: 8 Gíáo viên = 9%. Mặc dầu Trường có 2
phòng học vi tính; các phòng làm việc của cán bộ và phần lớn các khoa có máy vi tính, nhưng giảng viên có khả năng sử dụng tin học vào dạy nghề chỉ chiếm khoảng 11%, chủ yếu chỉ đưa ra giảng dạy những bài đã qua hội giảng các cấp. Chưa tạo nên phong trào kích thích giảng viên sử dụng tin học vào giảng dạy. Mặt khác khả năng thao tác trên máy chưa nhuần nhuyễn, kèm theo việc khắc phục sữa chữa lại hạn chế, một số giảng viên khi máy bị lỗi ngại nhờ ngưới khác khắc phục nên việc khai thác phương tiện thiết bị tin học phục vụ công tác dạy học hạn chế.
+ Năng lực nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học là chức năng quan trọng của các trường cao đẳng, đại học và là một nội dung công tác cần thiết của đội ngũ giảng viên. Công tác NCKH trong nhà trường thường được phân ra theo các cấp độ khác nhau.
Đối với những đề tài thuộc cấp ngành và tương đương nhà trường huy động những giảng viên đầu đàn tham gia, số này chiếm khoảng 10- 15% đội ngũ giảng viên. Số giảng viên này chủ yếu là những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và có hiểu biết tốt, có tư duy sáng tạo.
Những đề tài cấp trường, lực lượng giảng viên tham gia khoảng 40- 50%. Những số còn lại chủ yếu tập trung nghiên cứu bổ sung hoàn thiện bài giảng của mình và đầu tư nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới.
Mặc dù công tác nghiên cứu khoa học như trên đã trình bày là một chức năng quan trọng của nhà trường và là nhiệm vụ của giảng viên, nhưng trước đây là một trường CNKT nên hoạt động NCKH chưa được quan tâm đúng mức, chưa thành nề nếp và kinh phí để hoạt động ít. Vì thế kết quả thu được còn hạn chế. Giảng viên tham gia chưa nhiều, chưa
thành thói quen, nội dung NCKH chủ yếu mới giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học mới. Chưa giải quyết được những vấn đề có tính khoa học cao, đòi hỏi đầu tư nhiều trí tuệ... Đây là những điều hạn chế cần được quan tâm nhiều hơn ở cả góc độ vĩ mô và vi mô của nhà trường trong thời gian tới.
Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu trình bày ở trên, chúng ta có thể đánh giá chung về năng lực của đội ngũ Giảng viên nhà trường như sau;
Ưu điểm : Hầu hết giảng viên đều qua trường lớp đào tạo cơ bản, chủ yếu được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật nên trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm tương đối phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy thực hành, một số được đào tạo từ các trường đại học kỹ thuật khi về trường đã được bổ túc ngay nghiệp vụ sư phạm nên họ cũng nhanh chóng đảm trách được nhiêm vụ giảng dạy theo yêu cầu chuẩn của một giảng viên.
Một số ít giảng viên trưởng thành từ công nhân bậc cao do quá khứ lịch sử phát triển của trường, bù lại những hạn chế về mặt lý thuyết và năng lực sư phạm thì họ lại nổi trội về tay nghề và kinh nghiệm truyền nghề, chuẩn mực đạo đức, tính kiên trì chịu khó, tính kỷ luật, lòng yêu nghề, say mê nghề nghiệp.
Nhược điểm lớn nhất là phần đông cán bộ, giảng viên Nhà trường hiện nay là thiếu khả năng tư duy một cách độc lập và sáng tạo, thoả mãn với việc mình đang làm, chưa đồng tâm cùng toàn trường tiến mạnh xây dựng tiềm lực KH&CN để đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu đào tạo trong xu thế hội nhập.
Khả năng tự nghiên cứu tìm tòi cái mới qua sách báo tài liệu, trên mạng để thường xuyên cập nhật bổ sung vào chương trình, vào bài giảng đảm bảo tính thời sự theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới còn hạn
chế bởi trình độ ngoại ngữ có hạn, khả năng tự đọc, dịch tài liệu nước ngoài, tra cứu phục vụ cho việc cập nhật kiến thức thường xuyên chưa làm được, trừ một số ít giảng viên được cử đi đào tạo dài hạn ở các nước.
Nghiên cứu khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy cũng chỉ đạt ở mức khiêm tốn, phạm vi hẹp, chưa có công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp bộ, công trình nghiên cứu khoa học thiết thực phục vụ công tác giảng dạy nổi bật, mới chỉ dừng lại ở mức các sáng kiến cải tiến từng bài giảng, từng môn học do quá trình giảng dạy phát hiên ra những bất cập đòi hỏi phải cải tiến thay đổi.