Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVDN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 82 - 84)

- Quy mô đào tạo:

3.2.2.Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVDN

T ên đơn vị

3.2.2.Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVDN

triển đội ngũ GVDN

* Mục đích, ý nghĩa:

Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch đội ngũ là bản luận chứng khoa học về công tác phát triển đội ngũ. Nó góp phần xác định hướng đi của nhà trường về công tác tổ chức nhân sự, tăng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra các quyết định, phục vụ công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đồng thời là cơ sở điều khiển, điều chỉnh hoạt động quản lý, chỉ đạo của nhà trường. Do đó muốn làm tốt công tác xây dựng và phát triển đội ngũ phải làm tốt công tác quy hoạch.

Để đảm bảo đủ số lượng giảng viên theo kế hoạch cho từng năm học, luôn chủ động trong lập kế hoạch giảng dạy, hàng năm sẽ có những giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu, vì vậy cần phải có sẵn lực lượng giảng viên để thay thế hoặc một số giảng viên cần phải đi học để nâng cao trình độ

theo nhu cầu và xu thế phát triển của Trường.

* Nội dung và giải pháp quản lý:

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ phải căn cứ vào quy hoạch cụ thể và chiến lược phát triển Nhà trường từng thời kỳ và giai đoạn, cụ thể như: Căn cứ vào thực trạng đội ngũ so với trình độ theo chuẩn chức danh Nhà nước quy định để lập quy hoạch tuyển dụng cho từng năm và đến năm 2015.

- Phải kế hoạch hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, tức là phải cụ thể hoá theo từng học kỳ, năm học cho từng khoa, từng bộ môn, làm rõ bồi dưỡng kiến thức gì cho ai vào thời gian nào, hình thức tiến hành… Như vậy sẽ chủ động được kế hoạch công tác và chủ động sắp xếp được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo được hoạt động đào tạo của Trường ngày càng nâng cao về chất lượng.

Bảng 3.1: Nhu cầu phát triển cán bộ, giảng viên Trường Cao Đẳng nghề kỹ thuật Việt- Đức giai đoạn từ 2011 đến 2015, được xây dụng trên cơ sở Đề án phát triển Nhà trường.

TT Bộ phận 2011 2012 2013 2014 2015

1 Ban giám hiệu 2 3 3 4 4

2 P. TC – HC 17 12 12 12 12 3 P. Đào tạo 8 6 6 6 8 4 P. Kế hoạch vật tư 4 4 4 4 5 5 P. Tài vụ 5 6 6 6 6 6 P. CT HSSV và giới thiệu việc làm 3 4 4 5 6 7 P. Nghiên cứu KH và liên kết ĐT 3 3 3 3 8 P. đánh giá kỹ năng nghề 3 3 3 3 9 K. Điện 15 16 17 18 22 10 K. CN ôtô 12 13 14 17 20 11 K. Cơ khí 11 12 13 14 15

12 K. Xây dựng 8 10 12 12 14 13 K. SC, VH máy thuỷ 6 10 12 16 14 K. CN thông tin 4 5 6 8 15 K. Kinh tế 3 3 5 7 16 K. ĐT lái xe 18 24 26 26 28 17 K. KHCB 20 21 22 23 24 Tổng 123 150 163 176 200

(Số liệu đề án phát triển Trường Cao Đẳng nghề kỹ thuật Việt- Đức Nghệ An giai đoạn 2011-2015 )

- Tăng số lượng đội ngũ giáo, cán bộ quản lý lên 200 người (đến năm 2015) trong đó:

- Chất lượng: + 100% có trình độ Đại học + 40% có trình độ Thạc sỹ + 5% có trình độ tiến sỹ

100% giảng viên có chứng chỉ sư phạm dạy nghề, 30 % có khả năng dạy bằng tiếng Anh.

+ Cơ cấu đội ngũ:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 82 - 84)