- ĐDBD : Đa dạng hình thức bồi dưỡng
3.4. Khảo sát mức độ thiết thực và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng nghề
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức Nghệ An
Để khảo sát mức độ thiết thức và tính khả thi của các biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt -Đức Nghệ An, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học giáo dục, kết hợp phương pháp chuyên gia tiến hành lập phiếu xin ý kiến từ 100 người, bao gồm các đối tượng khác nhau: Chuyên viên phòng Dạy nghề Sở LĐTB & XH, Lãnh đạo, trưởng phó các đơn vị, giảng viên chủ yếu trong Nhà trường và một số cán bộ quản lý ở các trường trong tỉnh, với nội dung: sự cần thiết và tính khả thi
triển khai các biện pháp. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2: Khảo sát mức độ thiết thực và tính khả thi của các biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Giảng viên
TT Nội dung khảo sát
Mức cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 01 Làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV hiện nay. 28 72 0 18 82 0 02 Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên
56 44 0 45 55 0
03 Nâng cao hiệu quả tuyển dụng, sử dụng ĐNGV
70 30 0 78 22 0
04 Khuyến khích giảng viên thường xuyên nghiên cứu cải tiến, áp dụng các tiến bộ khoa học phục vụ giảng dạy
56 44 0 42 45 3
05 Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Giảng viên. dạy
- Bồi dưỡng dài hạn 18 76 6 13 79 8 - Thực hành sản xuất,
thực tập, tham quan 9 91 0 11 82 7
- Hội thảo hội giảng 32 66 3 28 69 3
- Tự bồi dưỡng 6 84 10 4 78 18
06 Đổi mới công tác quản lý trong việc thực hiện tốt chế độ chính sách và quyền lợi vật chất, tinh thần cho ĐNGV.
70 30 0 26 74 0
Từ kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, cho thấy các giải pháp đưa ra đều được đánh giá tương đối cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Điều đó đã phần nào chứng minh được sự đúng đắn của giả thuyết khoa học và kết quả nghiên cứu của Đề tài.
Kết luận chương 3:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển ĐNGV trong các nhà trường đào tạo. Đồng thời, nghiên cứu, đánh giá thực trạng về ĐNGV và thực trạng công tác quản lý phát triển ĐNGV của Trường , tác giả đã đề xuất ra 6 giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng, tương hỗ nhau và được các cán bộ QL, GV của Nhà trường đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Do vậy, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp này với sự quyết tâm và đồng thuận của toàn thể cán bộ, GV nhà trường chắc chắn sẽ đem lại kết quả cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giảng viên là lực lượng giữ vai trò có tính quyết định chất lượng
và sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT, đồng thời cũng là lực lượng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng nhà trường vững mạnh, góp phần xây dựng CNH-HDH đất nước. Vì vậy việc QL để nâng cao chất lượng ĐNGV là hết sức cần thiết nhằm nâng cao trình độ cho ĐNGV về nghiệp vụ sư phạm, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành vững vàng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể xác định các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV theo các phương pháp QL hoặc theo nội dung của công tác bồi dưỡng đội ngũ. Việc sử dụng các giải pháp đòi hỏi xem xét và vận dụng tốt các mối quan hệ của chúng trong tương tác với giải pháp và phương pháp bồi dưỡng GV.
ĐNGV của nhà trường rất đa dạng về đối tượng và cơ cấu trình độ. Lực lượng chính trong đội ngũ hiện nay là những người có trình độ thạc sỹ, đại học và số còn lại là trình độ cao đẳng .
- Năng lực ĐNGV của trường còn nhiều bất cập. Mỗi đối tượng có những khó khăn, hạn chế riêng mà không chỉ thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao có thể đáp ứng ngay được.
- Năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ và khả năng NCKH của ĐNGV còn nhiều hạn chế.
- Công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV của trường kỹ thuật Việt– Đức trong những năm qua đã đạt được những thành tích nhất định và thực sự góp phần đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, kết quả
đào tạo được nâng lên, nhà trường phát triển về quy mô cũng như chất lượng. Tuy nhiên, công tác QL vẫn còn một số tồn tại trong việc kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng ĐNGV, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV nhà trường trong giai đoạn mới; đầu tư cho công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng …vì vậy, cần phải đề ra các giải pháp QL có tính khoa học, tính khả thi nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại, đưa công tác QL nhà trường, đặc biệt nâng cao chất lượng QL hoạt động bồi dưỡng ĐNGV trong nhà trường.
Các kết quả nghiên cứu về thực trạng nêu trên trong công tác QL của trường kỹ thuật Việt– Đức là các luận cứ thực tiễn vừa làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận ở chương 1, vừa là luận cứ để đề ra các giải pháp QL hữu hiệu, tối ưu, khoa học, mang tính khả thi cao để thực hiện tốt hơn công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV. Từ đó đưa chất lượng ĐNGV chuyển biến một bước, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cảu nhà trường đồng thời phục vụ sự nghiệp CNH-HDH của đất nước.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực trạng công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường, xuất phát từ đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV, đó là:
1. Làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV hiện nay;.
2. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triể n đội ngũ GVDN;
3. Nâng cao hiệu quả tuyển dụng, sử dụng ĐNGV;
4. Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Giảng viên; 5. Khuyến khích giảng viên thường xuyên nghiên cứu cải tiến, áp
dụng các tiến bộ khoa học phục vụ giảng dạy;
6. Đổi mới công tác quản lý trong việc thực hiện tốt chế độ chính sách và quyền lợi vật chất, tinh thần cho ĐNGV.
Các giải pháp nói trên bổ sung, nhấn mạnh cho giải pháp QL đang thực hiện của các cấp QL ở trường nhằm khắc phục những tồn tại, thúc đẩy công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường tiến thêm một bước.
Tóm lại, các giải pháp đề xuất ở trên là do kết quả nghiên cứu và thăm dò của các chuyên gia, những người đã có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn QLGD. Do đó, những giải pháp mà chúng tôi đề xuất có tính thực tế cao và chắc chắn khả thi. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV của trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt- Đức Nghệ An, nhà trường cần phải tiến hành các giải pháp QL một cách đồng bộ và có hệ thống trong công tác QL. Tuy nhiên, có thể tùy từng hoàn cảnh, từng thời điểm mà quan tâm nhấn mạnh đến biện pháp này hay biện pháp khác.
2. Kiến nghị
Như trên đã trình bày, GV là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy, việc xây dựng các giải pháp QL nâng cao chất lượng ĐNGV trở nên hết sức quan trọng. Từ nghiên cứu thực trạng công tác QL nâng cao chất lượng ĐNGV, chúng tôi xin có một số khuyến nghị sau: