Những khó khăn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 77)

- Quy mô đào tạo:

2.5.2.Những khó khăn

T ên đơn vị

2.5.2.Những khó khăn

- Là trường trực thuộc Sở Nội vụ do địa phương quản lý nên kinh phí cấp cho hoạt động hàng năm quá eo hẹp, khó khăn, đặc biệt trong nguồn kinh phí xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, như kinh phí theo chương trình mục tiêu mặc dầu đã được cấp có thẩm quyền là Bộ Lao động TB&XH duyệt cấp nhưng khi về đến Tỉnh cũng bị điều phối, bớt xén, cơ sở vật chất của Trường, các trang thiết bị, dụng cụ máy móc phục vụ dạy học chậm được hoàn thiện và đổi mới cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của giảng viên và chất lượng đào tạo.

- Chỉ tiêu biên chế cho giảng viên quá ngặt nghèo, định biên đã được duyệt nhưng khi giảng viên nghỉ chế độ, tuyển dụng thêm giảng viên khác để thay thế đưa vào danh sách biên chế cũng có khó khăn. Từ đó, số biên chế theo chỉ tiêu cũng không đáp ứng được yêu cầu, việc bố trí giảng viên thay nhau đi học nâng cao trình độ nói chung cũng gặp không ít khó khăn.

- Việc mất cân đối về số lượng giảng viên giữa các khoa, giữa các bộ môn dẫn đến giảng viên dạy vượt giờ, hoặc thiếu giờ chuẩn, có giảng viên phải dạy một số môn chưa thực đúng với chuyên môn được đào tạo, những điều đó phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

- Số giảng viên lớn tuổi với số năm công tác còn lại không nhiều có biểu hiện trì trệ trong tham gia các hoạt động ngoại khóa khác.

- Kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên còn hạn chế, còn nhiều cơ chế ràng buộc nên Trường chưa chủ động được kế hoạch.

- Công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa có tín hiệu gì sảng sủa vừa do kinh phí vừa do thời gian hạn chế không đủ điều kiện để thực hiện nên chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường.

- Định mức về chế độ công tác Giảng viên, chế độ quản lý và những vấn đề liên quan đến giảng viên không được điều chỉnh, bổ sung kịp thời, quá lạc hậu, không sát với thực tế. Điều đó tác động tiêu cực đến đội ngũ giảng viên và công tác quản lý đội ngũ Giảng viên, khó thu hút người tài giỏi làm giảng viên, cũng làm ảnh hưởng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chất lượng đào tạo.

- Đời sống giảng viên nhìn chung còn thấp so với mặt bằng thu nhập của nhiều ngành nghề khác. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường tác động làm cho một bộ phận giảng viên của nhà trường chưa yên tâm gắn bó với nghề nghiệp.

Kết luận ch ươ ng II :

Qua số liệu thống kê và nội dung đã đề cập ở trên cho ta thấy thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức hiện nay là:

+ Về số lượng và chất lượng: Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức Nghệ An hiện nay đang bất cập so với quy mô đào tạo và nhiệm vụ được giao đối với Nhà trường, chi tiết cụ thể về những hạn chế, yếu kém chúng tôi đã làm rõ ở phần nhận xét, đánh giá thực trạng ở trên.

+ Về cơ cấu: Do cơ chế chính sách thu hút người giỏi còn có mặt hạn chế nên đội ngũ giảng viên mặc dù có thay đổi chất lượng và được bổ sung số lượng nhưng chưa đảm bảo về cơ cấu, mất cân đối về số lượng giảng viên giữa các khoa, giữa các bộ môn, giáo viên có tay nghề giỏi… để đáp ứng như yêu cầu đặt ra của công tác đào tạo đối với một trường cao đẳng nghề. Hơn nữa xu thế hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nói riêng với sự phát triển khoa học và công nghệ của thế giới ngày nay đòi hỏi đội ngũ giảng viên cần phải đổi mới cả số lượng và chất lượng là cần thiết.

Vì vậy, để nâng cao được chất lượng đội ngũ GV Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức với thực trạng như ở trên, cần phải nghiên cứu đề ra các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt -Đức là cấp thiết và phù hợp với xu thế phát triển của một trường Cao đẳng nghề.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 77)