Dễ phát hiện nhƣng khó xử lý

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 86)

8. Bố cục của đề tài

2.4.2Dễ phát hiện nhƣng khó xử lý

2.4.2.1 Số vụ phát hiện và xử lý còn ít

Hiện tượng là rất nhiều nhưng việc phát hiện và xử lý liên quan chuyển giá là rất ít so với tổng số doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế nói chung và doanh nghiệp báo lỗ liên tục 3-5 năm nói riêng.

Tính đến thời điểm tháng 02 năm 2012, trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ có khoảng 11 trường hợp vi phạm liên quan hoạt động chuyển giá bị “phát hiện” và xử lý, trong đó hầu hết tập trung ở Cục Thuế (10 trường hợp), Cục Hải quan (01 trường hợp). Các đơn vị còn lại trong địa bàn tỉnh như Công an, An ninh kinh tế, Quản lý thị trường,…chưa có công bố số liệu vi phạm cụ thể.

Bảng 2.22: Số vụ vi phạm liên quan hoạt động chuyển giá tại Bình Dƣơng (2009-02/2012)

Đơn vị nghiệp quản lý Số doanh Số trƣờng hợp phát hiện So sánh

Cục Thuế Bình Dương 2.070 10 0,48%

Cục Hải quan Bình Dương 3.197 1 0,03%

[Nguồn: Tác giả thu thập và tổng hợp]

2.4.2.2 Phân tích nguyên nhân vấn đề

Theo ông Lê Xuân Vinh - Phó phòng tham mưu, tổng hợp - Cục Thuế Bình Dương thì hoạt động chuyển giá “nhìn vào là biết chứ không cần phải phát hiện” nhưng thực tế công tác xử lý lại rất khác bởi những lý do như:

+ Chưa có cơ sở pháp lý, chế tài rõ ràng, vững chắc liên quan đến việc xử lý chống chuyển giá.

+ Hoạt động của doanh nghiệp là hết sức tinh vi. Họ hoàn toàn chủ động và có nhiều lý do để biện minh hành động của mình.

+ Chưa có sự phối kết hợp tốt giữa các cơ quan ban ngành trong ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế.

Trong quá trình đấu tranh với các doanh nghiệp về giá giao dịch cũng như xử lý vi phạm liên quan hoạt động chuyển giá, cơ quan thuế chưa thể áp dụng các biện pháp cứng rắn mà chỉ dừng lại ở việc giải thích, vận động và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác trong việc xác định lại giá giao dịch liên kết theo giá thị trường nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của doanh nghiệp gắn với thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

2.4.3 Mới chỉ quản lý, điều chỉnh đƣợc đối với các giao dịch đơn giản và dựa vào chính dữ liệu phát sinh trong doanh nghiệp dựa vào chính dữ liệu phát sinh trong doanh nghiệp

Bước đầu đã kiểm soát và xác lập được danh sách các doanh nghiệp FDI trên địa bàn có giao dịch liên kết và phân loại danh sách các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá trên cơ sở các các hồ sơ, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp chứ chưa thể mở rộng điều tra, xác minh thêm.

2.5 Đánh giá kết quả trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng 2.5.1 Kết quả đạt đƣợc 2.5.1 Kết quả đạt đƣợc

Bảng 2.23: So sánh số liệu xử lý vi phạm liên quan chuyển giá doanh nghiệp FDI tại Bình Dƣơng năm 2011

Chỉ mục Chỉ mục So

sánh

Số doanh nghiệp FDI kiểm tra thuế tại Cục Thuế BD

200

Số doanh nghiệp phát hiện chuyển giá

6 3% Số vụ xử phạt VPHC cả Cục Thuế 176 Số vụ xử phạt liên quan chuyển giá 6 3.41% Số tiền phạt VPHC cả Cục Thuế (tỷ đồng) 20,752 Số tiền phạt VPHC về chuyển giá (tỷ đồng) 0,155 0.75% Số tiền phạt VPHC khối FDI (tỷ đồng) 13,221 Số tiền phạt VPHC về chuyển giá (tỷ đồng) 0,155 1.18% Số tiền truy thu thuế cả

Cục Thuế (tỷ đồng) 76,648 Số tiền truy thu từ chuyển giá (tỷ đồng) 0,649 0.85% Số tiền truy thu khối FDI

(tỷ đồng) 18,443 Số tiền truy thu từ chuyển giá (tỷ đồng) 0,649 3.52% [Nguồn: 6]

Qua một số kết quả ban đầu đạt được tuy số lượng phát hiện, xử lý chưa nhiều, nhưng đã có tác động lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp và về phía cơ quan thuế cũng đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác chống chuyển giá, bước đầu tạo niềm tin từ nội bộ ngành trong lĩnh vực mới này.

Việc triển khai lồng ghép thí điểm công tác chống chuyển giá gắn với công tác quản lý thuế, kiểm tra, thanh tra thuế các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài từ tháng 6 năm 2011 tại Cục Thuế Bình Dương đã thu được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Cơ quan thuế đang từng bước kiểm soát và quản lý được giao dịch liên kết trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn, chưa phát sinh các trường hợp khiếu kiện, thắc mắc sau công tác kiểm tra. Điều này đã tạo tiền đề cho cơ quan khác tiếp tục triển khai công tác chống chuyển giá trong thời gian tới.

2.5.2 Những vấn đề phát sinh cần tiếp tục nghiên cứu 2.5.2.1 Doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn 2.5.2.1 Doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn

Nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách ân hạn nộp thuế xuất khẩu để nhập ồ ạt lượng lớn hàng hoá về nước trong thời gian ngắn, sau đó, lợi dụng thời gian ân hạn thuế 275 ngày đối với loại hình nhập sản xuất xuất khẩu và 30 ngày đối với nhập kinh doanh, các doanh nghiệp nhanh chóng mua bán trao tay hoặc đưa vào sản xuất và xuất bán thành phẩm, rồi sau đó bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, giải thể doanh nghiệp hoặc xuất cảnh để trốn thuế.

Theo đại diện Phòng Thuế xuất nhập khẩu - Cục Hải quan Bình Dương, đối với các doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ, bỏ trốn, ngưng hoạt động, có dấu hiệu tẩu tán tài sản, Cục Hải quan Bình Dương đã áp dụng nhiều biệp pháp cưỡng chế, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Trong các biện pháp áp dụng, việc xác minh tài khoản của doanh nghiệp được thực hiện nhiều nhất, với 44 trường hợp, số tiền thuế ước tính lên đến trên 10 tỷ đồng nhưng hầu hết số dư tài khoản còn lại chỉ vài chục ngàn đồng, nên mới chỉ ban hành quyết định cưỡng chế được 13 trường hợp, với số tiền thuế truy thu ước khoảng 3,65 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền truy thu trên chỉ là kết quả trên lý thuyết vì thực tế các trường hợp khi áp dụng được biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản thì số tiền còn lại để trích nộp thuế sau khi giải quyết các khoản nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ưu tiên liên quan: tiền lương, tiền vay ngân hàng,…không còn là bao nhiêu, thậm chí không đủ. Cá biệt có trường hợp, số dư tài khoản có thể trích được ít tiền thì ngân hàng lại cho biết doanh nghiệp đang nợ phí dịch vụ lớn hơn số dư tài khoản nên không thể trích nộp thuế cho cơ quan Hải quan.

2.5.2.2 Điều chuyển lợi nhuận từ nơi có chi phí thuế thấp sang nơi có chi phí thuế cao

Bên cạnh đó, qua thực tế triển khai thực hiện và phân tích về bản chất của hoạt động chuyển giá, Cục Thuế nhận thấy hoạt động chuyển giá ở Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng không chỉ đơn thuần là việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có chi phí thuế cao sang nơi có chi phí thuế thấp hơn mà nó còn bao gồm cả chiều ngược lại do công ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc chuyển lợi nhuận để thực hiện chiến lược kinh doanh đã được công ty mẹ xây dựng từ trước. Qua công tác thanh kiểm tra tại một số doanh nghiệp FDI cho thấy, mặc dù họ đang được hưởng ưu đãi thuế về thuế (miễn, giảm, ưu đãi về thuế suất) nhưng vẫn thực hiện hành vi chuyển giá. Đây chính là điểm mới cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu thêm.

2.6 Một số hạn chế, khó khăn tồn tại trong công tác quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển giá của cơ quan chức năng động chuyển giá của cơ quan chức năng

Chống chuyển giá hiện nay là một thách thức đầy khó khăn trong công tác quản lý thuế tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Những khó khăn xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

2.6.1 Thiếu cơ sở dữ liệu giá so sánh phục vụ chống chuyển giá

Thực tế hiện nay khi có phát sinh dấu hiệu doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá qua việc kê khai giá đầu vào và đầu ra không phù hợp thì việc dựa vào căn cứ nào để nhận định việc kê khai của doanh nghiệp là không đúng và nếu có thì mức độ tin cậy như thế nào, nguồn khai thác từ đâu đó là một trong những nguyên nhân khiến cho việc một số doanh nghiệp không đồng tình với việc ấn định giá của cơ quan thuế.

Hiện tại cơ quan thuế chỉ có thể thu thập thông tin về giao dịch liên kết của các doanh nghiệp từ 3 nguồn thông tin: Giấy chứng nhận đầu tư, Báo cáo tự kê khai thông tin giao dịch liên kết của doanh nghiệp và Báo cáo kiểm toán.

+ Thông tin cung cấp từ Giấy chứng nhận đầu tư thường bị hạn chế do chỉ cung cấp được thông tin về các bên liên kết không thể hiện được các giao dịch trong kỳ phát sinh đối với các bên liên kết.

+ Thông tin từ Báo cáo tự kê khai thông tin giao dịch liên kết của doanh nghiệp bị hạn chế do phụ thuộc vào tính trung thực khi kê khai của doanh nghiệp.

+ Đối với Báo cáo kiểm toán, các thông tin cung cấp mang tính độc lập, trung thực cao và theo chuẩn mực kiểm toán và kế toán yêu cầu phải trình bày và thể hiện đầy đủ thông tin quan hệ giao dịch liên kết trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chế độ báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp không mang lại đầy đủ thông tin như yêu cầu, phần lớn các doanh nghiệp có trình bày phần thông tin quan hệ giao dịch liên kết, hiện cũng còn nhiều doanh nghiệp né tránh không phản ảnh giao dịch liên kết.

Việc quy định giá tính thuế chưa được rõ ràng ngoài việc gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định, so sánh với bán của của doanh nghiệp, còn tạo tâm lý ức chế, không hài lòng với việc áp lại giá tính thuế của cơ quan thuế từ phía doanh nghiệp.

Qua thực tế công tác kiểm tra đã chứng minh rõ ràng việc “lỗ giã, lãi thật” là có thật nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều không thừa nhận việc kinh doanh lãi của mình với nhiều lý do biện minh như theo đại diện Công ty TNHH Sung Shin Vina thì mặt hàng mà doanh nghiệp nhập nguyên liệu cũng như sản xuất là mặt hàng đặc thù, không có mặt hàng tương tự để so sánh. Do vậy, doanh nghiệp khá băn khoăn khi cơ quan thuế áp mức giá thị trường để xác định lại doanh thu.

Đại diện Công ty TNHH Sung Shin Vina kiến nghị cần có nguồn dữ liệu về giá rõ ràng hơn để tính thuế bởi rất nhiều doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đặc thù. Còn hiện nay “cơ quan thuế tính sao chúng tôi nghe vậy chứ chưa có thời gian để đi hỏi lại cho kỹ”.

Hay việc Cục Thuế Bình Dương cho rằng giá nhập về của công ty là quá cao nhưng khi công ty cung cấp đầy đủ hóa đơn thì cơ quan thuế không chấp nhận. “Cơ quan thuế cứ nói công ty chúng tôi kê khai mua cao bán thấp nên dẫn đến số liệu lỗ”, đại diện Công ty TNHH Myung Jin Vina cho biết.

2.6.2 Cơ sở pháp lý chƣa đảm bảo rõ ràng, đầy đủ và thống nhất cả về mặt hƣớng dẫn quản lý lẫn chế tài xử lý đủ sức răn đe. hƣớng dẫn quản lý lẫn chế tài xử lý đủ sức răn đe.

 Xét ở cấp độ văn bản luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Hiện tại, mới chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá. Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư (Thông tư 66/2010/TT-BTC) nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

 Trong quản lý đầu tư hiện nay, chưa có biện pháp giám sát, chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu không còn khả năng hoạt động liên tục (lỗ liên tục nhiều năm chiếm gần hết vốn hoặc lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu...) nhằm tránh những hậu quả không tốt đối với nền kinh tế.

 Chưa có quy định quản lý rõ ràng về giá đối với trường hợp các dự án đầu tư góp vốn bằng tài sản, máy móc thiết bị.

 Ngoài ra, một số quy định trong các văn bản còn chưa thật sự bám sát, phù hợp với yêu cầu thực tế:

Trong qui trình kiểm tra thuế 528/QĐ-TCT chưa đề cập đến việc kiểm tra các doanh nghiệp có văn bản đề nghị kiểm tra thuế trong các trường hợp:

+ Kiểm tra quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài khi làm thủ tục đóng mã số thuế.

+ Doanh nghiệp di chuyển địa điểm kinh doanh sang địa phương khác.

+ Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động...

Trong quy trình kiểm tra thuế 528/QĐ-TCT có nêu trường hợp ấn định về thuế nhưng chưa qui định rõ trình tự, thủ tục ấn định nên rất khó thực hiện trong thực tế.

Chính sự chưa rõ ràng trong quy định pháp luật nên doanh nghiệp dựa vào đó để biện minh cho những sai phạm của mình. Trả lời câu hỏi “Vì sao doanh nghiệp thấy lỗ mà vẫn bán, vẫn mở rộng sản xuất?”, đại diện Công ty TNHH Myung Jin Vina cho biết: “Có nhiều lý do từ công ty mẹ nên không biết hết. Nhưng cái gì cũng thế, bán cho công ty mẹ cũng phải ưu đãi hơn!?’’.

Việc khung pháp lý chưa hoàn thiện nên việc áp dụng các biện pháp, chế tài cứng rắn đối với vi phạm của doanh nghiệp là điều chưa thể thực hiện được. Việc xử lý chỉ mới dừng lại ở việc động viên khuyến khích các doanh nghiệp tự kê khai, điều chỉnh giá bán cho gần sát với giá thị trường.

2.6.3 Năng lực quản lý của các cơ quan còn hạn chế

Trình độ trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tinh vi và “cao siêu” hơn rất nhiều so với trình độ quản lý của cơ quan chức năng nên những phát hiện vừa qua chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Thời gian qua công việc của các bộ công chức chủ yếu là vừa làm vừa học tập, rút kinh nghiệm. Hầu hết, cán bộ công chức chỉ mới bước đầu nắm bắt được công việc, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, việc triển khai công tác này đến các phòng ban, các bộ phận chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất.

Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thừa hành chưa đáp ứng yêu cầu công việc, cũng như trình độ trốn thuế của các doanh nghiệp. Do còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên công việc chủ yếu là vừa làm vừa tự đúc kết, hoàn thiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình kiểm tra thuế QĐ 528/QĐ-TCT quy định thời gian tiến hành thông báo cho doanh nghiệp để giải trình, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến phân tích đánh giá rủi ro thường kéo dài thời gian: [10]

+ Theo quy trình kiểm tra thông báo lần 1: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo.

+ Thông báo lần 2: không quá 05 năm ngày làm việc kể từ khi thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo.

Trong năm 2011, Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế dựa theo tỷ lệ trên tổng số doanh nghiệp đang quản lý nhưng không dựa vào

thực tế nguồn nhân lực hiện có tại từng địa phương và không xét đến quy định về thời gian giải trình của doanh nghiệp qua hai lần thông báo của cơ quan thuế quy định trong Quyết định 528/QĐ-TCT.

2.6.4 Số lƣợng và mức độ các giao dịch liên kết của doanh nghiệp FDI ngày càng đa dạng, phức tạp càng đa dạng, phức tạp

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp kê khai giao dịch liên kết còn ở mức thấp, số liệu và thông tin kê khai vẫn chưa đầy đủ và chưa đạt yêu cầu theo quy định. Cụ thể như trong số 1.425 doanh nghiệp kê khai nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế năm 2010 chỉ có 253 doanh nghiệp kê khai thông tin giao dịch liên kết theo mẫu của

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 86)