Thực hiện chế độ miễn giảm tiền thuê đất

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 112)

8. Bố cục của đề tài

3.3.4.5 Thực hiện chế độ miễn giảm tiền thuê đất

Miễn giảm tiền thuê đất, tăng thời gian miễn giảm tiền thuê đất tại các KCN, cụm KCN, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển để đảm bảo phát triển cân bằng giữa các khu vực.

Giá thuê đất ở các KCN Bình Dương quá cao. Đây là nguyên nhân chính khiến hơn một nửa số dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép ở Bình Dương trong năm

2003 nằm ngoài các KCN. Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, điểm yếu này vẫn chưa thể khắc phục được vì vướng mắc trong khâu đền bù tỏa, khiến cho chi phí tăng cao.

Hiện tại các KCN Bình Dương là một trong những địa phương có giá thuê đất cao, đứng hàng thứ 4 sau: KCX Tân Thuận (100 USD/m2/năm), KCN Tân Bình, KCX Linh Trung (Tp.Hồ Chí Minh), KCN Vietnam – Singapore (Bình Dương): 70 USD/m2/năm. Tiền thuê đất của các khu công nghiệp tăng cao làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Việc giá thuê đất tăng quá nhanh cũng chính là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp tỏ ý băn khoăn khi có quyết định đầu tư tại Bình Dương. [Nguồn: 26]

3.3.4.6 Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá, khuyếch trƣơng hình ảnh, thƣơng hiệu đến ngƣời tiêu dùng trong nƣớc

Sở Công Thương, Sở Khuyến công nên phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh tài trợ, tổ chức nhiều hội chợ giới thiệu sản phẩm “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, các chương trình vận động người tiêu dùng với chính sách “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, tạo điều kiện để hàng hóa của doanh nghiệp được tham gia các chương trình phát động của Chính phủ như bình ổn giá hay đưa hàng Việt về với vùng sâu, vùng xa,…góp phần giúp các doanh nghiệp FDI tiêu thụ thật nhiều sản phẩm ngay tại Việt Nam.

Một khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều hơn từ việc tiêu thụ sản phẩm ơ chính thị trường nội địa như việc sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ xe gắn máy của một số hãng nổi tiếng như: Honda, Yamaha, SYM, Suzuki,…họ sẽ đầu tư thực sự thay vì chuyển giá như hiện nay.

3.3.4.7 Hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo và giải quyết tranh chấp lao động

Các trung tâm đào tạo, dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng trong địa bàn tỉnh thông qua các Trung tâm xúc tiến việc làm, Sở khuyến công,..tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu một số ngành nghề như: điện, điện tử, sản xuất máy móc, thiết bị,…như việc để hỗ trợ nhà đầu tư về nguồn nhân lực kỹ thuật cao,

Chính phủ hai nước Việt Nam – Singapore đã tài trợ cho VSIP xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt Nam – Singapore. Ở đây sinh viên được đào tạo từ 6 tháng đến 3 năm với chương trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Singapore. Mỗi năm, trường cung ứng khoảng 500 công nhân kỹ thuật trên các lĩnh vực như bảo trì điện, bảo trì cơ khí, chế tạo máy, sữa chữa ô tô và kế toán cho các khách hàng của VSIP.

Liên đoàn lao động cùng các tổ chức công đoàn cơ sở phối hợp Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh cần chủ động đối thoại và kịp thời nắm bắt tình hình, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đồng thời tuyên truyền vận động và tham gia giải quyết các vụ việc liên quan các hoạt động đình công trái pháp luật của công nhân lao động bùng phát gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

3.3.4.8 Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế thuế

Việc áp dụng các chế tài mạnh, đánh vào kinh tế của doanh nghiệp bằng các mức tiền phạt thật nặng ở thời điểm này là không hoàn toàn thích hợp, bởi các nhà đầu tư vào các nước đang phát triển như Việt Nam hiện tại với lợi thế ưu đãi đầu tư (miễn giảm thuế) để tìm lợi nhuận, mà giờ lại bị mất những lợi thế ưu đãi này, họ sẽ chuyển đầu tư sang nước khác.

Điều này càng không thể thực hiện “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, mặc dù so với một số tội phạm kinh tế khác như: buôn lậu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới,…chỉ với trị giá hàng hóa từ 100 triệu đồng trở lên là có thể bị truy tố hình sự trong khi hoạt động chuyển giá có tính chất tinh vi, số tiền thuế gian lận rất lớn, từ vài trăm đến vài chục tỷ đồng nhưng cũng chưa có chế tài xử lý mang tính cưỡng chế cao được.

Với tất cả những điều trên, công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp hiểu và chấp hành tốt pháp luật thuế là một giải pháp không thể thiếu với các nội dung cơ bản sau:

+ Trong công tác xác định giá giao dịch liên kết cần động viên khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai điều chỉnh giá bán phù hợp “gần”với giá thị trường.

+ Chứng minh cho nhà đầu tư thấy khi họ chịu đầu tư lâu dài thay vì chỉ để chuyển giá, họ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn: có được thương hiệu, nhãn hiệu bền vững, tăng doanh thu, lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương,..

+ Tăng cường công tác truyên truyền pháp luật thuế trong cộng đồng doanh nghiệp, đặt biệt là Thông tư số 66/2010/TT-BTC, ngày 22/10/2010 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên doanh giữa các bên có quan hệ liên kết để doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng.

+ Vận động, kêu gọi doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hữu quan trong công tác cung cấp thông tin chứng minh hoạt động chuyển giá của các cá nhân, đơn vị là đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hàng. Tiến tới, đề xuất việc doanh nghiệp được hưởng tỷ lệ % số tiền thuế được truy thu từ chính các đối thủ cạnh tranh nếu cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh hoạt động chuyển giá của họ.

+ Có chính sách khen thưởng và tôn vinh nhiều và rộng rãi hơn nữa những doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế để làm gương cho các doanh nghiệp khác.

3.3.5 Nhóm giải pháp về tăng cƣờng nguồn nhân lực chống chuyển giá 3.3.5.1 Bổ sung số lƣợng biên chế cán bộ công chức làm công tác kiểm tra 3.3.5.1 Bổ sung số lƣợng biên chế cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thanh tra thuế, trong đó có công tác chống chuyển giá

Năm 2011, Cục Thuế Bình Dương quản lý khoảng 2.036 dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đăng ký hơn 14 tỉ USD, hơn 2.070 doanh nghiệp đang hoạt động. Kế hoạch kiểm tra được giao năm 2011 là 200 doanh nghiệp, tăng 67% so với năm 2010.

Trong khi về tổ chức Phòng kiểm tra thuế số 3 (đơn vị phụ trách khối doanh nghiệp FDI) được phân bổ số lượng cán bộ công chức chỉ là 30 đồng chí, trong đó cán bộ lãnh đạo phòng là 05 và cán bộ công chức là 25.

Mặt khác, theo Quy trình kiểm tra thuế theo Quyết định số 528/QĐ-TCT quy định thời gian tiến hành thông báo cho doanh nghiệp để giải trình, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến phân tích đánh giá rủi ro thường kéo dài thời gian:

+ Kiểm tra thông báo lần 1: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo.

+ Kiểm tra thông báo lần 2: không quá 05 năm ngày làm việc kể từ khi thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo.

Trong năm 2011, Tổng Cục Thuế giao chỉ tiêu kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế dựa theo tỷ lệ trên tổng số doanh nghiệp đang quản lý nhưng không dựa vào thực tế nguồn nhân lực hiện có tại từng địa phương và không xét đến quy định về thời gian giải trình của doanh nghiệp qua 2 lần thông báo của cơ quan thuế quy định trong QĐ 528/QĐ-TCT.

Việc xác minh, kiểm tra giao dịch liên kết của các doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và nhân lực.Với những gì đang diễn ra, có lẽ như công việc đang trở nên quá tải với đội ngũ cán bộ công chức thừa hành hiện tại.

3.3.5.2 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức

Có nhiều lý do khiến cho việc phát hiện và xử lý hoạt động chuyển giá chỉ là “phần nổi của tảng băng”, trong đó cũng phải kể đến là trình độ trốn thuế của các doanh nghiệp FDI cao siêu hơn rất nhiều so với trình độ quản lý thuế của cơ quan chức năng.

Để khắc phục yếu điểm này, bên cạnh số lượng cán bộ được bổ sung đòi hỏi phải thường xuyên bồi dưỡng tập huấn, đào tạo kỹ năng kiểm tra thuế nhất là công tác phân tích Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế cho lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế.

Muốn vậy thì trong công tác quy hoạch, đào tạo hàng năm của các đơn vị, cơ quan nên thực hiện:

+ Đề ra mục tiêu, chỉ tiêu đào tạo hàng năm cụ thể, rõ ràng.

+ Đối với cán bộ chủ chốt hay cán bộ quy hoạch vào vị trí lãnh đạo phụ trách công việc chống chuyển giá phải có Đề án thuyết trình thể hiện năng lực và tính hiệu quả ứng dụng của đề tài.

3.3.5.3 Thành lập Tổ chuyên trách phụ trách chống chuyển giá

Rõ ràng chuyển giá không phải là hành vi vi phạm pháp luật thuế đơn giả mà nó thể hiện mức độ nghiêm trọng và tính chất tinh vi cao. Vì vậy, việc thành lập bộ phận, tổ chuyên trách phụ trách công tác chống chuyển giá là hết sức cần thiết. Như thế, chúng ta mới có thể đi vào hoạt động chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn.

Ở đây, Tổ chuyên trách cần phải được mở rộng thầm quyền điều tra, xác minh, mua tin và chế độ kinh phí phục vụ công tác, kể cả điều tra, xử lý các vi phạm có tính chất phức tạp, phạm vi rộng, liên quan đến đối tác ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3.3.5.4 Có chế độ phụ cấp, khen thƣởng, kỷ luật minh bạch

Bên cạnh lương cần có chế độ phụ cấp công việc đặc thù cho cán bộ làm công tác chống chuyển giá, cũng như những khen thưởng, động viên kịp thời, xứng đáng đối với những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác.

Ngoài ra, để hạn chế những tiêu cực phát sinh trong việc cán bộ thừa hành cấu kết tiếp tay với doanh nghiệp trong việc làm sai lệch giá trong giao dịch kinh doanh thì cần phải có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng, thậm chí có thể xử lý hình sự tùy theo mức độ và hành vi thực hiện.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Công tác kiểm tra chống chuyển giá là công việc đầy khó khăn và thách thức mà nếu chỉ ở góc độ một mình địa phương tỉnh Bình Dương thì không thể thực hiện được. Nó cần có sự chung tay góp sức của nhiều cơ quan, địa phương và các quốc gia. Trong phạm vi bài nghiên cứu và cũng từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả đã đưa ra một số giải pháp trước mắt chỉ cố gắng kiểm soát các hoạt động chuyển giá, hướng nó theo một chiều hướng tích cực nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của doanh nghiệp gắn với thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, chứ chưa thể ngăn chặn, triệt tiêu được.

Nhìn chung, các giải pháp trong phạm vi bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở tính chất là các giải pháp tình thế cấp thiết, “cầm triệu chứng” chứ chưa thể giải quyết tận gốc nguyên nhân cũng như hậu quả của hoạt động chuyển giá gây ra. Trên cơ sở những giải pháp mang tính cấp thiết nhằm góp phần kiểm soát hoạt động chuyển giá trong thời gian này: kiểm soát giao dịch liên kết, thanh kiểm tra các doanh nghiệp kê khai lỗ, lỗ liên tục, lỗ quá vốn chủ sở hữu,…thì giải pháp mang tính bền vững về lâu về dài vẫn là hoàn thiện cơ sở pháp lý vững vàng, xây dựng cơ sở dữ liệu giá thống nhất và đầy đủ, đặc biệt vẫn là chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, tạo dựng niềm tin và động lực cho nhà đầu tư tham gia đầu tư tại Việt Nam với những ưu thế khác: lao động trình độ cao, môi trường kinh doanh lành mạnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn ngay tại nội địa,…

Để có thể thực hiện tốt các giải pháp trên, bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan quản lý địa phương, cần phải có sự hỗ trợ, chỉ đạo từ các cơ quan, tổ chức của Quốc hội, Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Tổng Cục Thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cũng như xây dựng nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác…Chỉ khi đó, mới có thể kiểm soát được hoạt động chuyển giá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có thể nói chuyển giá là hiện tượng tất yếu, không chỉ xảy ra ở Bình Dương hay địa phương nào khác ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Trong hoạt động kinh doanh mang tính toàn cầu, thuế suất thấp hay với nhiều ưu đãi sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh và vì vậy các tập đoàn đa quốc gia luôn tìm cách chuyển các hồ sơ thuế từ nơi có mức thuế suất cao về nơi có mức thuế thấp để khai thác lợi thế cạnh tranh này. Kê khai lỗ, lỗ liên tục 3-5 năm, thậm chí 10 năm, “lỗ giả lãi thật” đó là điệp khúc “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương nhưng cơ sở pháp lý nào để xử lý triệt để vấn đề này là chưa đảm bảo. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm xem ra là không khả thi trong thời gian này.

Một khi mà thuế suất thu nhập ở Việt Nam còn khá cao và Bình Dương vẫn đang thực hiện chính sách kêu gọi thu hút đầu tư thì hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương chắc chắn sẽ còn tiếp tục ở những năm tiếp theo. Mục tiêu cơ bản của các giải pháp đưa ra là cố gắng kiểm soát và hướng nó theo chiều hướng hoạt động tích cực, đảm bảo cân bằng giữa thu hút đầu tư và thu nộp ngân sách Nhà nước chứ chưa thể ngăn chặn. Chỉ khi chúng ta chứng minh cho các nhà đầu tư thấy, một khi họ chịu đầu tư lâu dài thay vì chỉ để chuyển giá, họ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn thì khi đó công tác quản lý kiểm soát hoat động mới đạt hiệu quả.

Để các cơ quan chức năng Bình Dương có thể kiểm soát, tiến tới ngăn chặn hoạt động chuyển giá doanh nghiệp FDI tại Bình Dương và để có thể thực hiện được các giải pháp ở trên thì đòi hỏi phải có sự hợp tác, hỗ trợ từ nhiều phía, cụ thể:

1. Về chính sách, văn bản pháp luật 1.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ 1.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ

Cần bổ sung một số điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế. Về lâu dài cần sớm triển khai lấy ý kiến, soạn thảo và ban hành Luật Chống chuyển giá - đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ

có ý nghĩa đối với quản lý Thuế TNDN mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên...

Xem xét việc mở rộng thầm quyền xử lý của cơ quan thuế: điều tra, xác minh cũng như nguồn kinh phí chi phục vụ việc mua tin, hỗ trợ hoạt động điều tra chống chuyển giá,…

1.2 Đối với Bộ Tài chính

1.2.1 Bổ sung hoặc sữa đổi một số nội dung trong Thông tƣ số 66/2010/TT-BTC

Quy định về xử lý phạt vi phạm hành chính trong việc thực hiện kê khai giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT, hiện tại các văn bản quy định về xử lý vi

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)