Năng lực quản lý của các cơ quan còn hạn chế

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 92 - 93)

8. Bố cục của đề tài

2.6.3 Năng lực quản lý của các cơ quan còn hạn chế

Trình độ trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tinh vi và “cao siêu” hơn rất nhiều so với trình độ quản lý của cơ quan chức năng nên những phát hiện vừa qua chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Thời gian qua công việc của các bộ công chức chủ yếu là vừa làm vừa học tập, rút kinh nghiệm. Hầu hết, cán bộ công chức chỉ mới bước đầu nắm bắt được công việc, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, việc triển khai công tác này đến các phòng ban, các bộ phận chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất.

Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thừa hành chưa đáp ứng yêu cầu công việc, cũng như trình độ trốn thuế của các doanh nghiệp. Do còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên công việc chủ yếu là vừa làm vừa tự đúc kết, hoàn thiện.

Quy trình kiểm tra thuế QĐ 528/QĐ-TCT quy định thời gian tiến hành thông báo cho doanh nghiệp để giải trình, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến phân tích đánh giá rủi ro thường kéo dài thời gian: [10]

+ Theo quy trình kiểm tra thông báo lần 1: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo.

+ Thông báo lần 2: không quá 05 năm ngày làm việc kể từ khi thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo.

Trong năm 2011, Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế dựa theo tỷ lệ trên tổng số doanh nghiệp đang quản lý nhưng không dựa vào

thực tế nguồn nhân lực hiện có tại từng địa phương và không xét đến quy định về thời gian giải trình của doanh nghiệp qua hai lần thông báo của cơ quan thuế quy định trong Quyết định 528/QĐ-TCT.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 92 - 93)