Xây dựng quy chế phối kết hợp trong cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 101)

8. Bố cục của đề tài

3.3.1.3 Xây dựng quy chế phối kết hợp trong cung cấp thông tin

Việc xây dựng cơ chế phối kết hợp trong cung cấp thông tin sẽ góp phần giảm thiểu thời gian và công sức cho việc điều tra, xác minh, thông tin tiếp nhận mang tính khách quan, chính xác, nâng cao hiệu quả công tác.

Ngoài ra, cơ chế phối kết hợp trong cung cấp thông tin giữa các địa phương sẽ giúp dần xóa bỏ tư tưởng “lợi ích cục bộ địa phương” gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung công tác đấu tranh chống hoạt động chuyển giá trong cả nước.

Để phục vụ công tác kiểm soát tại địa phương thì cần thiết phải xây dựng quy chế phối hợp giữa ba đơn vị chủ chốt là Cục Thuế - Hải quan - Ngân hàng Nhà nước, tiến tới mở rộng sang các cơ quan khác như: Quản lý thị trường, Công an, Tài chính,…

Trên website của các đơn vị, địa phương nên tạo lập một thư mục mà ở có một số thông tin có thể được đưa lên công khai để tham khảo: giá một số sản phẩm mới phát sinh tại đơn vị, sản phẩm đặc thù, danh sách doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn,…

3.3.1.4 Ấn định giá tiến tới thỏa thuận giá trƣớc (APA)

Ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số Thuế TNDN phải nộp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết trong một số trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho giao dịch liên kết.

+ Doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ Phụ lục 1-GCN/CC theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC đối với giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán Thuế TNDN.

+ Doanh nghiệp không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết.

Hiện tại, các cơ quan quản lý Bình Dương vẫn tiếp tục vận dụng linh hoạt việc ấn định giá, từ đó ấn định số thuế phải nộp của doanh nghiệp theo tinh thần quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 37 của Luật quản lý Thuế số 78/2006/QH11, ngày 29/11/2006 đối với hành vi: mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.

Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà nếu không vận dụng khéo léo sẽ gây tâm lý ức chế, không đồng tình của doanh nghiệp như theo lời Bà Ngô Thị Yên Hoài, Kế toán trưởng Công ty TNHH Myung Jin Vina, KCN Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương thì Cục Thuế Bình Dương cho rằng giá nhập về của công ty là quá cao nhưng khi công ty cung cấp đầy đủ hóa đơn thì cơ quan thuế không chấp nhận. Cơ quan thuế cứ nói công ty chúng tôi kê khai mua cao bán thấp nên dẫn đến số liệu lỗ”. Để thực hiện hiệu quả vấn đề này, bên cạnh giá mua bán của sản phẩm qua khảo sát trực tiếp, giá tham khảo qua các trung tâm giám định giá cơ quan thuế cần giải thích, vận động và khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi nhằm tranh thủ sự hợp tác của các doanh nghiệp trong việc xác định lại giá giao dịch theo hướng “gần” với giá thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của doanh nghiệp gắn với thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Từ đó, tạo được sự đồng thuận cao từ các doanh nghiệp.

3.3.2 Nhóm giải pháp về kiểm soát chặt chẽ các giao dịch liên kết

3.3.2.1 Xây dựng bộ tiêu chí phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá giá

Trên cơ sở hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ Tài Chính về 13 trường hợp xác định doanh nghiệp có giao dịch

liên kết, cơ quan đầu mối là Cục Thuế Bình Dương cần xây dựng riêng cho mình bộ tiêu chí xác định các doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn hoạt động chuyển giá theo đặc thù quản lý tại địa phương:

+ Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. + Doanh nghiệp đang được ưu đãi về thuế. + Doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. + Doanh nghiệp kinh doanh báo cáo lỗ, lỗ liên tục.

+ Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau.

+ Doanh nghiệp thuộc các quốc gia vùng lãnh thổ là thiên đường thuế, doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc.

+ Doanh nghiệp thực hiện gia công, sản xuất xuất khẩu.

+ Doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành hàng sử dụng nhiều lao động: may mặc, giày da,...

3.3.2.2 Xác lập danh sách các doanh nghiệp FDI trên địa bàn có giao dịch liên kết liên kết

Yêu cầu, vận động doanh nghiệp khai và tự kê khai đầy đủ, chính xác các mối quan hệ liên kết liên quan. Việc kê khai các thông tin về các giao dịch liên kết phải được thực hiện đầy đủ, chính xác theo mẫu GCN-01/QLT ban hành kèm theo Thông tư số 66 /2010 /TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2010.

Tiến hành xác minh, kiểm tra tính trung thực của các thông tin thông qua các cơ quan hữu quan trong tỉnh, các địa phương hoặc cơ quan ngoại giao của quốc gia và vùng lãnh thổ theo đường công văn hoặc cử trực tiếp cán bộ tham gia.

3.3.3 Nhóm giải pháp tăng cƣờng thanh kiểm tra doanh nghiệp kê khai lỗ 3.3.3.1 Đối với các doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục 3.3.3.1 Đối với các doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục

Bảng 3.4 Số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ liên tục 3 năm tại Bình Dƣơng

Chỉ mục 2006-2008 2007-2009 2008-2010

Số DN FDI kê khai lỗ liên tục 203 216 274

Cần xem xét đây là tiêu chí đầu tiên và cơ bản trong việc lựa chọn doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm của công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình và sưu tra doanh nghiệp theo Quyết định 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tiến hành phân loại và tập trung thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn: lỗ, lỗ liên tục, lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể từng bước triển khai công tác chống chuyển giá phù hợp với mức độ phức tạp của từng doanh nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra nợ đọng thuế tại các đơn vị phòng ban liên quan như các Chi cục Hải quan, Phòng Thuế Xuất Nhập khẩu, Phòng thanh tra, kiểm tra Cục Thuế,…và áp dụng các biện pháp đốc thu đối với các doanh nghiệp dạng này.

Phối hợp Ngân hàng Nhà nước kiểm tra xác minh tài khoản giao dịch hiện có của một số doanh nghiệp trọng điểm có nợ đọng thuế có dấu hiệu nghi vấn bỏ trốn.

3.3.3.2 Đối với các doanh nghiệp kê khai lỗ quá vốn chủ sở hữu

Cần xem đây là nhóm các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá ở mức cực cao. Tại sao doanh nghiệp lỗ liên tục, lỗ quá vốn chủ sở hữu mà vẫn mở rộng sản xuất, doanh thu tăng? Trong điều kiện chưa hoàn thiện về chính sách cần kiến nghị áp dụng các biện pháp như sau:

+ Tạm dừng việc hoàn thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá để hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá.

+ Đề nghị không cho chuyển lỗ đối với các doanh nghiệp dạng này;

+ Hoặc quy định khống chế thời gian chuyển lỗ từ 5 năm xuống còn 3 năm. Đồng thời để nâng cao tính cưỡng chế mang lại hiệu quả cao, cơ quan thuế cần thiết kiến nghị nâng thời hạn xử lý vi phạm về thuế từ 5 năm lên 10 năm, tức là sau khi thanh tra, cơ quan thuế phát hiện ra giá thoả thuận không theo giá thị trường, thì tiến hành truy thu thuế 10 năm trở về trước, tính từ thời điểm tiến hành thanh tra.

3.3.4 Nhóm giải pháp tiếp tục đẫy mạnh việc thực hiện chính sách thu hút đầu tƣ linh hoạt, hiệu quả đầu tƣ linh hoạt, hiệu quả

Đây là điều mà tỉnh Bình Dương đã và đang thực hiện hết sức thành công, đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Mục tiêu cơ bản của giải pháp là phát huy tính tích cực của thu hút đầu tư và tạo niềm tin, động lực cho nhà đầu tư. Một khi nhà đầu tư tin tưởng vào chính sách của tỉnh nhà, thì về lâu dài Bình Dương sẽ thu được nhiều lợi ích hơn như giải quyết công ăn việc làm, tiền thuế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,…

Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 01 năm 2012 chỉ đạt 37,3 triệu USD, tức chỉ bằng 1/40 so với cùng kỳ năm 2011.

Bảng 3.5: Tình hình thu hút đầu tƣ FDI tại Bình Dƣơng (2009-2011) Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Số lượng dự án cấp mới 99 104 76 + 5,05% - 26,92% Số vốn đăng ký mới (triệu USD) 2.022 1.050 409 - 48,08% - 61,07 Số lượng dự án điều chỉnh tăng vốn 125 127 118 + 1,60% - 7,09% Số vốn tăng thêm (triệu USD) 446 490 480 + 9,87% - 1,83% Tổng cộng 2.468 1.540 889 - 37,60% - 42,28% [Nguồn: 11] Tại Bình Dương, vẫn duy trì mức tăng trưởng thể hiện qua các năm. Đây là điều tích cực của tỉnh Bình Dương so với các địa phương khác trong tình hình khó khăn hiện nay, nhưng nhìn tổng thể tình hình thu hút đầu tư tại Bình Dương có sự sụt giảm đáng kể.

Trong năm 2012, tình hình kinh tế thế giới dự báo là diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn đan xen. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015, UBND tỉnh đã đề ra các chỉ

tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2012, cụ thể về kinh tế:

+ Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 13,5%

+ Cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 62% - 34,4% - 3,6%

+ Thu nhập bình quân đầu người khoảng 43 triệu đồng; + Kim ngạch xuất khẩu tăng 20%;

+ Thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài khoảng 1 tỷ đôla Mỹ

Như vậy, so với kết quả thực hiện của ba năm gần đây thì chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhẹ và dự báo sẽ khó có khả năng đạt được chỉ tiêu tăng 15% GDP của toàn tỉnh, cụ thể là: GDP giảm 0,5% so với năm 2011 và giảm 1% so với năm 2010; mức tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 1% so với năm 2011 và 3,5% so với năm 2010.

Bảng 3.6: So sánh chỉ tiêu kinh tế năm 2012 với các năm 2009-2011 Chỉ mục 2012 2011 2010 2009 Chỉ tiêu Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả Tổng sản phẩm GDP (%) 13,5 14,5 14 14 14,5 13 10,3 Kim ngạch xuất khẩu

(%) 20 21,1 21 23 23,5 22 27,8 Thu hút FDI (triệu

USD) 1.000 1.000 0,889 1.000 1.050 1.000 2.468 [Nguồn: 11] Trong điều kiện mà thuế suất, đặc biệt là Thuế TNDN của Việt Nam còn khá cao và chưa có lộ trình cũng như mức độ giảm cụ thể, trong khi việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và triệt tiêu hoạt động chuyển giá là điều không thể thì môi trường kinh doanh là một trong những giải pháp ưu tiên hiện nay có thể giúp thỏa mãn hai yêu cầu là thu hút được nguồn vốn đầu tư đổ vào nhiều, tạo công ăn việc làm và đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Để thực hiện được điều này thì đòi hỏi các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương cần phải nỗ lực hết mình hơn nữa trong việc thực hiện thu hút đầu tư hiệu quả.

3.3.4.1 Nỗ lực cải cách hành chính

Vận hành tốt cơ chế “Một cửa”

Theo thống kê hiện nay Bình Dương có 1.853 bộ tờ khai thủ tục hành chính và 196 văn bản liên quan, trong đó riêng Sở Kế hoạch đầu tư có đến 96 bộ, Ban Quản lý các KCN là 80 bộ và Cục Hải quan là 72 bộ. Qua công tác rà soát, kiến nghị giữ nguyên 766 thủ tục; kiến nghị, sửa đổi, điều chỉnh, đơn giản 1.125 thủ tục, đạt tỷ lệ 59,5%. Các sở, ngành đã xây dựng đề án thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 7/7 huyện, thị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 89/91 xã, phường, thị trấn đã thành lập bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, đi vào hoạt động ổn định, thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, đúng luật. [15]

Cơ chế “một cửa” ở Bình Dương cần được vận dụng một cách linh hoạt với mục tiêu “đơn giản, công khai, minh bạch” nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Cơ chế này không chỉ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân tỉnh hay Sở kế hoạch và Đầu tư Bình Dương mà còn là sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, các địa phương, trong đó tiêu biểu là sự thành công vượt trội của KCN Vietnam-Singapore (VSIP), một trong những KCN kiểu mẫu hiện đại nhất ở Viêt Nam hiện nay.

Với đặc thù của một công ty xây dựng và quản lý KCN trực thuộc Chính phủ, VSIP là đơn vị đầu tiên ở Bình Dương được thành lập Ban quản lý KCN của riêng mình. Từ cấp phép đầu tư (dự án có số vốn dưới 40 triệu USD) đến thẩm định thiết kế kiến trúc và dự toán công trình; cấp mới, gia hạn thị thực cho chuyên gia nước ngoài,…tất cả đều tập trung vào một cửa duy nhất là Ban quản lý KCN VSIP. Hơn 14 năm vận hành cơ chế “một cửa”, VSIP ngày càng mang lại nhiều hơn những giá trị và tiện ích cho doanh nghiệp. Nếu xét riêng phía VSIP, đó là phương cách để KCN xây dựng và khẳng định uy tín, thương hiệu với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu nhìn rộng ra, đó còn là bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.

Bảng 3.7: Thời gian và hồ sơ cấp Giấy phép đầu tƣ tại Bình Dƣơng

Đăng ký cấp Giấy phép đầu tƣ

Trƣớc Sau Ghi chú

05 bộ 03 bộ Dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Bình Dương, không cần có văn bản thoả thuận của các Bộ ngành 05 ngày 03 ngày

[Nguồn: 14]  Rút ngắn thời gian trong công tác cấp Giấy phép kinh doanh

Bên cạnh sự rút ngắn thời gian, đối với một số doanh nghiệp có phát sinh các dịch vụ, thương mại (bán buôn, bán lẻ) cần có ý kiến của Bộ Công Thương thì Ban quản lý các KCN nên chỉ cần trao đổi lấy ý kiến từ Bộ Công Thương. Nếu chấp thuận thì Ban quản lý trình Ủy ban nhân dân thực hiện trực tiếp thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận kinh doanh (Giấy chứng nhận đầu tư) cho doanh nghiệp thay vì phát sinh thêm công đoạn cấp Giấy phép kinh doanh từ Bộ Công Thương, rồi sau đó mới thực hiện tiếp thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận kinh doanh.

Bảng 3.8: Thời gian cấp Giấy phép kinh doanh tại BQL KCN Bình Dƣơng

Trình tự thủ tục Trƣớc Sau So sánh

Doanh nghiệp nhận mẫu đơn, chuẩn bị hồ sơ

& BQL tiếp nhận, kiểm tra. 2 2 0

Ban Quản lý các KCN Bình Dương chuyển

hồ sơ đến Bộ Công Thương 3 2 -1

Bộ Công Thương có ý kiến 15 10 -5

Ban Quản lý các KCN Bình Dương xử lý sau

khi có ý kiến của Bộ Công Thương. 5 3 -2

UBND tỉnh Bình Dương 15 10 -5

Tổng cộng 40 ngày 27 ngày -13 ngày

Thực hiện đăng ký kê khai qua mạng và chữ ký số

Việc này sẽ giúp cho việc hoàn thành hồ sơ được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu sự tiếp xúc không cần thiết giữa cán bộ công chức và doanh nghiệp, điều mà không ít doanh nghiệp đã từng than phiền trước đây.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 101)