Chuyển giá qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 42)

8. Bố cục của đề tài

1.4.6.1 Chuyển giá qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn

Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn góp của bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng. Nhờ đó, sự chi phối trong các quyết định liên quan đến hoạt dộng của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng. Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.

Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:

- Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư. - Giảm mức Thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư.

1.4.6.2 Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thƣơng hiệu (tài sản vô hình)

Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng việc này mà các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần góp vốn của mình

lên. Một số trường hợp phía góp vốn bằn tài sản vô hình có xuất trình gấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.

1.4.6.3 Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa hóa

Khi thuế nhập khẩu ở nước đầu tư cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp thì các công ty con ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao. Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất tăng trong khi bán sản phẩm giá thấp sẽ dẫn tới lợi nhuận chịu Thuế TNDN giảm, thậm chí bị lỗ, không phải nộp thuế.

1.4.6.4 Thực hiện chuyển giá thông qua sự khác biệt về thuế suất

Các doanh nghiệp FDI còn lợi dụng khác biệt thuế suất giữa các quốc gia để trốn thuế. Một số quốc gia có mức thuế suất Thuế TNDN tương đối cao như Việt Nam (25%), Thái Lan (30%), Ấn Độ (33.9), Nhật Bản (40.6%),...trong khi nhiều quốc gia khác thuế suất chỉ trên dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia như Andorra, British Virgin Islands,... thuế suất là 0%. Chính vì lẽ đó, MNC sẽ lập công ty mẹ hoặc công ty con ở các quốc gia có thuế suất thấp và công ty ở các quốc gia có thuế suất cao. Các công ty ở các quốc gia có thuế suất cao sẽ bán sản phẩm cho ty ở các quốc gia có thuế suất thấp với giá bằng giá gốc để tránh nộp thuế tại với thuế suất cao. Sau đó, bên mua sẽ bán lại cho bên thứ ba thu lãi. Do Thuế TNDN tại những quốc gia nơi công ty trú đóng bằng không hoặc ở mức rất thấp nên doanh nghiệp không phải đóng thuế hoặc thuế rất thấp.

1.4.6.5 Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý chính và quản lý

Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.

Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn.

Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài như cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao.

Một hình thức chuyển giá của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho chuyên gia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn này rất khó xác định số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này, nhiều công ty FDI thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là phí dịch vụ tư vấn.

1.4.6.6 Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ công ty mẹ

Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẫy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau.

1.4.6.7 Chuyển giá thông các trung tâm tái tạo hóa đơn

Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản xuất hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua việc này sẽ định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa

đơn. Nhưng trên thực tế, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty phân phối mà không qua trung tâm tái tạo hóa đơn. Hình thức này thường xảy ra trong ngành dược phẩm.

1.4.7 Khái quát tình hình hoạt động chuyển giá 1.4.7.1 Tình hình chung trên thế giới [21] 1.4.7.1 Tình hình chung trên thế giới [21]

 Sự chênh lệch lớn về thuế giữa các quốc gia cùng với tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn của các MNC đã khiến chuyển giá trở thành vấn nạn của các quốc gia trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu sau:

- Các quốc gia làm nơi trú ẩn thuế chiếm 1,2% dân số thế giới nhưng tập trung tới 26% tài sản và 31% lợi nhuận ròng của các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Mỗi năm có khoảng 200.000 công ty mới được thành lập tại đây và con số tích lũy lên đến hơn 3 triệu công ty (Baker, 2005).

- Khoảng 3.600 công ty lớn của Mỹ đặt nơi trú ẩn tại quần đảo Virgin và Barbados. + Thống kê liên bang Mỹ ước tính rằng, giữa năm 1990 và năm 1995, lên đến 400 tỷ vốn có thể đã được đưa ra khỏi Nga vào Mỹ, Anh, Cyprus, Thụy Sĩ, Hà Lan và Đan Mạch (Tikhomirov, 1997).

- Người ta ước tính rằng 11.500 tỷ USD tài sản ra nước ngoài cư trú tại nơi trú ẩn thuế: Tiểu bang Dalware (Mỹ), Quần đảo Caymans, Công quốc Monaco, Bermuda, Isle of Man, BVI, USVI,..

- Nghiên cứu của Christain Aid tháng 5 năm 2008 cho thấy rằng 60 tỷ USD tiền thuế đã biến mất từ việc chuyển giao tiền và hàng hóa .

Từ những số liệu trên đã cho ta thấy, chính hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng. Do đó, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

 Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu trong “thiên đường thuế”: Tiểu bang Delaware, Mỹ (0%) [28]

Tiểu bang này được xem là một “thiên đường thuế” đối với các doanh nghiệp ngay trên đất Mỹ. Có quá nửa số công ty đại chúng trong danh sách 500 doanh

nghiệp lớn nhất của Mỹ (Fortune 500) đăng ký tại bang này để hưởng mức thuế suất thấp và được bảo vệ bí mật về thuế.

Quần đảo Cayman (0%) [28]

Đây là một “đích ngắm” nữa của Tổng thống Obama trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế. Cayman Islands là một quần đảo nhỏ bé nhưng cũng có thể được xem là một trung tâm tài chính của thế giới, nổi tiếng vì mức độ bảo mật thông tin cao và thuế suất thấp.

Bermuda (0%) [28]

Bermunda là một địa chỉ đăng ký kinh doanh ưa thích của các công ty Mỹ. Nhiều doanh nghiệp chuyển trụ sở tới các “thiên đường thuế” như Bermunda, trong khi hoạt động thực tế vẫn duy trì trên đất Mỹ.

Thụy Sỹ (11.6%) [28]

Thông tin khách hàng được bảo mật là điểm hấp dẫn nhất mà các ngân hàng Thụy Sỹ có được đối với khách hàng. Tuy nhiên, cách đây ít lâu, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama với quyết tâm chống trốn thuế đã gây áp lực buộc ngân hàng lớn nhất của Thụy Sỹ là UBS công bố danh tính hàng loạt khách hàng Mỹ

Ireland (12.5%) [28]

Ireland nổi tiếng là quốc gia có thuế suất thấp ở châu Âu. Mọi chuyện suôn sẻ cho tới khi nền kinh tế Ireland suy sụp, vì các ngân hàng nối tiếp nhau đổ vỡ. Khi đó, việc các ngân hàng ở Ireland giúp các khách hàng trốn thuế cũng lộ tẩy theo.

Hồng Kông (16.5%) [28]

Trước đây, vùng lãnh thổ này là một “thiên đường thuế” cho các công dân và doanh nghiệp Anh. Hồng Kông đem tới cho những ai có nhu cầu trốn thuế sự bảo mật thông tin và các doanh nghiệp mức thuế suất đáng mơ ước.

Singapore (17%) [28]

Đảo quốc sư tử đang được xem là một ứng cử viên thay thế cho Thụy Sỹ một khi “pháo đài bí mật” trong các ngân hàng Thụy Sỹ bị phá vỡ.

Chuyển giá không phải là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên việc phát hiện và xử lý chỉ mới dừng lại ở con số khiêm tốn. Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Bình Dương là ba địa phương trong cả nước có được những kết quả ban đầu, còn lại hầu hết các tỉnh thành chưa có công bố việc phát hiện và xử lý trường hợp chuyển giá nào.

Khu vực doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) [21]

Sau 25 năm mở cửa, khối doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động và hiện đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn.

Theo thống kê của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở Thành phố Hồ Chí Minh thua lỗ cũng chiếm tới 61,3% và trước đó, năm 2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với Thành phố Hồ Chí Minh không thu được một khoản Thuế TNDN từ những công ty này.

Có thể nói, thua lỗ đã trở thành xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh, mà trên cả nước, trong đó có cả Bình Dương. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này (không kể dầu thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia.

Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thua lỗ cao bất thường của doanh nghiệp FDI không hẳn tại khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn do nhiều công ty đã thực hiện chính sách chuyển giá, nhằm trốn thuế ở Việt Nam.

Khu vực doanh nghiệp trong nƣớc

Hoạt động chuyển giá không chỉ dừng lại ở giao dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI mà còn lan rộng sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thông qua “cơ chế giá nội bộ” trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cùng một

tập đoàn kinh tế hoặc nhóm các công ty trong nước. Chủ doanh nghiệp thường thành lập 2, 3 công ty cùng một lúc. Việc kê khai doanh thu của các đơn vị đều do chủ doanh nghiệp điều hành, từ đó họ có thể cho doanh thu công ty này thấp xuống hoặc công ty khác cao lên nhằm điều tiết lãi lỗ của các công ty thành viên để giảm thu nhập chịu thuế hoặc lỗ.

Bên cạnh đó, một thủ thuật mà các doanh nghiệp chuyển giá sử dụng là tập trung lợi nhuận vào doanh nghiệp thành lập sau đang hưởng ưu đãi thuế nhằm giảm bớt số thuế phải nộp.

Ngoài ra, một số công ty thành lập nhiều doanh nghiệp với mục đích “làm đẹp” kết quả kinh doanh. Trong niên độ nào đó, một trong số những doanh nghiệp trong nhóm công ty này lên sàn thì những công ty còn lại sẽ tập trung lợi nhuận cho công ty lên sàn để doanh nghiệp lên sàn có hiệu quả kinh doanh cao kéo cổ phiếu lên, nhằm lừa dối nhà đầu tư.

1.4.8 Giải pháp và chế tài đối với hành vi chuyển giá ở một số nƣớc

1.4.8.1 Cơ chế thỏa thuận giá trƣớc (APA - Advance Pricing Agreement)

Một trong những biện pháp đang được chính phủ nhiều nước áp dụng là “thỏa thuận trước về giá giao dịch liên kết-APA”. Thỏa thuận này được thiết lập trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp đầu tư vào nước sở tại và có mối quan hệ liên kết với các doanh nghiệp khác. Hiện tại, các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… đã thực hiện APA. Theo cơ chế này, doanh nghiệp đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua - bán hàng hoá, dịch vụ giữa các thành viên trong tập đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế có thể phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam tổ chức giám sát, kiểm soát để chống gian lận thuế. Cụ thể, trước khi tiến hành giao dịch, cơ quan thuế và doanh nghiệp thoả thuận trước về giá hàng hoá, dịch vụ để tính thuế hoặc cơ quan thuế và cơ quan thuế nước ngoài, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính xác định lợi nhuận của toàn tập

đoàn, trong đó có lợi nhuận do công ty con tại Việt Nam đem lại và đánh thuế theo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tại Việt Nam.

Việc bổ sung cơ chế APA tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hành thu, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội.

APA được xem là giải pháp tốt nhất trong những trường hợp không có cách nào khác để vừa đảm bảo lợi ích của các công ty đa quốc gia (tránh được việc đánh thuế trùng), vừa đảm bảo lợi ích của đất nước (tất cả lợi nhuận phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu thuế).

Mặt khác, đối với doanh nghiệp liên kết, việc đạt được một APA đồng nghĩa với việc tránh được rủi ro bị mất tiền phạt và chi phí khi phải điều trần khi bị cơ quan thuế phát hiện ra hoặc các phí tổn để giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

1.4.8.2 Chế tài xử lý đối với hành vi chuyển giá ở một số nƣớc [24]

Ấn Độ

Cơ quan thuế địa phương có thể ấn định mức phạt lên đến 300% so với mức

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 42)