Tình hình quản lý thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 67 - 69)

8. Bố cục của đề tài

2.2.2.4 Tình hình quản lý thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan

quan Bình Dƣơng

Cục Hải quan Bình Dương là một trong những đơn vị Hải quan luôn có số thu nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 2.11 Tình hình thu nộp NSNN Hải quan Bình Dƣơng (2009-2011)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu được giao 3.675 2.990 6.800

Thực thu 4.162 7.467 8.115

So sánh với chỉ tiêu + 113,25% + 249,73% + 119,35% [Nguồn: 4]

Chỉ tiêu thu nộp ngân sách Nhà nước bao gồm chỉ tiêu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT) hàng nhập khẩu và các khoản thu nộp ngân sách khác.

Thuế xuất khẩu (XK)

Sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong địa bàn quản lý của Hải quan Bình Dương chủ yếu là hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, nguyên liệu mua trong nước; hàng đầu tư gia công, hàng xuất khẩu từ các doanh nghiệp đầu tư,… thuộc danh mục hàng hoá khuyến khích xuất khẩu có thuế suất ưu đãi 0%. Từ năm 2007 đến nay, phát sinh nguồn thu từ thuế xuất khẩu là rất nhỏ, chiếm tỷ lệ khoảng 1-1,2% trong tổng nguồn thu.

Thuế nhập khẩu (NK)

Nguồn thu chính từ hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh đầu tư, nhập kinh doanh để tiêu thụ trong nước hoặc sản xuất tiêu thụ trong nước (thuộc loại thuế chuyên thu). Do đặc thù doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bình Dương phần lớn là doanh nghiệp đầu tư trong các KCN được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, đồng thời, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế hoặc không thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu khi có sản phẩm xuất khẩu.

Mặt khác chính sách thuế suất hàng nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm do tác động của các cam kết thuế quan khi gia nhập các khu vục thương mại tự do (FTA) và Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đã làm cho nguồn thu thuế nhập khẩu hiện nay đang có nhiều biến động lớn, và có xu hướng giảm dần do tác động của chính sách thuế hội nhập.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Hàng nhập khẩu chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 75%) trong tổng số thu nộp ngân sách của Cục Hải quan Bình Dương, là loại thuế có thuế suất ổn định ở hai mức 5% hoặc 10%, số thuế luôn tăng do tốc độ tăng kim ngạch hàng nhập khẩu qua các năm.

Là loại thuế chủ yếu đánh trên các mặt hàng tiêu dùng, hàng không khuyến khích nhập khẩu. Do đặc tính hàng hóa nhập khẩu của các KCN là hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất không thuộc đối tượng thu thuế Thuế TTĐB nên số thuế phát sinh không thường xuyên và không lớn.

Các khoản thu nộp khác

Có số phát sinh chiếm tỉ trọng nhỏ và thay đổi phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà nước cho từng năm.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 67 - 69)