Giải pháp và chế tài đối với hành vi chuyển giá ở một số nƣớc

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 48)

8. Bố cục của đề tài

1.4.8Giải pháp và chế tài đối với hành vi chuyển giá ở một số nƣớc

1.4.8.1 Cơ chế thỏa thuận giá trƣớc (APA - Advance Pricing Agreement)

Một trong những biện pháp đang được chính phủ nhiều nước áp dụng là “thỏa thuận trước về giá giao dịch liên kết-APA”. Thỏa thuận này được thiết lập trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp đầu tư vào nước sở tại và có mối quan hệ liên kết với các doanh nghiệp khác. Hiện tại, các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… đã thực hiện APA. Theo cơ chế này, doanh nghiệp đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua - bán hàng hoá, dịch vụ giữa các thành viên trong tập đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế có thể phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam tổ chức giám sát, kiểm soát để chống gian lận thuế. Cụ thể, trước khi tiến hành giao dịch, cơ quan thuế và doanh nghiệp thoả thuận trước về giá hàng hoá, dịch vụ để tính thuế hoặc cơ quan thuế và cơ quan thuế nước ngoài, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính xác định lợi nhuận của toàn tập

đoàn, trong đó có lợi nhuận do công ty con tại Việt Nam đem lại và đánh thuế theo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tại Việt Nam.

Việc bổ sung cơ chế APA tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hành thu, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội.

APA được xem là giải pháp tốt nhất trong những trường hợp không có cách nào khác để vừa đảm bảo lợi ích của các công ty đa quốc gia (tránh được việc đánh thuế trùng), vừa đảm bảo lợi ích của đất nước (tất cả lợi nhuận phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu thuế).

Mặt khác, đối với doanh nghiệp liên kết, việc đạt được một APA đồng nghĩa với việc tránh được rủi ro bị mất tiền phạt và chi phí khi phải điều trần khi bị cơ quan thuế phát hiện ra hoặc các phí tổn để giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

1.4.8.2 Chế tài xử lý đối với hành vi chuyển giá ở một số nƣớc [24]

Ấn Độ

Cơ quan thuế địa phương có thể ấn định mức phạt lên đến 300% so với mức chênh lệch về số thuế phải nộp (giữa số thuế do công ty trả thuế khai báo và số thuế do cơ quan thuế tính lại). Các công ty trả thuế được yêu cầu tính trước thu nhập chịu thuế trong một năm và có nghĩa vụ phải nộp thuế trước. Trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ này thì khoản chậm nộp phải chịu lãi suất 18%/năm.

Trung Quốc

Công ty trả thuế không khai báo về giá thị trường đúng hạn thì cơ quan thuế sẽ ấn định khoản tiền phạt lên đến 2.000 nhân dân tệ (trên 6 triệu đồng) và có thể lên đến 10.000 nhân dân tệ (trên 30 triệu đồng) trong trường hợp nghiêm trọng.

Úc

Số tiền phạt bằng 50% số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng với mục đích nhằm giảm thiểu số thuế phải nộp. Phạt 25% số thuế

tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng nhằm các mục đích khác.

Hàn Quốc

Số tiền phạt sẽ được ấn định từ 10% đến 30% đối với số chênh lệch Thuế TNDN. Ngoài ra, công ty còn phải chịu lãi suất đối với khoản nộp bổ sung (được coi như chậm nộp) là 18,25%/năm. Nếu công ty trả thuế không trình ra được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu thì có thể bị phạt đến 30 triệu won (tương đương gần 600 triệu đồng theo thời giá).

New Zealand

Nếu công ty trả thuế không đưa ra các tài liệu chứng minh thì cơ quan thuế sẽ ấn định một khoản phạt lên đến ít nhất là 20% so với số thuế phải nộp.

Philippines

Công ty trả thuế sẽ bị phạt với số tiền tương đương 25% - 50% so với số thuế chênh lệch. Ngoài ra, số thuế chênh lệch này bị coi như là một khoản chậm nộp và phải chịu lãi suất 20%/năm.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Hội nhập là một xu hướng chung của mọi quốc gia. Hội nhập là cách hiệu quả giúp cho các nước chậm tiến thực hiện con đường phát triển rút ngắn và từng bước đuổi kịp các nước kinh tế phát triển. Bên cạnh những đóng góp to lớn của các công ty FDI trong vấn đề phát triển kinh tế-xã hội thì hoạt động của một bộ phận các công ty này cũng đã mang lại nhiều vấn đề tiêu cực, điển hình là việc trốn thuế thông qua hoạt động chuyển giá. Quốc gia nào cũng có thuế. Có thuế là có nợ đọng thuế, có gian lận thuế. Chuyển giá nó tồn tại song hành trong mọi thành phần kinh tế như là một tất yếu khách quan khi mà mặt bằng thuế suất vẫn còn có sự khác nhau giữa các quốc gia, các vùng miền.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI BÌNH DƢƠNG

2.1 Giới thiệu về Tỉnh Bình Dƣơng

2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội của Tỉnh Bình Dƣơng

Hình 2.1: Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dƣơng

[Nguồn: 11] Tỉnh Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, Bình Dương đã nhiều lần thay đổi tên gọi và nay lại trở về với tên gọi Bình Dương trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông Bé kể từ ngày 01/01/1997.

Cơ cấu hành chính của tỉnh bao gồm tỉnh lỵ là Thị xã Thủ Dầu Một, 6 huyện với 66 xã, 5 phường và 8 thị trấn, trong đó Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế- văn hóa-xã hội của Tỉnh Bình Dương.

Bình Dương nằm trên các trục lộ giao thông quốc gia quan trọng. Trung tâm tỉnh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách thành phố Biên Hòa 20km, cách các cảng biển Vũng Tàu từ 110-115 km; cách sân bay mới Long Thành 65-70km. Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với quốc lộ 1A, với quốc lộ 13, với quốc lộ 51, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bình Dương được bạn bè trong và ngoài nước nhắc đến bằng cụm từ khá ấn tượng là “hiện tượng Bình Dương”, với những chính sách đột phá sáng tạo và năng động, những bước đi tiên phong và táo bạo trong phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ đón nhận nhân tài…

Trong năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn đang trong giai đoạn suy thoái và diễn biến phức tạp đã tác động bất lợi đến kinh tế Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, song kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn có những chuyển biến tích cực, ước tính GDP tăng 14%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,8%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,2%; giá trị dịch vụ tăng 26,4%; thu mới ngân sách đạt 22.500 tỷ đồng; chi ngân sách đạt 8.000 tỷ đồng; thực hiện giảm tỷ lệ sinh 0,6‰; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ phục vụ đạt 100%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 12,4% đạt 100%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch 96%; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99%; tỷ lệ hộ nghèo giảm so với đầu năm 1,71%; giải quyết việc làm đạt 46.179 lao động.[ Nguồn:18]

Bình Dương hôm nay không chỉ là sự hòa quyện trọn vẹn của 3 yếu tố “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” mà còn thể hiện khẳng định mình ở một đặc trưng rất riêng, đó là biết chủ động tạo ra thời cơ và khai thác có hiệu quả những tiềm năng của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015.

Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân với một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể:

2.1.2.1 Cơ cấu kinh tế

Phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu cơ cấu kinh tế Bình Dƣơng giai đoạn 2010-2020

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Quy mô dân số (triệu người) 1,2 1,6 2,0

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so sánh năm 2005)

30 52 89,6

Thu nhập bình quân đầu người (USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005)

2.000 4.000 5.800

Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp - dịch vụ

4,5% -65,5% - 30% 3,4% - 62,9% - 33,7% 2,3% - 55,5% - 42,2% [Nguồn: 11]

2.1.2.2 Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu cơ cấu lao động Bình Dƣơng giai đoạn 2010-2020

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 20% 14% 10%

Công nghiệp – xây dựng 45% 48% 45%

Dịch vụ 35% 38% 45%

[Nguồn: 11]

2.1.2.3 Kim ngạch xuất - nhập khẩu (triệu USD)

Bảng 2.3: Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu Bình Dƣơng giai đoạn 2010-2020

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Kim ngạch xuất khẩu 8.662 14.000 25.000

Kim ngạch nhập khẩu 7.527 10.000 15.000

Tổng cộng 16.189 24.000 25.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Nguồn: 11]

2.1.3 Chính sách thu hút đầu tƣ tại Bình Dƣơng

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế động lực phía Nam, có vị trí địa lý thuận lợi, gần sân bay, cảng biển quốc tế, tập trung nhiều KCN; luôn có sự đổi mới và phát triển trên nhiều mặt, tình hình thu hút đầu tư và hoạt động thương mại XNK tăng nhanh. Thực hiện chính sách trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ đón nhận nhân tài. Tính đến năm 2011, tỉnh Bình Dương có 28 KCN đã được phê duyệt, đang hoạt động, đang triển khai và mở rộng, với tổng diện tích trên 8.925 ha, được Chính phủ phê duyệt quy hoạch và mở rộng đến năm 2010 là trên 11.041 ha, đến năm 2015 có 36 KCN, với tổng diện tích trên 17,154 ha, và đến năm 2020 sẽ là 39 KCN với tổng diện tích trên 19.835 ha. Tính đến hết tháng 02/2012, toàn tỉnh có 2.036 dự án đầu tư, với tổng số vốn là 14.764.000.000 (USD).

Danh sách các KCN đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương (Phụ lục IV) Quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư tại Bình Dương (Phụ lục V) Các ngành nghề thu hút đầu tư nước ngoài cao tại Bình Dương (Phụ lục VI )

2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dƣơng

Tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 2.036 dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn trên 14 tỷ 764 triệu USD, trong đó có hơn 2.000 doanh nghiệp với quy mô chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ, đang hoạt động sản xuất kinh doanh với kim ngạch XNK luôn chiếm tỷ trọng cao so với khu vục sản xuất trong nước.

2.1.4.1 FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế Bình Dƣơng [13]

Đóng góp của FDI tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư tại Bình Dương, chiếm gần 50% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2011-2015 việc thu hút nguồn vốn FDI vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương với mục tiêu thu hút 5 tỷ USD. Một trong những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn phát triển 2011-2015 Bình Dương đề ra đó là mở rộng đối ngoại thu hút đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội huy động để bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2015 khoảng 240.000 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư từ Nhà nước dự kiến chiếm 9,3%, vốn tín dụng chiếm 4,2%, vốn doanh nghiệp- tư nhân - nguồn vốn khác trong nước chiếm 36,3% và vốn đầu tư nước ngoài chiếm 49,9%.

2.1.4.2 FDI đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp [13] năng lực sản xuất công nghiệp [13]

Cơ cấu kinh tế Bình Dương đã từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với nghị quyết của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra: công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp với tỷ trọng ngành công nghiệp tăng dần hàng năm: từ 9% năm 1990 lên 50,4% năm 1997; 58,1% năm 2000 và 62% năm 2003. Dịch vụ giảm chậm từ 29,2% năm 1990 xuống 26,8% năm 1997; 25,2% năm 2000 và tương đối ổn định đến 2003. Nông, lâm ngư nghiệp giảm nhanh từ 61.8% năm 1990 xuống 22,8% năm 1997; 16,7% năm 2000 và 12% năm 2003; trong năm 2011 với tỷ lệ tương ứng là 62,8% - 33,2% - 4%;

Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tại Bình Dƣơng (2009-2011)

Đơn vị tính: tỷ USD

Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh nghiệp trong nước 1,799 1,923 2,361

Doanh nghiệp FDI 5,194 6,371 7,981

Tổng cộng 6,993 8,294 10,342

[Nguồn: 11] Xuất khẩu của khu vực FDI giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (67,4%) trong xuất khẩu của Bình Dương hiện nay. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu lớn như cao su, hàng điện tử, sản phẩm bằng gỗ, hàng dệt may… 74.27 25.73 76.81 23.19 77.17 22.83 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 2009 2010 2011

Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tại Bình Dƣơng (2009-2011)

[Nguồn: 11]

2.1.4.4 FDI đã góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh, nâng cao thu nhập của ngƣời dân của ngƣời dân

Mặc dù còn có nhiều hạn chế, bất cập trong việc kê khai lãi/lỗ đang diễn ra phổ biến, tuy nhiên khối FDI cũng đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh nhà trong các năm qua với mức đóng góp vào ngân sách chiếm từ 23-29% tổng số thu ngân sách nội địa trên địa bàn so với khoảng 9-10% tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh năm 2011 đạt 30,1 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của người nông dân đã đạt 19 triệu đồng/ năm. Hơn 97% nhà ở nông thôn được xây dựng kiên cố hóa, 64,50% dân số thực hiện bảo hiểm y tế, 95% hộ nông thôn sử dụng nước sạch, 100% đường đến trung tâm được nhựa hóa. [13]

2.1.4.5 FDI đã thu hút và tạo việc làm cho ngƣời lao động

Tính đến 04/2012, khu vực FDI đã thu hút và giải quyết trên 462.190 lao động

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 48)