8. Bố cục của đề tài
1.1.3.3 Thời hạn thực hiện dự án
Luật Doanh nghiệp gần như không có bất cứ sự phân biệt nào về thời hạn tồn tại, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Đầu tư lại đưa ra sự hạn chế về thời hạn hoạt động đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Sự tồn tại những hạn chế nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài xuất phát từ các yêu cầu duy trì được khả năng kiểm soát và điều hành nền kinh tế, bảo đảm được tính độc lập và tự chủ là điều cần thiết nhưng xét cho cùng điều này là không công bằng trong hoạt động kinh vì nếu như dự án hoạt động hiệu quả nhưng lại hết hạn thì phần thiệt sẽ là doanh nghiệp FDI.
1.1.3.4 Quy định chƣa rõ ràng về tỷ lệ vốn chủ sở hữu [30]
Theo Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Như vậy, phải chăng nhà đầu tư mua cổ phần dù chỉ chiếm 1% vốn của một doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp đó cũng được xếp vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Trong khi quy định về thủ tục đầu tư và thành lập doanh nghiệp theo Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 của Chính phủ lại có sự phân biệt về mức độ tỷ lệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp mà nhà đầu tư đó tham gia cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục đầu tư như dự án 100% vốn nước ngoài;
- Ngược lại, tỷ lệ từ 49% trở xuống thì chỉ cần đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký đầu tư như đối với một doanh nghiệp trong nước.
1.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 1.2.1 Khái niệm và phƣơng pháp tính 1.2.1 Khái niệm và phƣơng pháp tính
1.2.1.1 Khái niệm
Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thế của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hàng hóa trong kỳ.
1.2.1.2 Phƣơng pháp tính
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập
tính thuế x Thuế suất Thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì Thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN
phải nộp = Thu nhập tính thuế -
Phần trích lập quỹ KH&CN
x Thuế suất Thuế TNDN Trong đó, thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định Với thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ +
Các khoản thu nhập
khác
1.2.2 Tác động của Thuế TNDN
1.2.2.1 Vai trò của Thuế TNDN đối với Nhà nƣớc
Sự ra đời của Thuế TNDN xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước. Đó là khoản thu quan trọng của ngân sách Nhà nước:
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Thuế TNDN là một công cụ của Nhà thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
1.2.2.2 Ảnh hƣởng của Thuế TNDN ở Việt Nam đối với nhà đầu tƣ
Thuế TNDN góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẫy cải cách hành chính trong quản lý thuế và thực hiện ưu đãi đầu tư; đáp ứng được yêu cầu thu hút đầu tư của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mức thuế suất 25% như hiện chưa thực sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài do các nước trong khu vực đã có sự điều chỉnh giảm, tạo áp lực lớn lên chi phí, đầu tư của đoanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do khiến một bộ phận doanh nghiệp thực hiện gian lận về thuế, trốn thuế với các chiêu thức khác nhau, trong đó có chuyển giá.
Bảng 1.3: So sánh sự điều chỉnh giảm Thuế TNDN của Việt Nam so với các nƣớc (2009-2011)
Đơn vị tính :%
Quốc gia Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Việt Nam 25 25 25 Singapore 18 17 17 Indonesia 28 25 25 Malaysia 25 25 25 Hồng Kông 16,5 16,5 16,5 Hàn Quốc 24 24 24 Israel 26 25 24 Kazatan 30 20 20 Đài Loan 17 17 17 Jordan 25 14 14 [Nguồn: 20] Ưu đãi thuế còn dàn trải, phức tạp, chưa phát huy hiệu quả phân bổ nguồn lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
1.2.2.3 Ƣu đãi và miễn giảm Thuế TNDN
Ƣu đãi về thuế suất [1]
Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm áp dụng đối với:
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực:
+ Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
+ Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Sản xuất sản phẩm phần mềm.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh trên và thuộc loại dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá).
Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ (Phụ lục I).
Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân.
Ƣu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế [1]
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
Các trƣờng hợp giảm thuế khác
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải được giảm số Thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ nếu hạch toán riêng được.
Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm Thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số nếu hạch toán riêng được.
1.3 Quan hệ liên kết và giao dịch liên kết
1.3.1 Thế nào các bên có quan hệ liên kết? [2]
Thông thường, hai doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế có quan hệ giao dịch kinh doanh thuộc một trong 13 trường hợp sau thì xác định là các bên liên kết, cụ thể:
- Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
- Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Cả hai doanh nghiệp đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của một bên thứ ba.
- Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
- Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
- Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai.
- Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.
- Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột.
- Hai doanh nghiệp có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn sản phẩm.
- Một doanh nghiệp cung ứng trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đầu ra của một doanh nghiệp khác.
- Một doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ của một doanh nghiệp khác.
- Hai doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
1.3.2 Giao dịch liên kết
1.3.2.1 Khái niệm giao dịch liên kết
Giao dịch liên kết là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
1.3.2.2 Xác định giao dịch liên kết [16]
Giao dịch liên kết với giao dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp thực hiện giao dịch liên kết với doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch liên kết diễn ra trong cùng kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế, cụ thể như:
- Các giao dịch đối với các sản phẩm có chung quy trình sản xuất, sử dụng các nguyên vật liệu chính như nhau hoặc cùng chung một tổ, nhóm theo tiêu thức phân tổ, phân nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Danh mục thống kê hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành khi thực hiện phân tích so sánh tiêu thức chức năng hoạt động của doanh nghiệp;
- Các giao dịch kinh doanh nhỏ lẻ mà việc gộp chung tạo thành một giao dịch hoàn chỉnh;
- Các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết do một doanh nghiệp thực hiện nhưng không thể phân bổ hợp lý doanh thu hoặc chi phí có liên quan cho từng loại giao dịch. Trong trường hợp này, giao dịch được gộp chung được coi là giao dịch liên kết và mức giá của các sản phẩm trong giao dịch được gộp chung sẽ là mức giá cao nhất của một trong các sản phẩm có liên quan nếu là giao dịch bán ra hoặc mức giá thấp nhất của một trong các sản phẩm có liên quan nếu là giao dịch mua vào.
1.3.3 Giá thị trƣờng và phƣơng pháp xác định giá thị trƣờng 1.3.3.1 Khái niệm giá thị trƣờng 1.3.3.1 Khái niệm giá thị trƣờng
Giá thị trường là giá sản phẩm theo thỏa thuận khách quan trong giao dịch kinh doanh trên thị trường giữa các bên không có quan hệ liên kết (các bên độc lập).
1.3.3.2 Xác định giá thị trƣờng nhƣ thế nào?
Nội dung các phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết (Phụ lục II)
1.4 Khái quát chung về chuyển giá 1.4.1 Chuyển giá là gì? 1.4.1 Chuyển giá là gì?
Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá trị mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tài sản trong quan hệ giữa các bên liên kết. Hành vi đó có đối tượng tác động là giá cả được tính toán có phần “khác lạ” so với giá của thị trường và được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá, tài sản, cung cấp dịch vụ nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết.
1.4.2 Sự khác biệt giữa Gian lận giá và Chuyển giá [23]
Chuyển giá và gian lận về giá là hai hành vi có sự khác nhau tương đối và có khi gian lận giá bao hàm cả chuyển giá với cùng mục đích tối thiểu hóa số thuế phải nộp.
Ngược lại, chuyển giá cũng được xem là gian lận giá một cách tinh vi hơn. Kết quả cuối cùng của cả hai hành vi chuyển giá và gian lận giá đều dẫn đến việc xác định nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của các chủ thể kinh doanh không đúng với