Mua bán khép kín

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 81 - 82)

8. Bố cục của đề tài

2.3.4.1 Mua bán khép kín

Sơ đồ 2.4: Cơ chế điều chỉnh giá mua bán hàng hóa giữa công ty mẹ và công ty con

[Nguồn: Tác giả thu thập và tự thiết kế] Cụ thể như trường hợp Công ty TNHH Sung Shin Vina chuyên sản xuất, gia công mô tơ điện các loại, có hoạt động giao dịch liên kết với công ty mẹ tại Hàn quốc, bán 100% sản phẩm cho công ty mẹ, trong đó, có một số trường hợp giao hàng cho các đơn vị khác theo chỉ định của công ty mẹ. Theo số liệu kê khai của công ty thì từ năm 2007 đến năm 2010, doanh thu của công ty tăng trưởng rất cao nhưng lại liên tục lỗ năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:

+ Năm 2008 doanh thu 140,3 tỷ đồng, lỗ 9,1 tỷ đồng. + Năm 2009 doanh thu 269,8 tỷ đồng, lỗ 18,3 tỷ đồng. + Năm 2010 doanh thu 609,5 tỷ đồng, lỗ 21,7 tỷ đồng.

Sau khi cơ quan thuế làm việc đấu tranh về giá bán sản phẩm, xác định lại giá bán sản phẩm của công ty cho công ty mẹ trong các năm 2007-2010 cho thấy, giá bán đều thấp hơn giá thị trường từ 10-15%, sau đó công ty tự điều chỉnh lại giá bán, xác định lại doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh thu trong 4 năm đều tăng đáng kể, chỉ duy nhất năm 2007 công ty được xác định có số lỗ trên 4,42 tỷ đồng, còn lại các năm 2008-2010 không những công ty không lỗ mà còn có số lãi năm 2008 lãi gần 8,5 tỷ đồng, năm 2009 lãi trên 15,5 tỷ đồng, năm 2010 lãi trên 55,7 tỷ đồng.

Như vậy, nếu không được miễn, giảm thuế theo chính sách ưu đãi thuế thì công ty sẽ bị truy thu thuế khá lớn nhưng do được miễn Thuế TNDN trong 3 năm đầu nên công ty chỉ bị truy thu, xử phạt vi phạm và nộp chậm tổng số tiền 133,3 triệu đồng.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 81 - 82)