Khái quát chung về chuyển giá

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 33)

8. Bố cục của đề tài

1.4 Khái quát chung về chuyển giá

1.4.1 Chuyển giá là gì?

Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá trị mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tài sản trong quan hệ giữa các bên liên kết. Hành vi đó có đối tượng tác động là giá cả được tính toán có phần “khác lạ” so với giá của thị trường và được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá, tài sản, cung cấp dịch vụ nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết.

1.4.2 Sự khác biệt giữa Gian lận giá và Chuyển giá [23]

Chuyển giá và gian lận về giá là hai hành vi có sự khác nhau tương đối và có khi gian lận giá bao hàm cả chuyển giá với cùng mục đích tối thiểu hóa số thuế phải nộp.

Ngược lại, chuyển giá cũng được xem là gian lận giá một cách tinh vi hơn. Kết quả cuối cùng của cả hai hành vi chuyển giá và gian lận giá đều dẫn đến việc xác định nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của các chủ thể kinh doanh không đúng với quy định của luật pháp.

Tuy nhiên, đối với gian lận giá thì một doanh nghiệp tự mình có thể làm được nhưng với hành vi chuyển giá thì chỉ có thể được thực hiện bởi cả hai bên mua và bán hoặc cùng với bên thứ ba.

Ví dụ: Khai giá nhập khẩu thấp hơn giá thực tế nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu; thực tế bán hàng giá cao nhưng lập hoá đơn, hạch toán doanh thu theo mức giá thấp hơn để trốn thuế giá trị gia tăng (VAT), trốn Thuế TNDN được xem là các hành vi gian lận giá.

Một công ty X, bán mặt hàng A theo giá thị trường là 50.000 đồng/cái, ai mua cũng bán vì người bán, người mua không có ràng buộc liên kết gì. Cũng loại hàng hoá đó nhưng công ty mẹ bán cho công ty con chỉ với giá 30.000 đồng/cái, kết quả là công ty mẹ giảm lãi hoặc tăng lỗ số tiền 20.000 đồng, công ty con sẽ tăng lãi hoặc giảm lỗ tương ứng là 20.000 đồng. Giao dịch này giữa công ty mẹ và công ty con được xác định là chuyển giá.

1.4.3 Mục đích của hoạt động chuyển giá

Mục đích cuối cùng của hành vi chuyển giá không gì khác chính là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xét trên phương diện tổng thể. Việc xác định giá giao dịch giữa các thành viên của các bên liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.

Hơn thế, chuyển giá cũng giúp các doanh nghiệp tránh được rắc rối trong việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài như khó mua ngoại tệ hay giới hạn sở hữu ở một số ngành nghề: tài chính ngân hàng, bất động sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên,…

1.4.4 Nguyên nhân của hoạt động chuyển giá 1.4.4.1 Nguyên nhân từ bên trong [21] 1.4.4.1 Nguyên nhân từ bên trong [21]

Hình ảnh đẹp của Báo cáo tài chính

Để có một hình ảnh đẹp về tình hình tài chính trước các cổ đông và các bên hữu quan khác trong một số trường hợp khi phạm phải các sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sai lầm trong việc nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường, các

chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm quá cao và hậu quả là tình trạng thua lỗ của MNC tại chính quốc hay của các công ty thành viên tại các quốc gia khác thì chuyển giá là một giải pháp để có thể thực hiện được ý đồ trên. Chuyển giá giúp các MNC chia sẻ việc thua lỗ với các thành viên, nhờ vậy các khoản thuế phải nộp giảm xuống và tình hình kinh doanh trở nên sáng sủa hơn một cách giả tạo, vi phạm pháp luật của các quốc gia.

Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh [12- Điều 60]

Cơ sở cho việc chuyển giá xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp được quyền quyết định giá trong các giao dịch. “Nhà đầu tư tự quyết định giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung ứng; trường hợp hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá thì giá bán được thực hiện theo khung giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố’’.

Do đó, trong quan hệ với các bên liên kết, các doanh nghiệp được toàn quyền định mua, bán, trao đổi những hàng hoá hoặc dịch vụ theo mức giá họ mong muốn và được thể hiện trong các văn kiện, hợp đồng được luật pháp quốc tế bảo hộ. Quyền này được pháp luật về kinh doanh của mọi quốc gia thừa nhận, nó chỉ bị hạn chế bởi các quy định pháp luật có liên quan, chẳng hạn như pháp luật về cạnh tranh, về thương mại hoặc chính bởi những điều luật về định giá chuyển giao.

Chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng

Chiếm lĩnh được thị trường là một trong những tham vọng của các MNC. Để làm được điều đó, MNC phải đánh bật được các đối thủ của mình, đồng thời chiếm toàn bộ quyền kiểm soát và quyền sở hữu công ty. MNC thực hiện việc này bằng cách tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm trong giai đoạn mới thâm nhập thị trường, làm cho MNC bị lỗ nặng và kéo dài. Bằng nguồn lực tài chính dồi dào của mình, các MNC thực hiện hành vi chuyển giá bất hợp pháp để kéo dài tình trạng thua lỗ nhằm chiếm lấy quyền kiểm soát và quyền quản lý công ty. Tồi tệ hơn là đẫy các đối tác ra khỏi hoạt động kinh doanh và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát cũng như sở hữu công ty. Sau khi chiếm lĩnh được thị trường, các

MNC thực hiện nâng giá sản phẩm để bù đắp cho phần lỗ lúc trước. Tình trạng này thường thấy ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà trình độ quản lý còn nhiều yếu kém.

Giảm thiểu rủi ro

Ngoài ra, các MNC còn thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu rủi ro khi giao dịch các sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược,…

1.4.4.2 Nguyên nhân từ bên ngoài

Chuyển giá là một tất yếu khách quan trong hoạt động sản xuất kinh mang tính toàn cầu hóa mà nguyên nhân chính của nó là do có sự chênh lệch về thuế suất giữa các quốc gia. Trong hoạt động kinh doanh mang tính toàn cầu, thuế thấp tạo nên một lợi thế cạnh tranh và vì vậy các tập đoàn đa quốc gia luôn tìm cách chuyển các hồ sơ thuế về nơi có mức thuế thấp để khai thác lợi thế cạnh tranh ấy. “Chuyển giá là một trong những lý do mà phần lớn các tập đoàn đa quốc gia ưu tiên đầu tư tại Việt Nam và do đó nếu không còn lý do này, họ sẽ bỏ đi nơi khác” - Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, Giám đốc Công ty luật Nam Hùng cho biết.

Sự khác biệt về môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, chính sách, pháp luật, thể chế giữa các quốc gia

Thuế suất

Hiện nay chính sách thuế giữa các quốc gia có sự chênh lệch rất lớn, chính vì điều đó đã tạo môi trường thuận lợi để MNC thực hiện hành vi chuyển giá. Có rất nhiều quốc gia ban hành một chính sách thuế vô cùng ưu đãi nhằm thu hút dòng vốn quốc tế chảy vào nước mình, đặc biệt ở một số quốc gia áp dụng mức thuế suất vô cùng thấp, thường được gọi là “thiên đường thuế”, trong khi đó thì các quốc gia còn lại đánh mức thuế suất tương đối cao.

Thuế suất Thuế TNDN một số quốc gia và vùng lãnh thổ (Phụ lục III)

Ở Việt Nam, cùng với tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế và cam kết gia nhập WTO, hàng rào thuế quan sẽ ngày một thu hẹp. Khi tham gia các Khu

vực thương mại tự do (FTA), Việt Nam sẽ phải tự do hóa thuế quan (giảm thuế nhập khẩu xuống 0%) của đại đa số các mặt hàng. Tuy nhiên, theo cam kết trong lộ trình cắt giảm thuế quan FTA một số khu vực từ 2010-2020 hoặc 2010-2025 thì vẫn còn một số nhóm mặt hàng với thuế suất tương đối cao từ 20-50% (Phụ lục VII).

Biểu đồ 1.1: So sánh thuế suất Thuế TNDN Việt Nam với các nƣớc (2006-2011)

Ngoài ra, trong Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08 tháng 9 năm 2011của Bộ Tài chính cũng đã thể hiện “điều chỉnh giảm mức thuế suất Thuế TNDN theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẫy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh”, nhưng có lẽ điều này sẽ không diễn ra sớm và mức điều chỉnh giảm vẫn còn ở mức khá cao từ 22-23% so với 25% như hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân chính của hoạt động chuyển giá hiện nay của các doanh nghiệp FDI.

Chính sách ƣu đãi thu hút đầu tƣ

Lợi dụng sự ưu đãi mà các quốc gia đưa ra trong chính sách kêu gọi đầu tư đặc biệt là các ưu đãi thuế như hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam sử dụng như là một trong những công cụ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, MNC xem công ty con đặt tại các quốc gia này như một nơi tập trung toàn bộ lợi nhuận của MNC, thực hiện hành vi chuyển giá để lại hậu quả xấu cho nước tiếp nhận đầu tư.

Tỷ giá

Với mục tiêu bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, MNC rút vốn đầu tư ở quốc gia mà họ kỳ vọng vào việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai. Như vậy lúc này ngoài lợi nhuận thu được, MNC còn thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch do sự biến động có lợi về tỷ giá.

Hoạt động liên doanh, liên kết

Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động liên doanh liên kết, MNC định giá thật cao các yếu tố đầu vào từ công ty mẹ đẻ nắm quyền quản lý.

Lạm phát

MNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao để bảo toàn số vốn đầu tư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư bị mất giá.

MNC sẽ thực hiện chuyển giá để chống lại các tác động bất lợi của các chính sách kinh tế ở nước đang đầu tư; mặt khác hoạt động chuyển giá làm giảm các khoản lãi dẫn đến giảm áp lực đòi tăng lương của lao động tại nước đầu tư.

Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012-2013 sẽ tiếp tục có sự giảm tốc xa hơn do ảnh hưởng bất lợi từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu của Mỹ và châu Âu, song song với hoạt động giảm bớt đầu tư của các doanh nghiệp. Mỹ và các quốc gia khối EU là hai khu vực có lượng thu hút đầu tư lớn vào Viêt Nam, đồng thời cũng là hai thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nên sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu này sẽ không kết thúc vào cuối năm nay và đầu năm sau. Theo dự báo của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3,2% trong năm 2012, giảm so với mức 4,0% năm 2011 và thấp hơn 5,1% của năm 2010.

Bảng 1.4: Bảng dự báo tăng trƣởng kinh tế Mỹ năm 2012-2013

Năm Tăng trƣởng GDP Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu

2012 2,2% 4,6% 2,2%

2013 1,8% 4,8% 1,8%

[Nguồn: 29]

Bảng 1.5: Bảng dự báo tăng trƣởng kinh tế các nƣớc EU năm 2012-2013 Năm Tăng trƣởng GDP Tổng nợ chính phủ(%GDP) Kim ngạch nhập khẩu

2012 -0,2% 91,0% 2,2%

2013 0,9% 92,2% 1,8%

[Nguồn: 29] Trước tình hình dự báo khó khăn đó, bên cạnh việc thực hiện tiết giảm chi phí nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, duy trì và tăng lợi nhuận thì không loại trừ việc các doanh nghiệp sử dụng hoạt động chuyển giá nhằm giảm số thuế phải nộp.

Khó phát hiện và chế tài xử lý chƣa nghiêm

Chuyển giá thông qua các giao dịch hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư qua biên giới sẽ khó bị phát hiện hơn so với các gian lận khác và kể cả trong trường hợp bị phát hiện thì việc xử lý cũng không hề đơn giản, hiệu quả cao bởi chính phủ của mỗi nước thường có thiên hướng bảo vệ doanh nghiệp của mình vì lợi ích quốc gia.

1.4.5 Tác động của hoạt động chuyển giá [21] 1.4.5.1 Đối với MNCs 1.4.5.1 Đối với MNCs

Tác động tích cực

Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư như thuế suất, lĩnh vực đầu tư,...tạo điều kiện cho các MNC dễ dàng trong việc thực hiện giảm thiểu trách nhiệm ở quốc gia MNC đang đầu tư.

Thực hiện chuyển giá, các MNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng có được dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác.

Thực hiện chuyển giá sẽ giúp các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các nước đang đầu tư với những điều kiện thuận lợi vốn có của nó.

Tác động tiêu cực

Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện chế tài thì các MNC phải chịu một khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó,… dẫn tới sự chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở những nước MNC đi đầu tư sau đó.

Đây là hành động mang tính “chụp giật”, không phải là chiến lược kinh doanh lâu dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu, nhãn hiệu trên thương trường quốc tế, thậm chí mất thương hiệu hoặc người tiêu dùng không biết đến do thời gian hoạt động của doanh nghiệp quá ngắn.

1.4.5.2 Đối với các quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tƣ

Tác động tích cực

Khi có hoạt động chuyển giá ngược, do nước thu hút đầu tư có mức thuế thu nhập thấp làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới mọi dạng sẽ an toàn và tốt hơn việc trực tiếp vay nợ thương mại. Hơn nữa, điều này còn tránh cho nước tiếp nhận đầu tư

những khó khăn, lúng túng ban đầu về thị trường, kinh nghiệm quản lý-kinh doanh quốc tế. Cùng với những bảo đảm pháp lý có tính quốc tế, thì quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể chủ động sử dụng các công cụ điều tiết như ưu đãi thuế, tài chính, tiền tệ, các chính sách thủ tục hành chính,… các nước chủ nhà có thể hướng dẫn luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đúng chỗ, đúng lúc, đủ khối lượng cần thiết theo kế hoạch định hướng sự phát triển kinh tế-xã hội của mình.

Tác động tiêu cực

Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do việc thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC làm các luồng vốn chảy vào nhanh mạnh, sau đó lại có xu hướng rút ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau.

Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là người được hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với các khó khăn tài chính khi các MNC thoái vốn do các thu nhập không bền vững trước đây trong ngắn hạn.

Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô và khó khăn trong việc thúc đẫy các ngành sản xuất trong nước phát triển.

Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)