8. Bố cục của đề tài
2.3 Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI
Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số hồ sơ nghi vấn giá 543 760 247
Số hồ sơ xác định giá 488 707 237
Số hồ sơ chấp nhận giá 327 577 100
Số hồ sơ bác bỏ 161 130 137
Số hồ sơ chuyển giá - - 01
[Nguồn: 4] Trong suốt chặng đường hoạt động, Hải quan Bình Dương là một trong những đơn vị tiêu biểu dẫn đầu trong công tác thu nộp ngân sách Nhà nước, hàng năm đều được Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Tổng cục Hải quan tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Đặc biệt, trong năm 2011, Cục Hải quan Bình Dương đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng để ghi nhận kết quả, thành tích Cục Hải quan Bình Dương đã đạt được trong 20 năm hình thành và phát triển.
2.3 Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dƣơng Dƣơng
2.3.1 Một bộ phận kinh doanh có lãi và đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nƣớc.
Bảng 2.13 Số tiền thuế thu nộp NSNN của doanh nghiệp FDI tại Bình Dƣơng (2009-2011)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền thuế doanh nghiệp FDI 2.962,45 3.186,09 3.585,13 Số tiền thuế thu nộp NSNN tại Cục Thuế 9.920,31 12.950,25 15.140,42
So sánh 29,86% 24,60% 23,68%
Số thu thuế từ các doanh nghiệp FDI luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng từ 23% - 29% trong tổng thu ngân sách Nhà nước thuộc cơ quan thuế quản lý trên địa bàn và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu so sánh với tỷ trọng xuất khẩu của FDI thì tỷ lệ này là chưa cao và chưa phản ánh đúng thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sỡ dĩ Bình Dương có được kết quả đó là do:
+ Các năm qua Bình Dương là một trong những địa phương thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư nên số lượng doanh nghiệp FDI tăng qua các năm, dẫn đến số tiền thuế thu nộp ngân sách cũng tăng tỉ lệ thuận theo.
+ Số tiền thuế của các doanh nghiệp FDI chủ yếu là Thuế VAT. Các nguồn thuế khác trong đó có cả Thuế TNDN là tương đối nhỏ từ 12-28%, mà một trong những nguyên nhân cơ bản của nó xuất phát từ việc kê khai lỗ liên tục cũng như những ưu đãi về chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp FDI, cụ thể là 12,83% năm 2009, 28.09% năm 2010 và 25,07% năm 2011.
Bảng 2.14: Số tiền Thuế TNDN của các doanh nghiệp FDI (2009-2011)
Năm Đơn vị tính: tỷ đồng TNDN TNCN VAT TTĐB Khác Tổng cộng 2009 380 297 833 59 1.393,45 2.962,45 2010 895 616 784 104 787.09 3.186,09 2011 899 714 874 88 1.010,13 3.585,13 [Nguồn: 7] + Ngoài ra, do đặc thù doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Bình Dương phần lớn là doanh nghiệp đầu tư trong các KCN được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, đồng thời, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất hàng xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá khuyến khích xuất khẩu có thuế suất ưu đãi 0%, được hoàn thuế hoặc không thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu khi có sản phẩm xuất khẩu, cùng với chính sách thuế suất hàng nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm do tác động của các cam kết thuế quan khi gia nhập các Tổ chức thương mại khu vực (FTA) và thế giới (WTO).
Cụ thể là trong tổng số 3.197 doanh nghiệp làm thủ tục XNK tại Cục Hải quan Bình Dương thì có đến 90% doanh nghiệp làm thủ tục theo loại hình nhập gia công được miễn thuế, chiếm 21% trên tổng kim ngạch nhập khẩu; trên 10% doanh nghiệp làm thủ tục theo loại hình sản xuất xuất khẩu, được hoàn thuế nhập khẩu khi có sản phẩm thực xuất khẩu (không thuộc diện nộp thuế vào ngân sách Nhà nước), chiếm 17% tổng kim ngạch nhập khẩu. Do đó, mặc dù kim ngạch tăng, doanh nghiệp đầu tư tăng nhưng chủ yếu thuộc loại hình nhập khẩu không thuộc diện nộp thuế vào ngân sách nên tốc độ tăng thu thuế nhập khẩu do tác động của yếu tố tăng kim ngạch nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu.