Thành lập Tổ chuyên trách phụ trách chống chuyển giá

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 117)

8. Bố cục của đề tài

3.3.5.3Thành lập Tổ chuyên trách phụ trách chống chuyển giá

Rõ ràng chuyển giá không phải là hành vi vi phạm pháp luật thuế đơn giả mà nó thể hiện mức độ nghiêm trọng và tính chất tinh vi cao. Vì vậy, việc thành lập bộ phận, tổ chuyên trách phụ trách công tác chống chuyển giá là hết sức cần thiết. Như thế, chúng ta mới có thể đi vào hoạt động chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn.

Ở đây, Tổ chuyên trách cần phải được mở rộng thầm quyền điều tra, xác minh, mua tin và chế độ kinh phí phục vụ công tác, kể cả điều tra, xử lý các vi phạm có tính chất phức tạp, phạm vi rộng, liên quan đến đối tác ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3.3.5.4 Có chế độ phụ cấp, khen thƣởng, kỷ luật minh bạch

Bên cạnh lương cần có chế độ phụ cấp công việc đặc thù cho cán bộ làm công tác chống chuyển giá, cũng như những khen thưởng, động viên kịp thời, xứng đáng đối với những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác.

Ngoài ra, để hạn chế những tiêu cực phát sinh trong việc cán bộ thừa hành cấu kết tiếp tay với doanh nghiệp trong việc làm sai lệch giá trong giao dịch kinh doanh thì cần phải có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng, thậm chí có thể xử lý hình sự tùy theo mức độ và hành vi thực hiện.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Công tác kiểm tra chống chuyển giá là công việc đầy khó khăn và thách thức mà nếu chỉ ở góc độ một mình địa phương tỉnh Bình Dương thì không thể thực hiện được. Nó cần có sự chung tay góp sức của nhiều cơ quan, địa phương và các quốc gia. Trong phạm vi bài nghiên cứu và cũng từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả đã đưa ra một số giải pháp trước mắt chỉ cố gắng kiểm soát các hoạt động chuyển giá, hướng nó theo một chiều hướng tích cực nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của doanh nghiệp gắn với thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, chứ chưa thể ngăn chặn, triệt tiêu được.

Nhìn chung, các giải pháp trong phạm vi bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở tính chất là các giải pháp tình thế cấp thiết, “cầm triệu chứng” chứ chưa thể giải quyết tận gốc nguyên nhân cũng như hậu quả của hoạt động chuyển giá gây ra. Trên cơ sở những giải pháp mang tính cấp thiết nhằm góp phần kiểm soát hoạt động chuyển giá trong thời gian này: kiểm soát giao dịch liên kết, thanh kiểm tra các doanh nghiệp kê khai lỗ, lỗ liên tục, lỗ quá vốn chủ sở hữu,…thì giải pháp mang tính bền vững về lâu về dài vẫn là hoàn thiện cơ sở pháp lý vững vàng, xây dựng cơ sở dữ liệu giá thống nhất và đầy đủ, đặc biệt vẫn là chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, tạo dựng niềm tin và động lực cho nhà đầu tư tham gia đầu tư tại Việt Nam với những ưu thế khác: lao động trình độ cao, môi trường kinh doanh lành mạnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn ngay tại nội địa,…

Để có thể thực hiện tốt các giải pháp trên, bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan quản lý địa phương, cần phải có sự hỗ trợ, chỉ đạo từ các cơ quan, tổ chức của Quốc hội, Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Tổng Cục Thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cũng như xây dựng nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác…Chỉ khi đó, mới có thể kiểm soát được hoạt động chuyển giá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có thể nói chuyển giá là hiện tượng tất yếu, không chỉ xảy ra ở Bình Dương hay địa phương nào khác ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Trong hoạt động kinh doanh mang tính toàn cầu, thuế suất thấp hay với nhiều ưu đãi sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh và vì vậy các tập đoàn đa quốc gia luôn tìm cách chuyển các hồ sơ thuế từ nơi có mức thuế suất cao về nơi có mức thuế thấp để khai thác lợi thế cạnh tranh này. Kê khai lỗ, lỗ liên tục 3-5 năm, thậm chí 10 năm, “lỗ giả lãi thật” đó là điệp khúc “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương nhưng cơ sở pháp lý nào để xử lý triệt để vấn đề này là chưa đảm bảo. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm xem ra là không khả thi trong thời gian này.

Một khi mà thuế suất thu nhập ở Việt Nam còn khá cao và Bình Dương vẫn đang thực hiện chính sách kêu gọi thu hút đầu tư thì hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương chắc chắn sẽ còn tiếp tục ở những năm tiếp theo. Mục tiêu cơ bản của các giải pháp đưa ra là cố gắng kiểm soát và hướng nó theo chiều hướng hoạt động tích cực, đảm bảo cân bằng giữa thu hút đầu tư và thu nộp ngân sách Nhà nước chứ chưa thể ngăn chặn. Chỉ khi chúng ta chứng minh cho các nhà đầu tư thấy, một khi họ chịu đầu tư lâu dài thay vì chỉ để chuyển giá, họ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn thì khi đó công tác quản lý kiểm soát hoat động mới đạt hiệu quả.

Để các cơ quan chức năng Bình Dương có thể kiểm soát, tiến tới ngăn chặn hoạt động chuyển giá doanh nghiệp FDI tại Bình Dương và để có thể thực hiện được các giải pháp ở trên thì đòi hỏi phải có sự hợp tác, hỗ trợ từ nhiều phía, cụ thể:

1. Về chính sách, văn bản pháp luật 1.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ 1.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ

Cần bổ sung một số điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế. Về lâu dài cần sớm triển khai lấy ý kiến, soạn thảo và ban hành Luật Chống chuyển giá - đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ

có ý nghĩa đối với quản lý Thuế TNDN mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên...

Xem xét việc mở rộng thầm quyền xử lý của cơ quan thuế: điều tra, xác minh cũng như nguồn kinh phí chi phục vụ việc mua tin, hỗ trợ hoạt động điều tra chống chuyển giá,…

1.2 Đối với Bộ Tài chính

1.2.1 Bổ sung hoặc sữa đổi một số nội dung trong Thông tƣ số 66/2010/TT-BTC

Quy định về xử lý phạt vi phạm hành chính trong việc thực hiện kê khai giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT, hiện tại các văn bản quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế như Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007; Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 chưa có quy định cụ thể xử lý trong trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai giao dịch liên kết.

Đề nghị nghiên cứu các phương pháp xác định giá thị trường phù hợp với điều kiện Việt Nam để thay thế hoặc bổ sung các phương pháp quy định trong Thông tư số 66/2010/TT-BTC.

Trước mắt, trong điều kiện chưa hoàn thiện về chính sách đề nghị Bộ Tài chính cho phép cơ quan thuế được áp dụng biện pháp tạm dừng hoàn thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá để hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá.

1.2.2 Thành lập ngân hàng giá áp dụng thống nhất trong toàn quốc

Tổng cục Thuế là đơn vị đầu mối hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về giá, tiến tới việc thành lập ngân hàng giá áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

Trên cơ sở đó, xây dựng bộ tiêu chí phát hiện các dấu nghi vấn hoạt động chuyển giá áp dụng đối với cả các doanh nghiệp đầu tư trong nước.

1.2.3 Thực hiện cơ chế định giá trƣớc (APA)

Nghiên cứu, đánh giá và triển khai thực hiện cơ chế định giá trước (APA) rộng rãi trong toàn quốc.

Kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét việc doanh nghiệp được hưởng % số tiền thuế truy thu từ việc cung cấp thông tin chứng minh hoạt động chuyển giá của chính đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề để khuyến khích doanh nghiệp cung cấp thông tin và tuân thủ pháp luật thuế.

1.3 Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

Xem xét việc trao quyền tự chủ, cơ chế tự cân đối và ban hành một số ưu đãi, miễn giảm: quy định giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất,…cho Sở kế hoạch - Đầu tư và Ban Quản lý các KCN địa phương tỉnh Bình Dương.

2. Về công tác quản lý 2.1 Đối với Tổng cục Thuế 2.1 Đối với Tổng cục Thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1 Hoàn thiện các quy trình thanh tra, kiểm tra thuế

Đề nghị Tổng Cục Thuế nghiên cứu hoàn thiện các quy trình thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng lồng ghép với công tác chống chuyển giá. Đồng thời khắc phục những hạn chế trong Quy trình 528/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế như: giảm số lần và thời gian thông báo giải trình;

2.1.2 Hƣớng dẫn cụ thể về trình tự, cơ sở ấn định thuế đảm bảo mang tính khả thi.

2.2 Đối với Tổng cục Hải quan

Cần bổ sung thêm nội dung công tác chống chuyển giá trong công tác xác định giá tính thuế đối với hàng hóa XNK trong quá trình làm thủ tục Hải quan trong Quyết định 103/QĐ-TCHQ, ngày 24/01/2011 quy định về việc ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác giá tính thuế đối với hàng hóa XNK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 130/2008/TT-BTC, ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính.

[2]. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 66/2010/TT-BTC, ngày 22/10/2010 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, Bộ Tài chính.

[3]. Chu Viết Luân (2008), Bình Dương hội nhập, bài học thành công – Binh Duong Intergration, Successful Lessons, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4]. Cục Hải quan Bình Dương, Báo cáo tổng kết công tác năm 2008-2011, Cục Hải quan Bình Dương, Bình Dương.

[5]. Cục Hải quan Bình Dương (2012), Công văn số 96/HQBD-TXNK về việc ban hành Danh mục rủi ro hàng xuất khẩu, nhập khẩu cấp cục, Cục Hải quan Bình Dương, Bình Dương.

[6]. Cục Thuế Bình Dương, Báo cáo tổng kết vi phạm hành chính về thuế năm 2008-2011, Cục Thuế Bình Dương, Bình Dương.

[7]. Cục Thuế Bình Dương, Báo cáo kết quả công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2011 và công tác kiểm tra chống chuyển giá 6 tháng cuối năm 2011 đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2011, Cục Thuế Bình Dương, Bình Dương.

[8]. Nguyễn Văn Nam (2011), Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Tp.Hồ Chí Minh.

[9]. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[10]. Tổng Cục Thuế (2008), Quyết định 528/QĐ-TCT, ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, Tổng Cục Thuế, Bộ Tài chính.

[11]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội Bình Dương năm 2009-2011, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Bình Dương. [12].http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/www.ven.vn/De-FDI-dong-gop- nhieu-hon-vao-nen-kinh-te/8085230.epi [13].http://www.baomoi.com/Thu-hut-FDI-Binh-Duong--Huong-ve-muc-tieu-phat- trien-moi/45/4963867.epi [14].http://www.binhduong.gov.vn/vn/status_pages.php?id=414&idcat=18&idcat2= 0 [15].http://binhduong.gov.vn/vn/news_detail.php?id=6930&idcat=17&idcat2=6 [16].http://www.bsc.com.vn/News/2010/5/17/93895.aspx [17].http://haiquanbinhduong.gov.vn/Default.aspx?p=sodo [18].http://haiquanbinhduong.gov.vn/Default.aspx?p=dtnews&type=150&newsid=4 014 [19].http://kcn.binhduong.gov.vn/bantin/pages/CMSDetail.aspx?TabID=10&MenuI D=35&Type=P&ArticleID=ARTICLE11060111&PublishAble=0&CancelPublishA ble=1&ReturnAble=0 [20].http://www.kpmg.com/global/en/issuesandinsights/articlespublications/pages/c orporate-indirect-tax-rate-survey-2011.aspx [21].http://www.scribd.com/doc/53541784/22/Tinh-hinh-chung-v%E1%BB%81- chuy%E1%BB%83n-gia-hi%E1%BB%87n-nay-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t- Nam [22].http://tamnhin.net/ThegioiVietNam/9643/Lo-trinh-cat-giam-thue-quan-FTA- Asean.html [23].http://www.tapchitaichinh.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8Bn%E1%BB

%99idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/4155/Def ault.aspx [24].http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/65420/ [25].http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia [26].http://vietbao.vn/Kinh-te/Binh-Duong-Gia-cho-thue-dat-KCN-qua- cao/10765792/87/ [27].http://vn.360plus.yahoo.com/hoada131/article?mid=68 [28].http://vneconomy.vn/20100707041541521P0C99/nhung-thien-duong-thue- hang-dau-the-gioi.htm [29].http://vneconomy.vn/2011120110202826P0C99/9-du-bao-kinh-te-the-gioi- 20122013-cua-goldman-sachs.htm [30].http://vneconomy.vn/20080729085428921P0C5/doanh-nghiep-dau-tu-nuoc- ngoai-ong-la-ai.htm

PHỤ LỤC I

DANH MỤC ĐỊA BÀN ƢU ĐÃI THUẾ TNDN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008)

STT Tỉnh Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

1 Bắc Cạn Toàn bộ các huyện và thị xã 2 Cao Bằng Toàn bộ các huyện và thị xã 3 Hà Giang Toàn bộ các huyện và thị xã 4 Lai Châu Toàn bộ các huyện và thị xã 5 Sơn La Toàn bộ các huyện và thị xã 6 Điện Biên Toàn bộ các huyện và thành phố

Điện Biên

7 Lào Cai Toàn bộ các huyện Thành phố Lào Cai 8 Tuyên

Quang Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa Các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang 9 Bắc Giang Huyện Sơn Động Các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp

Hòa

10 Hòa Bình Các huyện Đà Bắc, Mai Châu

Các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy

11 Lạng Sơn Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng

12 Phú Thọ Các huyện Thanh Sơn, Yên Lập

Các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Sông Thao, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy

13 Thái

Nguyên Các huyện Võ Nhai, Định Hóa

Các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ

14 Yên Bái Các huyện Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu

Các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ 15 Quảng Ninh Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải

đảo thuộc tỉnh Huyện Vân Đồn

17 Hà Nam Các huyện Lý Nhân, Thanh Liêm

18 Nam Định Các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng

19 Thái Bình Các huyện Thái Thụy,

Tiền Hải 20 Ninh Bình

Các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô

21 Thanh Hóa

Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lanh Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lạc, Như Thanh, Như Xuân

Các huyện Thạch Thành, Nông Cống

22 Nghệ An Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn

Các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương

23 Hà Tĩnh Các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang

Các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc

24 Quảng Bình Các huyện Tuyên Hóa, Minh

Hóa, Bố Trạch Các huyện còn lại 25 Quảng Trị Các huyện Hướng Hóa, Đắc

Krông Các huyện còn lại

26 Thừa Thiên

Huế Các huyện A Lưới, Nam Đông

Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang 27 Đà Nẵng Huyện đảo Hoàng Sa

28 Quảng Nam

Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành và các đảo Cù Lao Chàm

Các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29 Quảng Ngãi

Các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà và huyện đảo Lý Sơn

Các huyện Nghĩa Thành, Sơn Tịnh

30 Bình Định Các huyện An Lão, Vĩnh Thạch, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn

Các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ

31 Phú Yên Các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa

Các huyện Sông Cầu, Đông Hòa, Tây Hòa, Tuy An

32 Khánh Hòa

Các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh

Các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 117)