Nhóm giải pháp tăng cƣờng thanh kiểm tra doanh nghiệp kê khai lỗ

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 103)

8. Bố cục của đề tài

3.3.3 Nhóm giải pháp tăng cƣờng thanh kiểm tra doanh nghiệp kê khai lỗ

3.3.3.1 Đối với các doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục

Bảng 3.4 Số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ liên tục 3 năm tại Bình Dƣơng

Chỉ mục 2006-2008 2007-2009 2008-2010

Số DN FDI kê khai lỗ liên tục 203 216 274

Cần xem xét đây là tiêu chí đầu tiên và cơ bản trong việc lựa chọn doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm của công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình và sưu tra doanh nghiệp theo Quyết định 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tiến hành phân loại và tập trung thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn: lỗ, lỗ liên tục, lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể từng bước triển khai công tác chống chuyển giá phù hợp với mức độ phức tạp của từng doanh nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra nợ đọng thuế tại các đơn vị phòng ban liên quan như các Chi cục Hải quan, Phòng Thuế Xuất Nhập khẩu, Phòng thanh tra, kiểm tra Cục Thuế,…và áp dụng các biện pháp đốc thu đối với các doanh nghiệp dạng này.

Phối hợp Ngân hàng Nhà nước kiểm tra xác minh tài khoản giao dịch hiện có của một số doanh nghiệp trọng điểm có nợ đọng thuế có dấu hiệu nghi vấn bỏ trốn.

3.3.3.2 Đối với các doanh nghiệp kê khai lỗ quá vốn chủ sở hữu

Cần xem đây là nhóm các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá ở mức cực cao. Tại sao doanh nghiệp lỗ liên tục, lỗ quá vốn chủ sở hữu mà vẫn mở rộng sản xuất, doanh thu tăng? Trong điều kiện chưa hoàn thiện về chính sách cần kiến nghị áp dụng các biện pháp như sau:

+ Tạm dừng việc hoàn thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá để hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá.

+ Đề nghị không cho chuyển lỗ đối với các doanh nghiệp dạng này;

+ Hoặc quy định khống chế thời gian chuyển lỗ từ 5 năm xuống còn 3 năm. Đồng thời để nâng cao tính cưỡng chế mang lại hiệu quả cao, cơ quan thuế cần thiết kiến nghị nâng thời hạn xử lý vi phạm về thuế từ 5 năm lên 10 năm, tức là sau khi thanh tra, cơ quan thuế phát hiện ra giá thoả thuận không theo giá thị trường, thì tiến hành truy thu thuế 10 năm trở về trước, tính từ thời điểm tiến hành thanh tra.

3.3.4 Nhóm giải pháp tiếp tục đẫy mạnh việc thực hiện chính sách thu hút đầu tƣ linh hoạt, hiệu quả đầu tƣ linh hoạt, hiệu quả

Đây là điều mà tỉnh Bình Dương đã và đang thực hiện hết sức thành công, đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Mục tiêu cơ bản của giải pháp là phát huy tính tích cực của thu hút đầu tư và tạo niềm tin, động lực cho nhà đầu tư. Một khi nhà đầu tư tin tưởng vào chính sách của tỉnh nhà, thì về lâu dài Bình Dương sẽ thu được nhiều lợi ích hơn như giải quyết công ăn việc làm, tiền thuế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,…

Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 01 năm 2012 chỉ đạt 37,3 triệu USD, tức chỉ bằng 1/40 so với cùng kỳ năm 2011.

Bảng 3.5: Tình hình thu hút đầu tƣ FDI tại Bình Dƣơng (2009-2011) Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Số lượng dự án cấp mới 99 104 76 + 5,05% - 26,92% Số vốn đăng ký mới (triệu USD) 2.022 1.050 409 - 48,08% - 61,07 Số lượng dự án điều chỉnh tăng vốn 125 127 118 + 1,60% - 7,09% Số vốn tăng thêm (triệu USD) 446 490 480 + 9,87% - 1,83% Tổng cộng 2.468 1.540 889 - 37,60% - 42,28% [Nguồn: 11] Tại Bình Dương, vẫn duy trì mức tăng trưởng thể hiện qua các năm. Đây là điều tích cực của tỉnh Bình Dương so với các địa phương khác trong tình hình khó khăn hiện nay, nhưng nhìn tổng thể tình hình thu hút đầu tư tại Bình Dương có sự sụt giảm đáng kể.

Trong năm 2012, tình hình kinh tế thế giới dự báo là diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn đan xen. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015, UBND tỉnh đã đề ra các chỉ

tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2012, cụ thể về kinh tế:

+ Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 13,5%

+ Cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 62% - 34,4% - 3,6%

+ Thu nhập bình quân đầu người khoảng 43 triệu đồng; + Kim ngạch xuất khẩu tăng 20%;

+ Thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài khoảng 1 tỷ đôla Mỹ

Như vậy, so với kết quả thực hiện của ba năm gần đây thì chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhẹ và dự báo sẽ khó có khả năng đạt được chỉ tiêu tăng 15% GDP của toàn tỉnh, cụ thể là: GDP giảm 0,5% so với năm 2011 và giảm 1% so với năm 2010; mức tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 1% so với năm 2011 và 3,5% so với năm 2010.

Bảng 3.6: So sánh chỉ tiêu kinh tế năm 2012 với các năm 2009-2011 Chỉ mục 2012 2011 2010 2009 Chỉ tiêu Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả Tổng sản phẩm GDP (%) 13,5 14,5 14 14 14,5 13 10,3 Kim ngạch xuất khẩu

(%) 20 21,1 21 23 23,5 22 27,8 Thu hút FDI (triệu

USD) 1.000 1.000 0,889 1.000 1.050 1.000 2.468 [Nguồn: 11] Trong điều kiện mà thuế suất, đặc biệt là Thuế TNDN của Việt Nam còn khá cao và chưa có lộ trình cũng như mức độ giảm cụ thể, trong khi việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và triệt tiêu hoạt động chuyển giá là điều không thể thì môi trường kinh doanh là một trong những giải pháp ưu tiên hiện nay có thể giúp thỏa mãn hai yêu cầu là thu hút được nguồn vốn đầu tư đổ vào nhiều, tạo công ăn việc làm và đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Để thực hiện được điều này thì đòi hỏi các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương cần phải nỗ lực hết mình hơn nữa trong việc thực hiện thu hút đầu tư hiệu quả.

3.3.4.1 Nỗ lực cải cách hành chính

Vận hành tốt cơ chế “Một cửa”

Theo thống kê hiện nay Bình Dương có 1.853 bộ tờ khai thủ tục hành chính và 196 văn bản liên quan, trong đó riêng Sở Kế hoạch đầu tư có đến 96 bộ, Ban Quản lý các KCN là 80 bộ và Cục Hải quan là 72 bộ. Qua công tác rà soát, kiến nghị giữ nguyên 766 thủ tục; kiến nghị, sửa đổi, điều chỉnh, đơn giản 1.125 thủ tục, đạt tỷ lệ 59,5%. Các sở, ngành đã xây dựng đề án thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 7/7 huyện, thị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 89/91 xã, phường, thị trấn đã thành lập bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, đi vào hoạt động ổn định, thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, đúng luật. [15]

Cơ chế “một cửa” ở Bình Dương cần được vận dụng một cách linh hoạt với mục tiêu “đơn giản, công khai, minh bạch” nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Cơ chế này không chỉ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân tỉnh hay Sở kế hoạch và Đầu tư Bình Dương mà còn là sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, các địa phương, trong đó tiêu biểu là sự thành công vượt trội của KCN Vietnam-Singapore (VSIP), một trong những KCN kiểu mẫu hiện đại nhất ở Viêt Nam hiện nay.

Với đặc thù của một công ty xây dựng và quản lý KCN trực thuộc Chính phủ, VSIP là đơn vị đầu tiên ở Bình Dương được thành lập Ban quản lý KCN của riêng mình. Từ cấp phép đầu tư (dự án có số vốn dưới 40 triệu USD) đến thẩm định thiết kế kiến trúc và dự toán công trình; cấp mới, gia hạn thị thực cho chuyên gia nước ngoài,…tất cả đều tập trung vào một cửa duy nhất là Ban quản lý KCN VSIP. Hơn 14 năm vận hành cơ chế “một cửa”, VSIP ngày càng mang lại nhiều hơn những giá trị và tiện ích cho doanh nghiệp. Nếu xét riêng phía VSIP, đó là phương cách để KCN xây dựng và khẳng định uy tín, thương hiệu với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu nhìn rộng ra, đó còn là bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.

Bảng 3.7: Thời gian và hồ sơ cấp Giấy phép đầu tƣ tại Bình Dƣơng

Đăng ký cấp Giấy phép đầu tƣ

Trƣớc Sau Ghi chú

05 bộ 03 bộ Dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Bình Dương, không cần có văn bản thoả thuận của các Bộ ngành 05 ngày 03 ngày

[Nguồn: 14]  Rút ngắn thời gian trong công tác cấp Giấy phép kinh doanh

Bên cạnh sự rút ngắn thời gian, đối với một số doanh nghiệp có phát sinh các dịch vụ, thương mại (bán buôn, bán lẻ) cần có ý kiến của Bộ Công Thương thì Ban quản lý các KCN nên chỉ cần trao đổi lấy ý kiến từ Bộ Công Thương. Nếu chấp thuận thì Ban quản lý trình Ủy ban nhân dân thực hiện trực tiếp thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận kinh doanh (Giấy chứng nhận đầu tư) cho doanh nghiệp thay vì phát sinh thêm công đoạn cấp Giấy phép kinh doanh từ Bộ Công Thương, rồi sau đó mới thực hiện tiếp thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận kinh doanh.

Bảng 3.8: Thời gian cấp Giấy phép kinh doanh tại BQL KCN Bình Dƣơng

Trình tự thủ tục Trƣớc Sau So sánh

Doanh nghiệp nhận mẫu đơn, chuẩn bị hồ sơ

& BQL tiếp nhận, kiểm tra. 2 2 0

Ban Quản lý các KCN Bình Dương chuyển

hồ sơ đến Bộ Công Thương 3 2 -1

Bộ Công Thương có ý kiến 15 10 -5

Ban Quản lý các KCN Bình Dương xử lý sau

khi có ý kiến của Bộ Công Thương. 5 3 -2

UBND tỉnh Bình Dương 15 10 -5

Tổng cộng 40 ngày 27 ngày -13 ngày

Thực hiện đăng ký kê khai qua mạng và chữ ký số

Việc này sẽ giúp cho việc hoàn thành hồ sơ được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu sự tiếp xúc không cần thiết giữa cán bộ công chức và doanh nghiệp, điều mà không ít doanh nghiệp đã từng than phiền trước đây.

Hiện tại, Cục Hải quan Bình Dương đã và đang thực hiện thủ tục Hải quan điện tử từ năm 2010 cho 3 loại hình XNK chính là gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh với 754 doanh nghiệp hiện đang khai báo Hải quan điện tử thường xuyên tại 09 địa điểm làm thủ tục của Cục Hải quan Bình Dương. Lũy kế trong 11 tháng đầu năm 2011, toàn Cục đã làm thủ tục Hải quan điện tử cho 348.712 tờ khai (đạt 79,69% so với tổng số tờ khai), kim ngạch khai báo Hải quan điện tử đạt trên 12,3 tỷ USD (chiếm tỷ lệ 80,3%).

Sơ đồ 3.1: Trình tự thủ tục Hải quan điện tử tại Cục Hải quan Bình Dƣơng

Nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, từ ngày 20 tháng 02 năm 2012, Cục Hải quan Bình Dương sẽ tiến hành thực hiện thí điểm chữ kí số đối với 20 doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan quản lý hàng hóa XNK ngoài khu công nghiệp. Sau 1 tháng triển khai thí điểm Cục Hải quan Bình Dương sẽ thực hiện giai đoạn 2, mở rộng tại các Chi cục còn lại vào cuối tháng 3-2012.

3.3.4.2 Chủ động tiếp thị đầu tƣ với chiến lƣợc marketing sắc nét [3]

Không thụ động ngồi chờ các nhà đầu tư, Bình Dương cần chủ động đẫy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị đầu tư. Bên cạnh những phương thức mà các địa phương khác đã vận dụng, công tác tiếp thị đầu tư của Bình Dương cần phát huy cách làm rất riêng với sự góp mặt của chính các nhà đầu tư và tổ chức ngân hàng. Chẳng hạn, khi tiếp thị đầu tư tại thị trường nước ngoài, các đơn vị sẽ mời các doanh nghiệp của nước đó đang đầu tư tại Bình Dương trực tiếp nói về những thuận lợi, ưu thế khi đầu tư tại Bình Dương. Đó là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để chinh phục các nhà đầu tư, kể cả những nhà đầu tư khó tính.

Về phía tỉnh, để tiếp sức cho các hoạt động tiếp thị, lãnh đạo Bình Dương cần tiếp tục hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư. Nói về vai trò của Sở kế hoạch và Đầu tư Bình Dương trong việc hỗ trợ các hoạt động này, ông Huỳnh Văn Trai – Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cho biết: “Mỗi khi có đoàn đầu tư đến làm việc, sở sẽ thông báo cho các công ty đầu tư, phát triển hạ tầng để có kế hoạch chủ động tiếp cận và mời gọi đầu tư. Sở sẽ tạo điều kiện để các công ty giới thiệu tiềm năng, lợi thế và những điều kiện ưu đãi với các nhà đầu tư, qua đó chủ động mời gọi họ”. Ông Trai cũng cho biết thêm: “Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cũng sẵn sàng thân chinh ra nước ngoài để mời gọi đầu tư”. Điều đó thể hiện rõ thiện chí của tỉnh Bình Dương nhằm tạo ưu thế cho đoàn tiếp thị đầu tư.

Phát huy kinh nghiệm tiếp thị của KCN VSIP với chiến lược quảng bá sắc nét cùng tính nghệ thuật cao, đó là việc thực hiện phân khúc thị trường. Theo đó, bộ phận marketing được chia làm các khúc chuyên môn với các tổ nghiên cứu thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc (bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng

Kông) và Hàn Quốc. Việc phân khúc thị trường đã tạo điều kiện cho bộ phận marketing thích ứng tốt với từng cộng đồng nhà đầu tư, từ đó hoạch định sách lược, phương châm tiếp thị rõ ràng và phù hợp.

Với riêng thị trường Nhật Bản, đối tác chiến lược, VSIP thực hiện phương châm “dùng người Nhật tiếp thị người Nhật”. Cơ sở thực hiện phương châm này chính là tính cẩn trọng và yêu cầu cao đối với giới đầu tư Nhật Bản. Họ thường rất kỹ tính trong các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư. Vì thế việc dùng người Nhật để quảng bá cho các KCN của công ty sẽ xóa đi khoảng cách, tạo nên sự gần gũi và độ tin cậy cao trong cộng đồng doanh nhân Nhật Bản.

3.3.4.3 Trọng thị các nhà đầu tƣ [3]

Không chỉ nỗ lực cải cách hành chính, Bình Dương cần tạo ấn tượng mạnh đối với các nhà đầu tư bằng thái độ trọng thị, chân thành. Thái độ trọng thị đối với nhà đầu tư không phải bằng sự “xé rào” mà nó được tạo dựng qua thái độ thân thiện khi nhà đầu tư đến tỉnh và trong quá trình phối hợp giải quyết công việc. Câu chuyện về dự án đầu tư của Nhật Bản sau sẽ phần nào thể hiện tinh thần đó. Các nhà đầu tư Nhật Bản thường có phong tục đi vòng để rót rượu vào bốn góc của khu đất rong lễ động thổ. Có khu đất rộng cả chục hecta, còn sình lầy do mới san ủi mặt bằng và đang thi công hạ tầng, nếu đi một vòng sẽ tốn không ít thời gian, nhưng lãnh đạo tỉnh nhà vẫn thực hiện nghi lễ đó một cách nghiêm túc, trang trọng. Sự nhiệt tình đó sẽ để lại ấn tượng rất tốt cho các nhà đầu tư sau này.

3.3.4.4 Nâng cao chất lƣợng đầu tƣ

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ đồng bộ, hiện đại

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và nâng cao khả năng và hiệu quả sử dụng của các công trình phụ trợ: điện, nước, giao thông, bến cảng, phương tiện thông tin liên lạc, vận tải, bốc dỡ hàng hóa,...theo hướng khép kín liên hoàn, tập trung tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp như mô hình KCN - Dịch vụ - Đô thị VSIP, Mỹ Phước,...

Cơ cấu công nghiệp Bình Dương chủ yếu là công nghiệp gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 103)