Đôi nét về Cục Hải quan Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 62)

8. Bố cục của đề tài

2.2.2Đôi nét về Cục Hải quan Bình Dƣơng

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan Bình Dƣơng

Hình 2.3: Trụ sở Cục Hải quan Bình Dƣơng

[Nguồn: Tác giả tự thực hiện và thiết kế] Cục Hải quan Bình Dương được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-TCHQ ngày 05/9/1991 với tên gọi ban đầu là Hải quan Sông Bé. Khi mới hình thành, Hải quan Sông Bé chỉ có 26 biên chế và 6 đơn vị thuộc, trực thuộc là: Phòng Tổng hợp Nghiệp vụ, Phòng Tổ chức hành chính, Tổ kế toán, Đội Kiểm soát Hải quan, Hải quan cửa khẩu Hoa Lư, Hải quan cửa khẩu Hoàng Diệu. Nhiệm vụ chính của Hải quan Sông Bé lúc này là làm thủ tục xuất khẩu cho các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như: cao su, điều, tiêu, gốm sứ, sơn mài, mỹ nghệ, điêu khắc…và thực hiện các biện pháp kiểm soát, chống buôn lậu trên địa bàn biên giới Việt Nam-Campuchia dài khoảng 240 km.

Năm 1992, Hải quan Sông Bé thu hút được 27 doanh nghiệp đến làm thủ tục với tổng kim ngạch đạt 24,6 triệu USD và số thuế XNK là 4,1 tỷ đồng. Đến cuối năm 2011, sau 20 năm hình thành và phát triển, Cục Hải quan Bình Dương đã làm thủ tục Hải quan cho trên 3.190 doanh nghiệp với tổng kim ngạch trên 21 tỷ USD

và số thu nộp ngân sách trên 8.000 tỷ đồng. Cục Hải quan Bình Dương đã và đang hoàn thiện dần về cơ cấu tổ chức bộ máy, gồm 17 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó có 06 Chi cục Hải quan, 01 Chi cục Kiểm tra sau thông quan, 01 Đội Kiểm soát Hải quan, và 09 đơn vị tham mưu cấp Phòng và tương đương.

Cục Hải quan Bình Dương hiện có 309 công chức, trong đó có 291 biên chế chính thức, 18 lao động hợp đồng, đứng đầu là Cục trưởng và 01 Cục phó phụ trách về nghiệp vụ của cục.

2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Đội Kiểm soát Hải quan

Đội Kiểm soát Hải quan thành lập vào ngày 05/9/1991 với biên chế ban đầu chỉ có 02 đồng chí (01 Đội trưởng, 01 Cán bộ), quản lý địa bàn tỉnh Sông Bé rộng lớn. Trải qua 20 năm thành lập và thực hiện nhiệm vụ, được sự quan tâm, theo sát, chỉ đạo kịp thời của ban Lãnh đạo Cục Hải quan Bình Dương đến nay Đội Kiểm soát Hải quan đã tăng lên 10 biên chế (01 Đội trưởng, 01 Phó Đội trưởng, 08 Cán bộ thừa hành), được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác.

Với vai trò là một đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo Cục, cũng như trực tiếp tham gia thực hiện kiểm soát Hải quan để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, chống hàng gian hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan luôn đề ra những biện pháp, kế hoạch cụ thể chống buôn lậu và gian lận thương mại phù hợp với thực tế địa bàn quản lý. Trong những năm qua đơn vị đã trực tiếp phát hiện, bắt giữ và xử lý hàng chục vụ vi phạm pháp luật Hải quan, chuyển giao các thông tin nghiệp vụ đến các đơn vị trong và ngoài ngành trên địa bàn tỉnh giúp truy thu thuế nhiều tỷ đồng nộp vào ngân sách Nhà Nước, góp phần làm trong sạch địa bàn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể là trong năm 2011, Đội Kiểm soát Hải quan đã phát hiện và bắt giữ 08 vụ vi phạm hành chính, trong đó trực tiếp tiến hành xử lý 06 trường hợp vi phạm liên quan pháp luật Hải quan với tổng số tiền phạt hành chính là 27.500.000 đồng, tịch thu và bán đấu giá 03 lô hàng, với tổng số tiền là 287.050.000 đồng.

Với những thành tích đạt được, Đội Kiểm soát Hải quan tự hào và vinh dự nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trong nhiều năm liền, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ,…

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Cục Hải quan Bình Dƣơng

2.2.2.3 Công tác quản lý hoạt động XNK hàng hóa tại Cục Hải quan Bình Dƣơng Dƣơng

Công tác quản lý họat động xuất nhập khẩu các năm qua của Cục Hải quan Bình Dương là khá tốt với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tỷ trọng loại hình hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp ổn định qua các năm phản ánh xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bình Dương tương đối ổn định.

Trong năm 2011, Cục Hải quan Bình Dương đã tiếp nhận và phục vụ cho hơn 3.197 doanh nghiệp đến làm thủ tục Hải quan với tổng số 604.406 tờ khai (tăng 10,94%), tổng kim ngạch XNK là 21.268 triệu USD tăng 22,75% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng thu thuế nộp ngân sách nhà nước đến 31/12/2011 đạt 8.115 tỷ đồng, vượt 19,35% so với chỉ tiêu được giao.

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động Cục Hải quan Bình Dƣơng(2009-2011) T T Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh(%) Năm 2010 Năm 2011 1 Số doanh nghiệp làm thủ tục 2.745 3.008 3.197 +9,58 +6,28 2 Tổng số tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu 446.150 544.791 604.406 +22,11 +10,94 3 Tổng kim ngạch XNK (triệu USD) 13.658 17.326 21.268 +26,85 +22,75 4 Tổng thu thuế nộp ngân sách (tỷ VNĐ) 4.162 7.467 8.115 +79,41% +8,68% [Nguồn: 4]  Kim ngạch xuất nhập khẩu

Cùng với sự phát triển mạnh các KCN, hoạt động XNK của Cục Hải quan Bình Dương cũng không ngừng tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm trước. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bình Dương chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng kim ngạch của Việt Nam.

Bảng 2.8: So sánh kim ngạch XK của Bình Dƣơng với cả nƣớc(2009-2011) Năm Bình Dƣơng (triệu USD) Cả nƣớc (triệu USD) Tỷ lệ 2009 7.161 56.600 12,65% 2010 9.093 72.190 12,60% 2011 11.489 104.650 10,98%

[Nguồn: Tác giả thu thập và tự tính toán bằng phần mềm Excel]

Bảng 2.9: So sánh kim ngạch NK của Bình Dƣơng với cả nƣớc(2009-2011) Năm Bình Dƣơng (triệu USD) (triệu USD) Cả nƣớc Tỷ lệ

2009 6.497 68.801 9,44%

2010 8.233 84.800 9,71%

2011 9.779 95.880 10,20%

[Nguồn: Tác giả thu thập và tự tính toán bằng phần mềm Excel]  Các loại hình XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bình Dƣơng

Bảng 2.10: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu theo loại hình (2009-2011)

Đơn vị tính: triệu USD

Loại hình Nhập KD Nhập Đầu tƣ Nhập ĐT- GC Nhập SXXK Nhập khác Tổng cộng Năm 2009 1.232 1.145 1.483 1.005 1.630 6.497 Năm 2010 1.474 1.589 1887 1.105 2.176 8.233 Năm 2011 1.757 1.758 2167 1.098 2.997 9.779 [Nguồn: 4] Trong những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bình Dương là doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công, nhập đầu tư kinh doanh, sản xuất xuất khẩu,…

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% Nhập KD Nhập ĐT Nhập ĐT GC Nhập SXXK Nhập khác

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu hàng hoá nhập khẩu tại Bình Dƣơng (2010-2011)

[Nguồn: Tác giả tính toán và thiết kế theo Bảng 2.10 ] Tỷ trọng loại hình hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp ổn định qua các năm phản ánh xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bình Dương tương đối ổn định.

2.2.2.4 Tình hình quản lý thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Bình Dƣơng quan Bình Dƣơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cục Hải quan Bình Dương là một trong những đơn vị Hải quan luôn có số thu nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 2.11 Tình hình thu nộp NSNN Hải quan Bình Dƣơng (2009-2011)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu được giao 3.675 2.990 6.800

Thực thu 4.162 7.467 8.115

So sánh với chỉ tiêu + 113,25% + 249,73% + 119,35% [Nguồn: 4]

Chỉ tiêu thu nộp ngân sách Nhà nước bao gồm chỉ tiêu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT) hàng nhập khẩu và các khoản thu nộp ngân sách khác.

Thuế xuất khẩu (XK)

Sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong địa bàn quản lý của Hải quan Bình Dương chủ yếu là hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, nguyên liệu mua trong nước; hàng đầu tư gia công, hàng xuất khẩu từ các doanh nghiệp đầu tư,… thuộc danh mục hàng hoá khuyến khích xuất khẩu có thuế suất ưu đãi 0%. Từ năm 2007 đến nay, phát sinh nguồn thu từ thuế xuất khẩu là rất nhỏ, chiếm tỷ lệ khoảng 1-1,2% trong tổng nguồn thu.

Thuế nhập khẩu (NK)

Nguồn thu chính từ hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh đầu tư, nhập kinh doanh để tiêu thụ trong nước hoặc sản xuất tiêu thụ trong nước (thuộc loại thuế chuyên thu). Do đặc thù doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bình Dương phần lớn là doanh nghiệp đầu tư trong các KCN được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, đồng thời, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế hoặc không thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu khi có sản phẩm xuất khẩu.

Mặt khác chính sách thuế suất hàng nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm do tác động của các cam kết thuế quan khi gia nhập các khu vục thương mại tự do (FTA) và Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đã làm cho nguồn thu thuế nhập khẩu hiện nay đang có nhiều biến động lớn, và có xu hướng giảm dần do tác động của chính sách thuế hội nhập.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Hàng nhập khẩu chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 75%) trong tổng số thu nộp ngân sách của Cục Hải quan Bình Dương, là loại thuế có thuế suất ổn định ở hai mức 5% hoặc 10%, số thuế luôn tăng do tốc độ tăng kim ngạch hàng nhập khẩu qua các năm.

Là loại thuế chủ yếu đánh trên các mặt hàng tiêu dùng, hàng không khuyến khích nhập khẩu. Do đặc tính hàng hóa nhập khẩu của các KCN là hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất không thuộc đối tượng thu thuế Thuế TTĐB nên số thuế phát sinh không thường xuyên và không lớn.

Các khoản thu nộp khác

Có số phát sinh chiếm tỉ trọng nhỏ và thay đổi phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà nước cho từng năm.

2.2.2.5 Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định giá tính thuế tại Cục Hải quan Bình Dƣơng quan Bình Dƣơng

Sơ đồ 2.3: Quy trình kê khai và kiểm tra giá tính thuế tại Cục Hải quan Bình Dƣơng

Nội dung quy trình:

Bƣớc 1: Doanh nghiệp kê khai và nộp hồ sơ

Khai Hải quan điện tử:

- Doanh nghiệp kê khai tờ khai Hải quan, scan tờ khai và tất cả các chứng từ, tài liệu liên quan.

- Thực hiện truyền qua mạng với tài khoản đã đăng ký đến cơ quan Hải quan. Khai tờ khai thủ công:

- Doanh nghiệp kê khai tờ khai Hải quan, photo tất cả các chứng từ, tài liệu liên quan và trực tiếp đến nộp bộ hồ sơ cho cơ quan Hải quan.

- Đồng thời truyền tất cả các dữ liệu của mặt hàng nhập khẩu qua mạng theo dạng khai báo từ xa.

Bƣớc 2: Chi cục Hải quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận kiểm tra bộ hồ sơ khai báo của doanh nghiệp, cụ thể: Kiểm tra nội dung khai báo:

- Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan như: Tên hàng phải đầy đủ, đơn vị tính rõ ràng theo đơn vị đo lường, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá và các chứng từ kèm theo

Kiểm tra mức giá khai báo:

- So sánh, đối chiếu mức giá khai báo với cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá tính thuế.

- So sánh, đối chiếu mức giá khai báo với hồ sơ lưu trữ lần trước (nếu có). Xử lý kết quả kiểm tra:

- Trường hợp không có nghi ngờ về giá, bộ hồ sơ hợp lệ thì chấp nhận trị giá khai báo, chuyển hồ sơ qua khâu tiếp theo để thông quan hàng hóa.

+ Nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục, chuyển bộ hồ sơ lên Phòng Thuế xuất nhập khẩu để tiếp tục thu thập thông tin, xác định giá.

+ Nếu mặt hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục, chấp nhận trị giá khai báo, đồng thời chuyển các nghi vấn sang Chi cục kiểm tra sau thông quan để tiếp tục làm rõ.

- Cập nhật, truyền nhận dữ liệu tất các các thông tin của tờ khai hải quan vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế GTT01

Bƣớc 3: Phòng Thuế xuất nhập khẩu thu thập thông tin, xác định trị giá tính thuế

- Thu thập các thông tin về doanh nghiệp, về ngành hàng kinh doanh, về tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có sẵn trên các hệ thống thông tin của cơ quan hải quan.

- Tra cứu mức giá tính thuế đã áp dụng đối với hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự có sẵn trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế GTT01.

- Thu thập giá của mặt hàng dự kiến tham vấn từ các nguồn thông tin khác như: Thông tin giá chào bán xuất khẩu trên Internet, trên tạp chí, sách báo; giá bán tại thị trường Việt Nam, giá do các Hiệp hội ngành hàng cung cấp, …

- Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị câu hỏi đối thoại với doanh nghiệp - Tổ chức tham vấn

- Thông báo xác định trị giá tính thuế (chấp nhận hoặc bác bỏ).

- Gửi Thông báo xác định trị giá tính thuế cho Chi cục để ấn định thuế (đối với các trường hợp bác bỏ giá).

- Lưu trữ hồ sơ tham vấn tại đơn vị.

Cục Hải quan Bình Dương là đơn vị thứ hai sau Cục Thuế đã có phát hiện và xử lý liên quan hoạt động chuyển giá. Kết quả đã bác bỏ trị giá khai báo 24 tờ khai Hải quan với số thuế truy thu được là 655.413.921 đồng.

Bảng 2.12: Kết quả xử lý chuyển giá qua công tác tham vấn, xác định giá tính thuế tại Cục Hải quan Bình Dƣơng (2009-2011)

Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số hồ sơ nghi vấn giá 543 760 247

Số hồ sơ xác định giá 488 707 237

Số hồ sơ chấp nhận giá 327 577 100

Số hồ sơ bác bỏ 161 130 137

Số hồ sơ chuyển giá - - 01

[Nguồn: 4] Trong suốt chặng đường hoạt động, Hải quan Bình Dương là một trong những đơn vị tiêu biểu dẫn đầu trong công tác thu nộp ngân sách Nhà nước, hàng năm đều được Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Tổng cục Hải quan tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Đặc biệt, trong năm 2011, Cục Hải quan Bình Dương đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng để ghi nhận kết quả, thành tích Cục Hải quan Bình Dương đã đạt được trong 20 năm hình thành và phát triển.

2.3 Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dƣơng Dƣơng

2.3.1 Một bộ phận kinh doanh có lãi và đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nƣớc.

Bảng 2.13 Số tiền thuế thu nộp NSNN của doanh nghiệp FDI tại Bình Dƣơng (2009-2011)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền thuế doanh nghiệp FDI 2.962,45 3.186,09 3.585,13 Số tiền thuế thu nộp NSNN tại Cục Thuế 9.920,31 12.950,25 15.140,42

So sánh 29,86% 24,60% 23,68%

Số thu thuế từ các doanh nghiệp FDI luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng từ 23% - 29% trong tổng thu ngân sách Nhà nước thuộc cơ quan thuế quản lý trên địa bàn và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu so sánh với tỷ trọng xuất khẩu của FDI thì tỷ lệ này là chưa cao và chưa phản ánh đúng thực chất kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ của các CÔNG TY FDI tại BÌNH DƯƠNG (Trang 62)