Ứng dụng câu tách biệt trong giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát câu tách biệt trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 37 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 108 - 111)

- Về phơng diện cấu trúc, câu tách biệt tơng đơng với thành phần vị ngữ ở câu cơ sở cũng có sự phong phú về mặt cấu trúc Trong tập 37 truyện ngắn

d) Ngoài những vai trò của câu tách biệt đã nêu trên thì chính kiểu tách câu nh thế này trong truyện ngắn của NTTH đã tạo nên ngôn ngữ đa giọng điệu.

3.6. ứng dụng câu tách biệt trong giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt

Việt

Câu tách biệt có liên quan đến việc giảng dạy, học tập và phân tích ngữ pháp tiếng Việt. Ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trờng một mặt phải trang bị cho ngời học những kiến thức hết sức cơ bản, một mô hình điển dạng và hợp chuẩn theo cách hiểu thông thờng lâu nay về câu tiếng Việt. Mặt khác, cần phải làm cho ngời học biết, hiểu, lý giải và vận dụng những mô hình – cấu trúc có tính trung gian điển dạng – biệt dạng trong thực tiễn giao tiếp sinh động, tức trong ngôn ngữ tự nhiên, đặc biệt là ngữ pháp thực hành và ngữ pháp tại lời. Có nh vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ mới thực sự xuất phát từ thực tiễn và có tác dụng thiết thực trong xã hội.

Nguyễn Thị Thu Huệ đã viết mê mãi, viết bằng cả trái tim và sự đam mê của mình. Kết quả là loại câu tách biệt đã mang lại cho nhà văn nữ này không ít những thành công. Với một kiểu trình làng một lối viết câu lạ, không tuân theo cấu trúc ngữ pháp truyền thống mà biến dạng theo kiểu “lệch chuẩn” để tạo nên một cấu trúc cú pháp mới. Cấu trúc câu đặc biệt tự thân đã làm cho vấn đề đợc bộc toạc một cách cụ thể, thẳng thắn, hết mình thông qua hình thức đối thoại trực tiếp với độc giả. Đây chính là nét độc đáo trong ngôn ngữ truyện ngắn NTTH.

Với một số đặc điểm về tách câu và vai trò của câu tách biệt trong truyện ngắn NTTH, đã mang lại những giá trị nghệ thuật cao trong truyện ngắn của mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc tách biệt câu tạo ra các hiệu quả nghệ thuật, thì cũng có một số câu tác giả tách ra có phần đứng trung gian giữa câu tách biệt với câu tỉnh lợc, câu biệt lập. Điều đó ngời đọc rất khó phân định đợc rõ ràng giữa các kiểu câu này.

Kết luận

Khảo sát, phân tích các kiểu câu tách biệt trong 37 truyện ngắn Nguyễn Thị

Thu Huệ, luận văn rút ra những kết luận sau:

1. Trong 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ mà chúng tôi đã khảo sát, có thể khẳng định kiểu câu tách từ các thành phần khác nhau của câu cơ sở đã làm cho câu văn, và rộng hơn cách viết của Nguyễn Thị Thu Huệ phong phú và đa dạng về mặt kiểu loại. Căn cứ vào mối quan hệ về ý nghĩa và ngữ pháp với câu cơ sở, có thể chia loại câu này thành mời kiểu nhỏ: câu tách biệt tơng đơng với chủ ngữ, câu tách biệt tơng đơng với vị ngữ, câu tách biệt tơng đơng với trạng ngữ, câu tách biệt tơng đơng với đề ngữ, câu tách biệt tơng đơng với tình thái ngữ, câu tách biệt tơng đơng với giải thích ngữ, câu tách biệt tơng đơng với liên ngữ, câu tách biệt tơng đơng với bổ ngữ, câu tách biệt tơng đơng với định ngữ, câu tách biệt tơng đơng với vế của câu ghép. Trong mời kiểu câu, kiểu câu tách biệt tơng đơng với vế

của câu ghép có tỷ lệ cao, đợc dùng nhiều nhất, tiếp đến câu tách biệt tơng đơng với thành phần trạng ngữ và thấp nhất là câu tách biệt tơng đơng với liên ngữ. 2. Kiểu tạo câu tách biệt của Nguyễn Thị Thu Huệ khá đa dạng. Để tạo lập nên kiểu câu tách biệt, tác giả không những tách thành phần chính và thành phần phụ của câu mà còn tách cả thành phần phụ của từ. Đồng thời không chỉ tách một thành phần mà có khi tác giả tách từ hai đến ba, bốn thành phần khác nhau để tạo thành những câu riêng biệt và có quan hệ chặt chẽ với câu cơ sở. Mặt khác, câu tách biệt trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ xuất hiện trong câu văn miêu tả mà còn xuất hiện ở trong câu văn độc thoại và đối thoại. Chính những đặc điểm này đã góp phần làm cho truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ mang nét riêng, mới lạ, hấp dẫn.

3. Qua khảo sát 37 truyện ngắn, chúng tôi thấy câu tách biệt trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ có tần số xuất hiện cao, và đó là một biện pháp tu từ, một sự lựa chọn của tác giả. Loại câu này trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ đã đóng vai trò quan trọng, làm rõ nội dung câu cơ sở, nhấn mạnh thông tin ở phần tách biệt; tạo tiền đề, một mắt xích mới cho những câu tiếp theo trong văn bản. Qua đó nó cũng làm thay đổi nhịp điệu của câu văn, góp phần thể hiện nội dung chủ đề tác phẩm, tạo phong cách tác giả.

4. Cùng với các tác giả trẻ hôm nay, qua đề tài “Khảo sát câu tách biệt trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ”, cũng có thể khẳng định rằng, chị đã góp phần mình vào việc tìm tòi cách diễn đạt mới. ý nghĩa của câu văn không chỉ đợc khai thác ở tầng sâu ngữ nghĩa mà còn ở hình thức cú pháp. Sự đóng góp của Nguyễn Thị Thu Huệ đối với văn học hiện đại hôm nay một phần chính là ở điểm đó. Điều này đã giải thích đợc vì sao truyện ngắn của chị lại hấp dẫn và đạt đợc nhiều giải thởng.

Một phần của tài liệu Khảo sát câu tách biệt trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 37 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 108 - 111)