Thành phần vị ngữ đợc tách ra thành một hay nhiều câu tách biệt chủ yếu là khi câu cơ sở có nhiều thành phần vị ngữ liên tiếp hay còn gọi là vị ngữ liên hợp thì đợc tách ra thành từng câu riêng. Vì vậy nhà văn NTTH có khi tách từ hai hay ba câu đặc biệt tách biệt đều cùng là vị ngữ để nhằm nêu lên hành động, tính chất cho chủ ngữ ở câu cơ sở. Trong 455 câu tách biệt tơng đơng với thành phần vị ngữ thì có: 378/455 câu tách một thành phần vị ngữ ra thành một câu riêng, chiếm 83,0%; tách cùng thành phần vị ngữ ra thành hai câu riêng có 64/455, chiếm 14,0%; tách cùng thành phần vị ngữ ra thành ba câu riêng có 9/455, chiếm 1,98%; tách cùng thành phần vị ngữ ra thành bốn câu liên hợp có 2/455, chiếm tỷ lệ thấp
chỉ có 0,4%; và cuối cùng cũng tách thành phần vị ngữ liên hợp ra thành năm và sáu câu riêng cũng chỉ có 2/455câu, chiếm 0,4%.
Chẳng hạn:
Tôi yêu cuộc sống. Yêu tất cả những gì xung quanh tôi. [tr.142]
Anh thích đợc đi đây đi đó. Đợc sống nh theo ý muốn của mình, chứ
không theo ý thích của ngời khác.[tr. 149]
Anh có chị. Có hai thằng bé với một căn nhà nh thiên đờng trên mặt đất. [tr.11]
+ Tách một thành phần vị ngữ ra thành hai câu riêng (tách liên hợp):
Hà Nội đón ông bà bằng tiếng trống. Tiếng gõ. Tiếng reo hò từ tứ phía. [tr. 438]
Bà hít mạnh vào lồng ngực mùi gió hồ man mát. Mùi lá cây xa xa ngai
ngái. Mùi khói củi từ đảo đa lại. [tr. 435]
Tất cả kéo nhau sang bên đờng. Hàn huyên. Bù khú. [tr. 338]
Nó lùi lại. Chùi nớc mắt. Đi ra đứng giữa hai hàng ghế. [tr.19]
+ Tách một thành phần vị ngữ ra thành ba, bốn, năm và sáu câu riêng:
Anh nhìn thấy cảnh đó. Dừng lại ngó tôi. Ngó lão già đó. Và bỏ ra.
[tr.406]
Họ nh quen thân nhau. Lại nh xa lạ. Nh thừa tay chân. Lại nh thiếu tất. [tr.331]
Chúng lao vào đủ nghề nh may vá. Dệt len. Đan len. Phụ làm đầu. Sửa móng chân hay ngoáy tai để dăm bữa nửa tháng mua nửa chỉ vàng xỏ ngón tay
làm vốn khi già. [tr. 253]
Ngời lớn. Đấy là bà. Là mẹ. Là cậu. Rồi bây giờ. Chính là tôi. [tr. 325]
Trong ngời chị nhói lên một cảm giác lâu lắm rồi không có. Nó hồi hộp. Nó vui. Lại buồn. Lại xót xa. Lại chới với mong manh nh có thể có. Có thể
không. [tr. 429]