Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 30 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Nguyên nhân khách quan

Năm 1986 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI đã diễn ra trong bầu không khí đổi mới, mở ra cho đất nớc Việt Nam, dân tộc những vận hội mới. Một trong những vấn đề trọng yếu, mới mẻ và cũng là ph- ơng châm của Đại hội Đảng lần này là đổi mới t duy, nhìn thẳng vào hiện thực trên mọi lĩnh vực, trong đó có văn hoá, văn nghệ. Tiếp sau đó là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1987)- Nghị quyết về Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đa văn học nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bớc mới. Đây cũng là nghị quyết duy nhất của Bộ Chính trị dành riêng cho văn nghệ từ trớc cho tới lúc đó. Nghị quyết đã mở ra một cách nhìn mới về vị trí và chức năng của văn nghệ. Giờ đây, chức năng của văn học nghệ thuật không còn đợc hiểu một cách đơn giản, giáo điều chỉ là một công cụ của chính trị, là vũ khí để tuyên truyền, vận động cách mạng, giáo dục t tởng cho quần chúng. Văn học đã

là “một bộ phận trọng yếu của cách mạng t tởng và văn hoá”, “là một bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hoá, thể hiện khát vọng của con ngời về chân- thiện- mỹ, có tác dụng bồi dỡng tình cảm tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trờng đạo đức trong xã hội, xây dựng con ngời mới xã hội chủ nghĩa” [8]. Đảng cũng khuyến khích văn nghệ sĩ phải tìm tòi, sáng tạo, yêu cầu họ phải có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong việc đa dạng hoá các hình thức chiếm lĩnh hiện thực đời sống, bởi “tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hoá, văn nghệ, để phát triển tài năng” [8]. Với quan điểm đổi mới toàn diện và sâu sắc của Đảng, văn học nghệ thuật đã đợc là chính nó, mang vai trò sứ mệnh đặc trng của loại hình nghệ thuật luôn luôn hớng tới con ngời, vì con ngời ở chiều sâu nhân bản. Bởi vậy, không phải thậm xng khi chúng ta khẳng định đờng lối đổi mới của Đảng đã thổi vào văn học một luồng gió mới, tạo nên luồng sinh khí mới làm văn học thời kỳ này đợc cách tân một cách toàn diện, sâu sắc; tạo môi trờng cho thể loại hồi ký có cơ hội bùng nổ mạnh mẽ cha từng thấy. Không khí dân chủ len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống và trở thành bầu khí quyển cổ vũ, khích lệ con ngời nói chung, các nhà văn nói riêng nói ra sự thật, nhìn thẳng vào sự thật. Không khí ấy làm cho ngời cầm bút tự tin hơn trong những tìm tòi sáng tạo của mình, tự tin đa ngòi bút khai thác những vấn đề phức tạp của đời sống, thậm chí những vấn đề vốn đợc coi là vùng cấm kỵ một thời. Họ mạnh dạn đề xuất những kiến giải, bộc lộ những nhận xét, đánh giá khách quan mà không sợ bị quy kết là t tởng mang màu sắc tiểu t sản, không lành mạnh, đi ngợc lại với đờng lối chủ trơng chính sách của Đảng. Bởi thế, bên cạnh những chi tiết về tiểu sử đời t của mỗi nhà văn là những vấn đề hiện thực nhức nhối một thời, những quan điểm sai lầm, ấu trĩ. Đó là chuyện đi thực tế của giới văn nghệ sĩ, là sự kiện Nhân văn, giai phẩm, là những chuyện nhạy cảm về giới nhà văn và lãnh đạo văn nghệ, là chuyện đời, chuyện nghề, chuyện ngời với những mối quan hệ phức tạp vận hành theo những biến cố thăng trầm của lịch sử. …

Mặt khác, quan điểm đổi mới của Đảng không chỉ tác động đến văn học nghệ thuật mà còn tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền kinh tế Việt Nam chuyển dần từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trờng.

Văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hoá nhiều nớc trên thế giới. Nhiều thông tin mới lạ cha từng thấy về chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật trên khắp năm châu với nhiều biến động trong và ngoài nớc đã dội vào đời sống con ngời Việt Nam khiến họ phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, khiến giới văn nghệ sĩ không thể nghĩ và viết nh trớc, nếu không sẽ bị đào thải, lạc lõng so với thời đại và rơi vào bi kịch bị lãng quên. Trớc đây, đất n- ớc phải sống trong thời chiến, tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc nên con ngời ta chỉ quan tâm đến những vấn đề sống còn của tổ quốc. Ngời ta chỉ quen nói đến cái chung, nhân danh cái cộng đồng. Cái cá nhân, riêng t bị giấu đi, chìm khuất đi. Nay, khi đất nớc đã hoà bình, đổi mới và ngày càng phát triển thì ý thức của con ngời cá nhân với những nhu cầu, khát vọng đời thờng mang tính nhân bản càng đợc đánh thức. Cái tôi cá nhân có nhu cầu đợc tìm hiểu, khám phá chính mình, nhu cầu đợc coi trọng, đề cao. Lúc này. văn học Việt Nam phải có một diện mạo mới để đáp ứng những thị hiếu, nhu cầu cấp thiết của độc giả. Cảm hứng thế sự- đời t thay thế cho cảm hứng lịch sử. Văn học ít hớng ngoại mà đi vào hớng nội, đào sâu vào cái tôi nội cảm để cắt nghĩa, lý giải cho sự tồn tại và những ham muốn của chính nó. Bởi thế, đời sống riêng t của mỗi nhà văn trở thành chất liệu hiện thực sinh động để họ sáng tác.

Mặt khác, ngay chính bản thân ngời viết- những ngời vốn nhạy cảm với thời cuộc, họ cũng tự nghĩ lại về công việc sáng tác của mình và nhận ra nhu cầu ghi chép, phản ánh hiện thực theo kiểu trớc đây không còn đặt ra cấp bách nh trong những năm chiến tranh nữa. Cuộc sống đã bộc lộ những mặt phức tạp mà những lời giải thích đơn giản, công thức không còn đủ sức thuyết phục. Sức mạnh của mỗi tác phẩm văn học không chỉ nằm ở khối lợng hiện thực đợc ghi chép, phản ánh mà còn phụ thuộc vào sự nghiền ngẫm của nhà văn, vào chiều sâu t tởng, tình cảm mà anh ta gửi gắm. Đây chính là thế mạnh của hồi ký, đặc biệt là hồi ký văn học. Quá khứ đợc hồi cố lại chỉ là đờng viền, là cái cớ để ngời viết bộc bạch, hé lộ những nỗi niềm gan ruột, những nhận xét, đánh giá, những trăn trở suy ngẫm và bộc lộ những quan điểm t tởng của chính mình. Mục đích chính của hồi ký không phải là nuối tiếc một thời quá vãng mà để “ôn cố tri tân”, nói cái hôm qua để suy xét cái hôm nay, để ngời đọc nhận ra bao ngổn

ngang, bộn bề của muôn mặt đời thờng, của thế thái nhân tình. Nh vậy bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn- những thể loại đã có những cuộc bứt phá ngoạn mục trong việc cách tân thể loại, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu, khát vọng của độc giả đơng đại, hồi ký cũng phát triển rực rỡ và là sự lựa chọn của nhiều nhà văn.

Hơn mời năm đã trôi qua (1975-1986), một khoảng thời gian đủ để con ngời, đất nớc Việt Nam thoát khỏi ánh hào quang của chiến thắng để rồi nhận ra những gì văn học phản ánh trong giai đoạn 1945-1975 không thực sự làm độc giả thoả mãn. Họ cần biết về quá khứ nhng không phải là quá khứ phiến diện, một chiều, đơn điệu mang khuynh hớng lãng mạn hoá mà là quá khứ đợc nhìn nhận đa diện, nhiều chiều và đánh giá khách quan nhất. Quá khứ ấy có cả mặt tốt lẫn mặt xấu, mặt trái lẫn mặt phải. Quá khứ đợc phơi bày nh nó vốn có. Và hồi ký là thể loại đáp ứng đợc nhu cầu cần hiểu, cần đánh giá lại lịch sử, chiêm nghiệm lại quá khứ của cả bản thân ngời viết và của độc giả.

Một lý do nữa khiến thể hồi ký là điểm đến của nhiều nhà văn và độc giả còn bởi nhu cầu “tự vấn” trong mỗi con ngời và của mỗi nền văn học khi đã tr- ởng thành. Sau mấy chục năm lăn lộn trong đời sống, chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử với những phức tạp, bộn bề của chuyện đời, chuyện nghề, họ- những nhà văn đã ở vào cái tuổi “xa nay hiếm” có nhu cầu “cuối đời nhìn lại”, tổng kết lại cuộc đời mình để sống lại một lần nữa cuộc đời đã sống, để khách quan đánh giá bằng chính sự trải nghiệm của bản thân. Viết hồi ký với nhiều nhà văn nh để trả món nợ đời, nh là một nhu cầu cần giải toả những ẩn ức bởi những giục giã, thôi thúc từ bên trong.

Nh vậy, lý giải cho sự nở rộ của hồi ký, trớc hết ta có thể căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội. Với không khí cởi mở và dân chủ của xã hội Việt Nam từ sau năm 1986, hồi ký đã tìm đợc sự gặp gỡ giữa bạn đọc và ngời viết ở nhu cầu, khát vọng khám phá thế giới và chính mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 30 - 33)