Chân dung tự hoạ của nhà văn

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 101 - 112)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Chân dung tự hoạ của nhà văn

Sức hấp dẫn của thể loại hồi ký, đặc biệt là hồi ký văn học Việt Nam từ 1986 đến nay còn ở sự tự thể hiện bức chân dung con ngời tinh thần của chính ngời cầm bút. Êrenbua trong tác phẩm Những ngời cùng thời cho rằng: “Bất kỳ một quyển sách nào cũng là một lời tự thú và quyển sách hồi ức thì chính là nơi tự thú mà tác giả không có ý giấu mình dới bóng dáng của các nhân vật h cấu”.

Trong Cát bụi chân aiChiều chiều, Tô Hoài cứ khơi khơi, nhẩn nha kể những thứ mình đã thấy, những ngời mình đã gặp, những chuyện mình đã làm, những suy nghĩ, trăn trở trong sâu thẳm tâm hồn. Qua đó, ngời đọc cảm nhận đợc bức chân dung tự hoạ của nhà văn với những tính cách, những thói tật rất con ngời, rất đời thờng.

Tô Hoài hiện lên trớc hết là một ngời từng trải, tinh nhạy, sâu sắc; thậm chí lạnh lùng, tỉnh táo; đôi khi tai quái đến tàn nhẫn. ánh mắt sắc lạnh của ông soi thấu mọi ngõ ngách nhân cách, tâm t, tình cảm của con ngời. Tô Hoài nhận ra một Nguyễn Bính không chỉ đa tình mà còn đa đoan, mình tự đày ải mình,

thân làm tội đời. Một Xuân Diệu nhà thơ lớn của tuổi trẻ, tình yêu nhng là một Xuân Diệu mê mẩn tình trai, cô độc trong khát khao vô vọng. Cả những thói xấu trong đồng nghiệp: hợm hĩnh, khinh ghét lẫn nhau, Tô Hoài không ngần ngại phơi bày. Sự tinh quái của ông thể hiện cả ở chân dung với “đôi mắt hẹp và dài, có đuôi”, ông chỉ cần “liếc xéo một cái là thấy tất cả” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Vẫn cái nhìn khách quan, khắt khe ấy, Tô Hoài không ngần ngại mổ xẻ bản thân, phơi bày phần xấu xa, bỉ ổi; những toan tính vụ lợi; những ích kỷ, hèn nhát; những ấu trĩ một thời. Nhng trên hết là một Tô Hoài luôn thành thật với chính mình.

Qua nhiều trang viết, ta nhận ra Tô Hoài có cách sống hợp thời, linh hoạt biết thích nghi, luôn “dĩ hoà vi quý”, thậm chí luồn cúi, uốn mình theo thời thế. Chính Tô Hoài tự nhận: “Tôi là con ếch Cu Ba, ở rừng thì xanh thẫm lá rừng, ở ruộng mía thì lổ đổ màu lá mía, đến mùa hoa, lng ếch chấm đỏ chấm vàng nh cánh hoa rơi”. Trong ăn uống sinh hoạt, Tô Hoài rất dễ thích nghi, không khảnh ăn, kỹ tính, cầu kỳ. Cái gì Tô Hoài cũng ăn đợc. Trong ứng xử, ông không thích đụng chạm đến ai, luôn chín bỏ làm mời. Cả khi ngời ta làm mình phật ý, thậm chí nói móc, chơi xấu, Tô Hoài chỉ hoặc cời, hoặc im lặng. Đôi khi cách sống ấy khiến ông đánh mất mình, trở thành kẻ toan tính, vụ lợi. Trong vụ án Nhân văn- Giai phẩm, từ vị trí nạn nhân, ông trở thành tội nhân, đi mổ xẻ, phê phán ngời khác, kể cả những ngời bạn thân thiết. Nhiều khi, ông giật mình thảng thốt về nhân cách bản thân.

Đó là một Tô Hoài “mồm miệng đỡ chân tay”, làm việc hay qua loa đại khái, chẳng nên trò trống gì. Những năm năm mơi của thế kỷ XX, Tô Hoài, Phùng Quán tiếng là đi thực tế, về xóm Đồng, Thái Bình cùng ăn cùng ở, cùng làm với nông dân nhng nhiều khi công việc chỉ mang tính hình thức, lúc ngủ, lúc chơi, lúc bới ra việc mà làm. Tâm lý chung làm việc gì cũng qua loa, đại khái, không chủ tâm, “chểnh mảng chẳng nên trò gì”. Có lúc, Tô Hoài hoang mang tự hỏi: “Tôi là ai, tôi là thằng thế nào” nhng rồi lại tặc lỡi: “mỗi ngời một tánh, một tật”, “biết thế thôi cũng chẳng ân hận.”

Đó là một Tô Hoài đợc làm anh đội trong công cuộc cải cách ruộng đất, giữ quyền sinh, quyền sát với bao ngời nhng chỉ bắt chớc một cách kỳ quặc, ngờ ngệch, không hiểu gì. Lắm lúc, nghĩ lại ông cảm thấy giật mình: “Tự mình cả đời làm theo, thấy ra, nhận thức, phân tích đều lờ mờ sai đúng, đúng sai mù mịt” [37, 107].

Một Tô Hoài ngây ngô, trẻ thơ, ảo tởng, kỳ vọng lớn vào đợt đi học trờng Nguyễn ái Quốc khoá 1961. Nhng sau khoá học hai năm, Tô Hoài thực sự vỡ mộng và nhận ra: “Những cái đợc của tôi vẫn lại chỉ là chắp vá, khâu rúm, khâu đụp Vừa học vừa nhớ lăng nhăng” [37, 127]. Viết những dòng nh… vậy về trình độ học vấn, nhận thức của bản thân, một cán bộ nòng cốt nh Tô Hoài không phải dễ. Chuyện về mình nhng thực chất là chuyện chung của xã hội ấu trĩ một thời.

Đó là một Tô Hoài láu cá, xấu xa, độc ác. Để đạt đợc thành tích trên giao, anh Đội Tô Hoài tính toán rất tài tình cho ra địa chủ, thậm chí phong địa chủ cho ngời vô tội, đem đấu tố. Khiến anh này tự nhiên về quê trông nom vờn tợc hộ lại mắc nạn vào thân. Anh ta sợ sệt, khúm núm, hoang mang, gặp Tô Hoài lễ phép hỏi : “Ông cho em lên địa chủ ạ!”. Câu nói ấy, nhiều năm sau, Tô Hoài mãi day dứt, dằn vặt. Những sai lầm mắc phải trong Cải cách đâu phải của riêng ông mà của cả một dân tộc trong thời đoạn “tìm đờng”. Nhng Tô Hoài không vin vào để bao biện. Trong sâu thẳm tâm hồn, trong sâu thẳm nhận thức, ông biết mình đã từng có những toan tính cá nhân, vô tình thậm chí tàn nhẫn với nỗi đau, sự bất hạnh của ngời khác. Ông đã dẫm đạp lên số phận của bao ngời để sống yên ổn.

Đó là một Tô Hoài hèn nhát. Có lẽ trong cuộc đời mỗi ngời hiếm ai dám công khai những góc khuất tâm hồn, những điều bí mật ngời ta “sống để dạ, chết mang theo” nh Tô Hoài. Đó là những đêm man dại ở u tỳ quốc cùng Xuân Diệu, với những hứng thú, những cảm giác đê mê, nồng nàn, đầy kích thích. Tô Hoài thành thực đến tận cùng khi miêu tả tỉ mỉ cảm xúc của mình trong những khoái cảm xác thịt cùng Xuân Diệu. Tối, ông lử lả nh một con điếm mê tơi. Nh- ng đến sáng ra mờng tợng lại, không khỏi có cảm giác “rờn rợn, tởm lợm”. Tô Hoài đã thích thú, điên dại đồng loã cùng Xuân Diệu nhng khi Xuân Diệu bị

kiểm điểm, chỉ trích lại lặng im hèn nhát, không thú nhận tội lỗi. Thấy những giọt nớc mắt tức tởi của Xuân Diệu đau khổ cho mối tình trai của mình cũng không một lời an ủi.

Đó là một Tô Hoài để bụng, thù vặt. Ông hả hê khi thấy Bí th đảng đoàn của Bộ Nông nghiệp Trơng Hùng bị toà xử tội giết vợ. Trơng Hùng ủ rũ, thểu não, ông coi ân oán đã xong. Bởi Trơng Hùng từng muốn “cạo cho ông một trận cho chừa, không thể dung thứ văn nghệ sĩ lãng mạn, tự do chủ nghĩa” khi Tô Hoài đi thực tế, tranh thủ viết kịch bản Kim Đồng về muộn nửa tháng. Tô Hoài là một con ngời bình thờng, cũng yêu ghét, thù oán, nhỏ nhen, ích kỷ nh ai.

Tô Hoài hiện lên với muôn mặt tính cách con ngời đời thờng. Ông chân thực phơi bày đến tận cùng tất cả phần con, phần ác quỷ xấu xa trong con ngời mình. Ngời ta chỉ thành thật với chính mình, với mọi ngời, dám phơi bày những xấu xa, bỉ ổi, những toan tính cá nhân, những lúc hèn nhát, bé mọn, tầm thờng của bản thân khi thực sự có nhu cầu vơn lên tự hoàn thiện, khi con ngời đã thực sự “lớn”. Phải khách quan, trung thực, dũng cảm lắm mới có thể đứng ngoài mình, phân thân tự mổ xẻ, tự đánh giá. Tô Hoài đã làm đợc điều đó qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều nói riêng và qua hồi ký của ông nói chung. Con ngời ông dù tốt xấu, hay dở, đúng mực hay lố bịch, bỉ ổi cũng đợc trung thực phơi bày lên trang sách. Đó là cách ứng xử của một trí thức, một nhà văn nhân cách, đang vơn lên hoàn thiện mình, vơn tới sự trung thực vô ngần. Những hành động cha đẹp, những ý nghĩ toan tính cá nhân, những ân oán hẹp hòi sẽ không hạ thấp nhân cách một nhà văn ngợc lại càng khiến ngời đọc gần gũi, hiểu hơn, và trân trọng ông hơn. Ông chỉ là con ngời bình thờng, có mặt tốt, mặt xấu, ông không phải bậc tiên thánh.

Qua hồi ký Nhớ lại một thời, chân dung nhà thơ Tố Hữu dần hiện rõ. Ông không chỉ là một thanh niên sống có lý tởng, nhiệt huyết, có lòng yêu nớc nồng nàn mà còn là một chàng trai có bản lĩnh cứng cỏi, ý chí, nghị lực phi th- ờng. Mời chín tuổi, mới giác ngộ cách mạng, lòng ham sống, cống hiến đang cuồng nhiệt, chàng trai trẻ Tố Hữu bị bắt bớ, tra tấn, tù đày. Ông phải đấu tranh với cái đói cồn cào, cái chết gần kề, thậm chí với cả bản năng sống đang trỗi dậy. Bốn năm lao tù khổ ải, Tố Hữu không nản chí. Ngợc lại, thực tế đấu tranh,

tù đày trở thành một thứ lửa thử vàng khiến ngời chiến sĩ cách mạng trong ông càng kiên cờng, vững vàng. Ông thực sự hiểu đến tận cùng nỗi khổ của những ngời dân nghèo, thân phận của một đất nớc nô lệ, mất tự do.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Tố Hữu luôn là ngời nhạy bén, thông minh. Thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa ở Huế, trong vai trò là chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa, nhờ sự nhanh trí, sách lợc thông minh, ông đã cùng các cán bộ của ta thuyết phục các nhân sĩ đất kinh kỳ đi theo Cách mạng, thuyết phục Bảo Đại trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng. Khởi nghĩa ở Huế không mất một viên đạn, một tính mạng, ngời dân phấn khởi thấy sự đổi đời của dân tộc.

Không chỉ là ngời nhanh nhẹn, thông minh, Tố Hữu còn rất hiểu lòng ngời, biết đánh vào nhân tâm con ngời. Kỳ công lớn nhất của ông là việc tập hợp các anh em văn nghệ sĩ- những ngời có tài nhng cá tính đi theo cách mạng. Thuyết phục họ không phải chuyện dễ. Đặc biệt là tiếp cận và thuyết phục Nguyễn Tuân, một nhà văn vốn có tài nhng kiêu bạc, không chịu uốn mình trớc cờng quyền, bạo lực, danh lợi, chỉ cúi mình trớc cái tài và cái tâm. Tố Hữu luôn coi trọng tri thức, biết “kính lão đắc thọ”, trân trọng ý kiến ngời già.

Trong công tác ông sáng tạo và nhanh ý. Nhiều lần, Tố Hữu đợc gặp Bác Hồ. Từ những câu chuyện tâm tình, sự gợi ý của Bác, ông đã có những sáng kiến thú vị, thúc đẩy công tác văn hoá văn nghệ và tuyên huấn đợc hiệu quả hơn, không còn mang tính hình thức, khô khan, giáo điều. Ông đề xuất phong trào văn nghệ sĩ “đầu quân” ra trận cùng bộ đội, sống cùng đồng bào ở nông thôn, khiến tình cảm yêu dân, yêu nớc trong họ thêm đậm đà. Lăn mình vào cuộc sống chiến đấu và lao động của quần chúng, họ đã có nguồn đề tài, cảm hứng mới. Tố Hữu còn sáng kiến tổ chức Đại hội anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Lần đầu tiên, những ngời anh hùng đợc “nói thật những điều họ làm, họ nghĩ và điều kỳ diệu là những sự thật sôi động và giọng nói chân thực của họ làm rung động tim óc mọi ngời nghe [41, 250].

Ngoài ra Tố Hữu còn rất chăm làm thơ phục vụ kháng chiến, biến thơ thành vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Mỗi sự kiện, bớc chuyển biến trên chiến trờng, mỗi ngời ông gặp đều trở thành nguồn cảm hứng vô tận để Tố Hữu sáng tác. Hành trình thơ, con đờng đời Tố Hữu đều song hành

cùng con đờng cách mạng Việt Nam. Với ông, lý tởng lớn nhất của cuộc đời là phục vụ Đảng, nhân dân, đất nớc, phấn đấu vì cuộc sống tơi đẹp của dân tộc. Tình cảm lớn nhất là tình yêu đất nớc, đồng bào, đồng chí, yêu Đảng, yêu Bác Hồ, là tình yêu quốc tế vô sản, tình quân dân cá nớc Niềm vui lớn nhất trong…

thơ ông không nhỏ bé, tầm thờng mà là niềm vui chiến thắng, đất nớc đợc độc lập, tự do. Đảng là máu thịt, lý tởng sống đời ông.

Tám mơi tuổi Tố Hữu mới viết hồi ký nhớ lại đời mình, nhớ những chặng đờng hoạt động cách mạng gian khổ nhng phơi phới niềm vui. Ông hiện lên là một con ngời lý tởng của thời đại, là đứa con cng của cách mạng, đợc cách mạng tin tởng, giao phó nhiều trọng trách. Và bản thân ông đã phấn đấu hết mình để đáp lại sự kỳ vọng đó. Ông là ngời dày dặn kinh nghiệm, năng động, xông xáo, nhiệt huyết, thông minh, sáng tạo, bản lĩnh chính trị vững vàng. Những phẩm chất tốt đẹp đó luôn đợc rèn luyện, mài rũa qua thực tế hoạt động để hoàn thiện hơn.

Qua Nhớ lại, Đào Xuân Quý hiện lên là một ngời yêu nghề, ham học hỏi, cần mẫn, chịu khó, có ý chí vơn lên. Dù đã mời năm hoạt động trong lĩnh vực khác nhng có cơ hội ông vẫn trở lại với văn chơng nh một thứ duyên tiền định. Thời kỳ đầu, ngày nào ông cũng đọc, ghi chép và dịch thơ để “luyện tay”. Viết với ông là đòi hỏi của bản thân, là nghĩa vụ với bạn bè. Mỗi sáng tác là sự khổ công, đánh vật với từng con chữ, là sự trao gửi tâm hồn, niềm đam mê sáng tạo, ý thức nghiêm túc với nghề. Dù Đào Xuân Quý tự nhận là ngời trẻ về tuổi nghề, non nớt trong kinh nghiệm sáng tác lại xa rời công việc này đã lâu nhng bạn đọc lại thấy một Đào Xuân Quý có vốn văn hoá và tầm hiểu biết sâu rộng. Ông sắc sảo, có chính kiến trong nhìn nhận về mọi vấn đề xã hội lẫn văn chơng. Ông rất tinh khi nhận xét, thơ Chế Lan Viên giàu chất trí tuệ, thông minh, giàu kỹ năng, thơ Tố Hữu quý nhất là cái nhiệt tình cách mạng, cái sôi nổi, say sa của một chiến sĩ cộng sản. Ngời đọc chỉ gặp mình trong thơ Tố Hữu trên mặt lý tởng, hoài bão, trên những suy nghĩ. Còn khi trở về cuộc sống đời thờng, ta không thấy sự gần gũi, quen thuộc trong thơ ông.

Không chỉ là ngời tinh nhạy trong nhìn nhận, Đào Xuân Quý còn là ngời thẳng thắn, bộc trực. Xấu- tốt, thiện- ác với ông cần phân định rạch ròi để loại

trừ. Ông dũng cảm tỏ rõ quan điểm yêu- ghét của bản thân, thậm chí ông gay gắt phê phán, lên án mạnh mẽ những mặt trái trong đời sống xã hội, đặc biệt trong đời sống văn chơng. Hội Nhà văn Việt Nam, một số ngời có chức, có quyền ngày càng lộ rõ chân tớng là những kẻ cơ hội, trơ trẽn, sẵn sàng vì danh lợi đánh đổi cả nhân cách con ngời. Những nhà văn hội tụ cả tài và tâm sống chật vật, không thế lực gì. Những kẻ xu nịnh, luồn cúi, những kẻ dùng văn chơng làm công cụ mu sinh lại có cuộc sống yên ổn, phởn phơ, sung sớng.

Làng văn với nhiều quan hệ chồng chéo thực chất là một xã hội thu nhỏ, đầy rẫy những xấu xa, thối nát khiến Đào Xuân Quý trăn trở. Vốn là ngời có nhân cách, yêu ghét rạch ròi, Đào Xuân Quý đã có thái độ rất gay gắt với cái xấu, cái ác. Thậm chí thái độ đó có lúc lên tới cực đoan. Điều đó chứng tỏ, ông là nhà văn có nhân cách. Ông luôn đau đáu, trăn trở về con ngời, về cuộc đời và đau khổ khi xã hội còn nhiều bất công, ngang trái.

Không giống nh Tố Hữu, Anh Thơ, Hoàng Minh Châu sinh ra trong…

một gia đình có truyền thống học hành, khoa cử, Huy Cận qua hồi ký Song đôi lại lớn lên giữa những mối bất hoà trong gia đình. Ngời cha tinh thần yếu đuối, ham vui bỏ quên gia đình, sa vào bài bạc, không đủ sức chủ trì gia đạo. Ngời mẹ tảo tần hôm sớm luôn vất vả, có dáng đi vội vàng nên số kiếp long đong. Ngời bà tính tình hiền lành nhng hay hờn giận, đôi khi trẻ con khiến mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trở thành mối hận thù truyền kiếp với

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 101 - 112)