6. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sự tác động của điều kiện lịch sử, xã hội đối với văn học nói chung và thể loại hồi ký nói riêng là không thể phủ nhận. Song sẽ là bất công và phiến diện nếu chúng ta chỉ nhìn nhận vấn đề từ những tác động bên ngoài.
Một trong những nguyên nhân không thể thiếu quy định sự vận động, phát triển của cả nền văn học Việt Nam là ở quá trình vận động nội tại của nó. Chính bởi vậy nhân buổi toạ đàm với các anh chị em cán bộ nghiên cứu của Ban Văn học hiện đại, Viện Văn học, ngày 30/6/1988, nhà văn Xuân Thiều đã thẳng thắn cho rằng: “Đổi mới là thuộc tính của văn nghệ sĩ, không cần Đảng gọi, nhu cầu đổi mới cũng là sự vận động tự thân của mỗi chúng ta”. Ma Văn Kháng cũng cùng chung quan điểm khi ông thành thực: “Quy cái sự vận động tự thân, nội tại vào một hành động gọi là “cởi trói” của cấp trên, là không thoả đáng”. Từ sau 1986, nền văn học Việt Nam với sự vận động tự thân đã tìm tòi ra một thể loại có khả năng thích ứng với tâm thế của nhà văn, với nhu cầu đợc giãi bày của họ và với khuynh hớng tự vấn đang ngày càng phổ biến trong văn học nớc ta. Thể loại đó chính là hồi ký. Hồi ký với cách tiếp cận hiện thực không chỉ ở bề mặt mà còn khai thác ở chiều sâu với đầy những bí ấn, phức tạp của đời sống nội tâm con ngời đã phần nào thoả mãn đợc nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ của con ngời đơng đại. Lúc này, cá nhân mỗi nhà văn với hồi ức về cuộc đời mình đã trở thành đối tợng phản ánh, chất liệu hiện thực. Họ không cần phải h cấu tởng tợng nhiều, cũng không cần phải công phu trong việc xây dựng cốt truyện, nhân vật với những tình huống lôi cuốn, hấp dẫn, ly kỳ. Họ chỉ cần thành thực với chính mình, sòng phẳng với quá khứ mà đánh giá, chiêm nghiệm. Lựa chọn cách trình bày quá khứ dới hình thức những kỷ niệm, qua sự nhớ lại của ngời hôm nay là phơng thức tiếp cận, phản ánh hiện thực đặc trng của hồi ký. Phơng thức này cho phép nhà văn tiếp cận lịch sử tự do hơn, gửi gắm đợc nhiều hơn những ấn tợng, tâm trạng của mình cũng nh những cảm nhận còn lại sau năm tháng, những suy nghiệm đợc chắt lọc từ chính sự từng trải của bản thân. Sự phát triển của thể loại hồi ký thời kỳ đổi mới cũng chứng tỏ giờ đây kinh nghiệm cá nhân khi đánh giá lịch sử có giá trị và đợc coi trọng hơn kinh nghiệm tập thể. Lịch sử đợc hiển hiện cụ thể, sinh động, xác thực qua lăng kính của mỗi cá thể là cái con ngời cần. Và hồi ký là thể loại đáp ứng đợc nhiều nhất những nhu cầu ấy.
Tóm lại, văn học đang tự ý thức về mình, đang có những bớc chuyển biến quan trọng và tìm đến với thể loại hồi ký nh một cứu cánh. Sự nở rộ của thể loại
này là sự cấu thành của nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, cả nguyên nhân xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội lẫn nguyên nhân xuất phát từ sự vận động nội tại của nền văn học.
1.4.Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu
1.4.1. Tô Hoài với Cát bụi chân ai và Chiều chiều“ ” “ ”
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1920, quê ở xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Thủ đô Hà Nội. Nhng ông lại sinh ra và lớn lên ở quê ngoại- làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phờng Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bút danh Tô Hoài gắn liền với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Xuất thân trong một gia đình thợ thủ công, Tô Hoài có tuổi thơ và một thời trai trẻ đầy cơ cực, vất vả. Sớm bỏ học, lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề.
Tô Hoài đến với nghề văn từ rất sớm. Mời bảy, mời tám tuổi, ông đã có một số sáng tác thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy. Nhng ông sớm nhận ra, thơ ca không phải là địa hạt thích hợp với “tạng” của ông. Tô Hoài đã nhanh chóng chuyển hớng và đến với cánh đồng bất tận của văn xuôi, với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo để có cơ hội tái hiện lại những cảnh đời thờng, những cảnh sống vất vả, khốn khó của những ngời lao động chất phác quanh ông, đặc biệt là những ngời nông dân, thợ thủ công vùng ngoại ô. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay đăng trên báo Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan hay tờ Chủ nhật của nhóm Tự lực văn đoàn, Tô Hoài đã đợc chú ý, báo hiệu sự xuất hiện của một nhà văn đầy triển vọng.
Từ khi bớc vào nghề, Tô Hoài đã thể hiện một khả năng tự học phi thờng, một sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ. Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với gần 200 đầu sách, đa dạng, phong phú về thể loại. Trên nhiều trang viết, ông luôn có một giọng điệu riêng làm nên một phong cách nghệ thuật đặc sắc.
Sáng tác đầu tiên gây đợc sự chú ý của đông đảo bạn đọc là Dế Mèn phiêu lu ký (truyện, 1941). Đây là tác phẩm đặc sắc nhất trong các truyện về loài vật của Tô Hoài. Tác phẩm bộc lộ một khả năng quan sát tinh tế, thể hiện - ớc mơ về một thế giới đại đồng. Cùng thời gian này, Tô Hoài đã sáng tác một loạt tác phẩm mang giá trị hiện thực sâu sắc: Quê ngời (Tiểu thuyết, 1941); O
chuột (Tập truyện ngắn, 1942); Giăng thề (Truyện, 1943); Nhà nghèo (Tập truyện ngắn, 1944); Cỏ dại (1944- hồi ký). Mảng hiện thực ông quan tâm trớc Cách mạng tháng Tám là những ngời cần lao chất phác ở quê ông. Thời kỳ này, trên nhiều trang văn của Tô Hoài luôn phảng phất nỗi u buồn, ảm đạm.
Sau Cách mạng Tháng tám, Tô Hoài là một trong số ít những cây bút không phải trăn trở, ngập ngừng nhiều trớc trang giấy, trong công cuộc “nhận đ- ờng”, “nhập cuộc”. Ông sớm gắn bó với công tác báo chí. Nghề nghiệp buộc ông không ngừng đi, không đợc phép buông lơi mọi diễn biến của tình hình thời sự, chính trị. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, có dịp đi với bộ đội trong nhiều chiến dịch Việt Bắc, Tô Hoài đã đến với mảng đề tài miền núi và để lại cho thời kỳ văn học này những thành tựu đáng kể . Nổi bật hơn cả là tập Truyện Tây Bắc đã đợc Giải thởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. Đến tập truyện này, Tô Hoài mới thực sự thành công xuất sắc ở đề tài miền núi Tây Bắc. Không bó hẹp nội dung và đối tợng phản ánh trong phạm vi của một vùng quê nghèo ngoại thành Hà Nội- nơi ông từng gắn bó sâu sắc, Tô Hoài đã vơn ngòi bút khám phá những vùng đất mới, những miền đất còn nhiều xa lạ và bí ẩn. Có thể nói, Tô Hoài là ngời đã đặt nền móng và làm thay đổi diện mạo của đề tài miền núi trong văn học Việt Nam hiện đại.
Từ sau năm 1954, Tô Hoài vừa tiếp tục sáng tác, vừa tham gia công tác lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Văn nghệ Hà Nội. Đề tài phong phú, Tô Hoài thử sức mình ở nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, truyện đồng thoại, ký sự, bút ký, hồi ký, tiểu luận Tiêu biểu phải kể đến: tiểu…
thuyết Miền Tây (1967); hồi ký Tự truyện (1978), Cát bụi chân ai (1992),
Chiều chiều (1999); tiểu thuyết Ba ngời khác (2006)…ở thể loại nào ông cũng đạt đợc những thành tựu đáng ghi nhận, cho thấy một Tô Hoài dẻo dai, bền bỉ, năng động, linh hoạt trong cách viết; sắc sảo trong cách nhìn đời; phong phú, sâu sắc trong vốn sống.
Đến với trang văn Tô Hoài, dù ở thể loại nào, chúng ta cũng bị hấp dẫn bởi những hiểu biết phong phú, đa dạng về phong tục, tập quán ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nớc Việt. Bạn đọc bị lôi cuốn đến kỳ lạ bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của một ngời từng trải, ngạc nhiên với vốn từ vựng giàu có, nhiều
khi rất bình dân, thông tục nhng đợc tác giả sử dụng một cách đắc địa, tài ba. Năm 1996, Tô Hoài đợc tặng Giải thởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I.
Nh vậy hồi ký tuy chỉ chiếm một vị trí khiêm nhờng (bốn tác phẩm:
Cỏ dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều) trong số gần 200 đầu sách đã xuất bản nhng là mảng sáng tác nổi bật, độc đáo, hấp dẫn nhất của Tô Hoài, là nơi ông thể hiện rõ nhất tài năng, cá tính sáng tạo và sở trờng của mình.
Tô Hoài viết hồi ký từ rất sớm. Cuốn hồi ký đầu tiên mang tên Cỏ dại ra đời năm ông mới ngoài hai mơi tuổi. Cỏ dại viết về quãng đời thơ ấu, nhọc nhằn, cay đắng của Tô Hoài với những ký ức của một thời thơ dại, những kỷ niệm “vui thơng, chìm sâu trong những ngày cũ buồn bã”. Ngay từ khi ra đời tác phẩm đã đợc d luận chú ý. Cuốn hồi ký tiếp theo, Tự truyện in ra khi ông đã ở tuổi năm mơi. Từ Cỏ dại đến Tự truyện, khoảng cách thời gian tới ba mơi năm nhng là sự tiếp nối một dòng suy nghĩ, một mạch cảm xúc. Tự truyện tái hiện chặng đờng đời niên thiếu phải lang thang cơ cực của nhà văn đến khi ông tới với văn chơng và tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi trong phong trào Văn hoá Cứu quốc. Thông qua số phận cá nhân trên con đờng kiếm tìm miếng cơm mang áo, nhà văn đã khái quát lên số phận của cả lớp thanh niên trí thức tiểu t sản giai đoạn trớc Cách mạng tháng Tám trên cái nền là bức tranh xã hội rộng lớn ở một vùng quê Hà Nội nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung với những phong tục, tập quán, những cảnh đời tăm tối, ngột ngạt. Cỏ dại và Tự truyện, yếu tố đời t của nhà văn đều là trung tâm, là đối tợng phản ánh trong tác phẩm với những chi tiết về tiểu sử, ngoại hình, những tâm t, suy nghĩ, tình cảm, những bớc trởng thành. Với yếu tố tự truyện đậm đặc, ngời kể chuyện luôn đứng ở vị trí trung tâm của bức tranh đời sống để trực tiếp suy t, trải nghiệm, bộc lộ quan điểm, thái độ của bản thân. Đó là một tâm hồn dễ đồng cảm, nhạy cảm trớc những đau khổ, lầm than của con ngời.
Tuy nhiên, Cát bụi chân ai và tiếp đó là Chiều chiều ra đời thì ngòi bút Tô Hoài mới có dịp tung hoành giữa những chuyện đã sống, với quá khứ đã qua để dựng lên ngồn ngộn những chuyện đời, chuyện nghề với mọi biểu hiện phức
tạp, tinh vi nhất (đặc biệt là lớp văn nghệ sĩ đã làm nên diện mạo một thời kỳ văn học từ những năm 40 trở đi). Bao trùm hơn cả là một bức tranh xã hội rộng lớn, ngồn ngộn, vừa bi- hài, tốt- xấu, lẫn lộn cả cái cao cả, cái thấp hèn, cái nhố nhăng, lố bịch . Bảy m… ơi tuổi, với Cát bụi chân ai và vài năm sau đó là Chiều chiều, Tô Hoài thực sự đợc tái sinh để trở lại cái thời lừng lẫy, uy tín. Hai tác phẩm này, chi tiết đời t đã mờ dần, thay vào đó là đời sống xã hội với những vấn đề thế sự đợc soi chiếu qua lăng kính của nhà văn. Một Tô Hoài hoàn toàn khác trớc xuất hiện, không còn non nớt, vụng dại của những ngày đầu bớc vào đời, lăn lộn kiếm sống mà là một Tô Hoài đầy bản lĩnh, cá tính, trải đời, tinh đời, sắc sảo. Nhận xét về hồi ký Tô Hoài, Phong Lê đã trầm trồ khen ngợi: “Đọc Tô Hoài, tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu sao ngời ta lại có thể viết hay đến thế về mình, để qua mình hiểu ngời, hiểu đời, hơn thế hiểu cả một thời”.
Nói tóm lại, tuy chiếm một số lợng hết sức khiêm tốn trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ nhng hồi ký Tô Hoài thực sự đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam, đánh dấu sự trởng thành của thể loại. Dù có ngời khen, kẻ chê nhng tất cả đều không thể phủ nhận, đặc biệt Cát bụi chân ai và Chiều chiều thực sự là một “hiện tợng” đáng chú ý của văn xuôi nớc ta thời kỳ đổi mới. Hồi ký Tô Hoài là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, vừa là nguồn t liệu văn học có giá trị, vừa là tiếng nói nghệ thuật sâu sắc về một thời kỳ lịch sử đầy biến động, một hoàn cảnh đặc biệt đã nhào nặn nên những số phận, tính cách có sức ám ảnh lạ thờng.
1.4.2. Tố Hữu với Nhớ lại một thời“ ”
Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2002, tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Năm chín tuổi, ông theo cha về quê nội làng Phù Lai, huyện Quảng Điền- tỉnh Thừa Thiên nay là Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt, chật vật trong cuộc mu sinh nhng thích thơ, thích su tầm ca dao, tục ngữ và hay dạy con làm thơ cổ. Mẹ ông là con gái một đồ nho nên thuộc rất nhiều ca dao, dân ca Huế. Những lời dân ca ấy đã đi vào những lời ru ngọt ngào và thẩm thấu vào tâm hồn Tố Hữu tự thuở nào. Truyền thống văn hoá, văn chơng của quê hơng, gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.
Năm 12 tuổi Tố Hữu mồ côi mẹ, năm 13 tuổi ông vào trờng Quốc học Huế. Tố Hữu là một trong số ít thanh niên sớm giác ngộ lý tởng cách mạng, coi cách mạng là lẽ sống của đời mình. Bút danh “Tố Hữu” là do một cụ đồ nho ng- ời Quảng Bình vì thích bài thơ Lao Bảo nên tặng với ý nghĩa: “sẵn có”, ca ngợi cái tiềm ẩn trong con ngời ông. Tố Hữu rất trân trọng sự khen ngợi ấy của cụ đồ nhng ông chỉ dám nhận và hiểu hai chữ ấy là “ngời bạn trong sáng” (tố: trong sáng, hữu: bạn). Từ đó, Tố Hữu trở thành bút danh của Nguyễn Kim Thành và đi theo ông suốt chặng đờng đời. Ông đã trởng thành, thành danh với bút danh này.
Cách mạng và Tố Hữu thật nhiều duyên nợ. Cách mạng gắn bó với ông nh máu thịt, chân tay. Cách mạng không chỉ đem đến cho Tố Hữu một lý tởng sống cao đẹp mà còn đem đến cho ông cả cảm hứng sáng tạo thi ca. Chính cách mạng là nhân tố quan trọng và quyết định làm nên một nhà thơ lớn của dân tộc. Vì vậy, tìm hiểu cả hành trình sáng tạo của thi nhân ta nhận ra một điều thú vị, thơ ông nh một cuốn biên niên sử ghi lại những bớc đờng t tởng của ông, ghi lại hành trình cách mạng Việt Nam với bao biến thiên của thời cuộc. Năm tập thơ của Tố Hữu đã phản ánh chân thật những chặng đờng của Cách mạng Việt Nam, đầy gian khổ, hy sinh nhng cũng nhiều thắng lợi, vinh quang; đồng thời cũng là những chặng đờng vận động trong quan điểm, t tởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ: Từ ấy (1937-1946); Việt Bắc (1946- 1954); Gió lộng
(1955- 1961); Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa (1972- 1977); Một tiếng đờn
(1992); Ta với ta (1999). Tập thơ nào, chặng đờng sáng tác nào cũng cho ta thấy ở Tố Hữu một phong cách nghệ thuật thống nhất. Về nội dung, thơ ông là thơ trữ tình chính trị sâu sắc. Về nghệ thuật thơ ông đậm đà tính dân tộc. Chính bởi vậy đọc thơ Tố Hữu ta luôn cảm nhận đợc một giọng điệu hào sảng, một niềm vui bất tuyệt với sự kết hợp hài hoà của yếu tố chính trị và tính trữ tình sâu sắc.
Cuối đời, khi đã 80 tuổi Tố Hữu lại có nhu cầu tổng kết lại cuộc đời mình. Một chặng đờng nhiều gian khổ, mất mát, hy sinh, đôi khi ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh nhng vinh quang và vĩ đại. Năm 2000, trớc khi qua đời hai năm, Tố Hữu đã cho xuất bản cuốn hồi ký Nhớ lại một thời. Sau