Giọng điệu mỉa mai, tinh quái pha chút khinh bạc

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 123 - 124)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giọng điệu mỉa mai, tinh quái pha chút khinh bạc

Bên cạnh giọng điệu dí dỏm, hài hớc với nhiều sắc điệu ta còn nhận ra giọng điệu mỉa mai, tinh quái pha chút khinh bạc ở Tô Hoài.

Với giọng điệu ấy, ông nhớ về thời bao cấp ấu trĩ, văn nghệ bị theo dõi, xét nét nh cầm tù: “Những ai có trách nhiệm đọc Nguyễn Tuân đã bỏ công soi mói, bẻ hành bẻ tỏi chỉ là cốt gò ý và trịch thợng. Thời chống Mỹ, Nguyễn Tuân viết một loạt ký về Nội ta đánh Mỹ giỏi, thế mà vẫn có những bút chì đỏ gạch từng quãng lu ý cấp trên Công việc “theo dõi” ấy thực sự là đố kỵ và bề…

trên, khác nào ngày nay ngời ta dùng lẫn hai chữ “theo dõi” mà nghĩa một thời của nó không đẹp đẽ và lịch sự nh bây giờ đài báo vẫn “cảm ơn bạn đọc và ngời nghe đã theo dõi”. Không, chỉ có mật thám theo dõi ngời bị tình nghi, đội xếp

theo dõi kẻ cắp sắp móc ví. Không ai tự nhiên lại theo dõi ai. Nghĩa thời trớc của hai chữ theo dõi là vậy. Xem lại những bút ký Phở, Tình rừng, Tờ hoa, có thể đọc một lần rồi đọc lại lần nữa. Không vì thích thú mà còn vì ngạc nhiên. Đấy chỉ là những áng văn bộc lộ những nét riêng với đáo để và trang nhã, mài những cái ấy đi thì còn đâu văn Nguyễn Tuân” [37, 73-74]. Những suy diễn cực đoan, vô căn cứ, thô thiển một thời đã giết chết văn nghệ, kìm hãm sự sáng tạo của ngời nghệ sĩ: “Có một thời, những ngời theo dõi báo chí, xuất bản và phát hành sách báo đợc phong làm lính gác. Lính gác thì phải có việc của lính gác, chẳng lẽ ăn lơng chỉ đứng không. Nhng thực ra ngời ta chỉ đọc a dua rồi đánh đòn hội chợ. Cấp trên hô ngời ấy, bài ấy có vẫn đề. Tự nhiên cảm thấy có vấn đề thật và ngời ta dò tìm từng câu từng chữ. Thế nào chẳng ra vấn đề! Bỗng khó chịu cả cách diễn đạt khác nhau của mỗi ngòi bút, thế là làm sao. Không biết vì tổ chức đặt ra công tác theo dõi làm cho ngời theo dõi bỗng nhiên đợc làm thầy thằng bị (đợc) theo dõi. Hay là tại vì thuở nhỏ đi học, nhà trờng cha bao giờ giảng cho các vị ấy khi còn là học sinh hiểu bài văn muốn có ý nghĩa trớc hết phải là văn hay. Khốn thay ngời ta viết văn thất bại nhng vẫn làm cán bộ theo dõi đợc. Cái nhìn sự sáng tạo cứ lên xuống theo thời tiết” [35, 74-75]. Những “cá” theo dõi văn nghệ chẳng qua nh “cá” Mậu, đọc báo Văn nghệ đến mục Văn Luận lại tởng tên ngời. Song không phải vì sự khắt khe mà làng văn kém sôi động. Thỉnh thoảng lại “tòi ra Đống rác cũ, lại Vào đời, lại Cái gốc, lại chuyện Bác Hồ đi tắm bãi Titốp ngoài Hạ Long…Những ngời theo dõi lại vất, lại nhộn nhịp” [35, 81]. Bằng giọng điệu mỉa mai, tinh quái pha chút khinh bạc, với những bình luận, tranh biện Tô Hoài đem đến cho ngời đọc cái nhìn cận cảnh, trực diện về đời sống văn học một thời, o bế và ngột ngạt. Tô Hoài đã vạch ra sự ảo tởng ấu trĩ của thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội: “ Những đồ đồng nát đem chữa cháy, vá víu lại mà khiến ta có thể vỗ tay lên đợc chủ nghĩa xã hội thì đến ngơ ngẩn cả ngời” [35, 71].

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w