Giọng điệu bộc trực, khẳng khái

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 129 - 130)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Giọng điệu bộc trực, khẳng khái

Nhớ về quá khứ với Tố Hữu là giọng điệu sẻ chia, tâm tình, đằm thắm, với Đào Xuân Quý lại là giọng điệu bộc trực, khẳng khái. Đào Xuân Quý viết hồi ký không phải để trả món nợ ân tình, ông muốn phơi bày sự thật, đánh giá, nhìn nhận lại lịch sử với góc nhìn của một ngời từng trải, đủ sáng suốt, thấu đáo để nhận chân sự thật, phân biệt đúng- sai, phải- trái. Ông bộc trực khẳng khái thể hiện suy nghĩ, nhìn nhận của bản thân về con ngời, xã hội một thời đã qua, đồng thời bình luận thơ văn bạn bè, đồng nghiệp.

Nói về những ngời tham quyền đoạt vị, ham danh lợi trong Hội Nhà văn Việt Nam, Đào Xuân Quý khẳng khái nhận định: “ Rõ ràng là có một cuộc chạy đua ráo riết của một nhóm ngời muốn vào “Nhà Trắng” khoá này” [77, 326].

Nhận xét về Đại hội lần thứ IV của Hội Nhà văn Việt Nam (15/5/1989)- Đại hội trên tinh thần đổi mới, Đào Xuân Quý không ngần ngại thẳng thắn: “Nếu có thể gọi là thắng lợi tốt đẹp nh ngời ta thờng nói, thì ở Đại hội này cái tốt và cái xấu, cái thật và cái giả đều đã đợc phơi bày rõ rệt, không còn khả năng bng bít, dấu diếm, xuyên tạc đợc nữa” [77, 357].

Nhìn nhận về sự thành thực của con ngời, đặc biệt là những ngời cầm bút, ông cho rằng: “Ngòi bút của chúng ta ngày nay chẳng mấy khi nói đợc sự thật! Vì sao? Vì không nhìn ra sự thật, hay vì tuy nhìn ra nhng không dám nói? Có lẽ vì cả hai nếu chỉ đòi hỏi những ng… ời cầm bút không thôi cũng cha đủ. Có ngời dám nói, nhng phải có ngời dám nghe, dám tiếp nhận sự thật, thì mới thành một sức mạnh có hiệu lực” [77, 116-117].

Giọng điệu bộc trực, thẳng thắn của ông luôn có sự tranh luận ngầm với một đối tợng vô hình nào đó. Đối tợng đó có thể là xã hội a dua, chấp nhận che đậy, dấu diếm. Đối tợng đó có thể là những ngời lãnh đạo đức cao vọng trọng luôn muốn che đậy sự thật để làm những việc xấu xa. Giọng điệu tranh biện nh xói vào lòng ngời một nỗi xa xót khi nghĩ về nhân tình thế thái.

Nh vậy, trong mỗi trang hồi ký, ngời viết luôn chọn cho mình một giọng điệu trần thuật chủ đạo phù hợp với phong cách bản thân, với đối tợng đợc phản ánh. Song không phải lúc nào nhà văn cũng chỉ sử dụng duy nhất một giọng điệu. Trên cái nền của giọng điệu chung ấy, họ lại phối hợp, đan cài nhiều sắc thái tạo nên sự phức hợp thú vị, lôi cuốn. Lúc hài hớc dí dỏm để thể hiện cái gì đó vui vui, thú vị, bất ngờ. Lúc bộc trực, khẳng khái khi muốn vạch trần bản chất xấu xa của hiện thực. Lúc trữ tình tâm tình khi muốn tâm sự, sẻ chia, mong cầu sự đồng cảm. Nhng cũng có khi đợm một nỗi buồn mỉa mai, chua chát, xót xa.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w