Giọng điệu dí dỏm, hài hớc

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 120 - 123)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọng điệu dí dỏm, hài hớc

Nói đến sắc thái dí dỏm, hài hớc trong giọng điệu trần thuật là nói đến sự gây vui, gây cời một cách nhẹ nhàng, ý vị. Khảo sát rất nhiều tác phẩm hồi ký, đặc biệt những hồi ký văn học đợc sáng tác trong thời kỳ đổi mới đến nay, chúng tôi nhận ra giọng điệu hài hớc, dí dỏm là một trong những giọng điệu đặc trng làm nên phong cách hồi ký Tô Hoài, đặc biệt với hai cuốn hồi ký đã đợc d luận quan tâm, thích thú đó là Cát bụi chân aiChiều chiều.

Bằng giọng điệu dí dỏm, hài hớc, Tô Hoài kể về các bạn văn của mình, dựng chân dung họ với những thói tật đời thờng, đáng yêu. Một Nguyễn Tuân tinh tế, tài hoa, sành ăn, kỹ tính, cầu kỳ, kiêu bạc nhng có nhiều cái “không” bất ngờ: “Nguyễn cha bao giờ cỡi ngựa, không biết ngồi ngựa. Đạo diễn Phạm Văn Khoa làm phim Chị Dậu , Nguyễn Tuân đóng vai chánh tổng cỡi ngựa đi đốc thuế. Chủ nhiệm phim đi thuê ngựa, phải thuê cả ngời chủ ngựa đóng vai dõng đứng giữ cơng cho ông chánh tổng ngồi trên yên, cha đến nửa phút. Nguyễn Tuân chỉ đi chơi biển, không tắm biển. Dễ hiểu, Nguyễn Tuân không biết bơi dù bơi chó hai chân đạp tầm phòng” [35, 30-31]. Một Nguyên Hồng có chút tơ nhện thoảng thoảng, cái gu của ông là những bà “Nạ dòng, má phúng phính bánh đúc, áo cánh chồi, nhai trầu môi cắn chỉ” [35, 319]. Một Nguyên Hồng tỏ tình bằng cách “lau chau ra ghé vai vác thùng bia vào, kê lên kệ cẩn thận” [35, 320]. Một Nguyễn Sáng mê gái, hay để ý những cô gái mới lớn, với lý luận vơ vào: “tình

yêu không có tuổi”. Một Nguyễn Sáng không chịu đi thực tế chỉ vì mê cô bán kem.

Với cảm quan nhân bản đời thờng, bằng giọng điệu hóm hỉnh, hài hớc, lần lợt chân dung từng bạn bè, đồng nghiệp của Tô Hoài hiện lên. Mỗi chân dung đợc dệt bằng những chuyện vặt vãnh, đời thờng nhng sinh động, thú vị. Họ có nhiều thói tật, nhiều tính xấu nhng tất cả đều gẫn gũi, thân thuộc, đáng yêu. Họ xuất hiện trớc mắt chúng ta không phải với cơng vị là một nhà văn lớn, nổi tiếng mà là con ngời sống giữa đời thờng.

Dí dỏm, hài hớc là giọng điệu chủ đạo trong Cát bụi chân ai Chiều chiều, song trên cái nền của giọng điệu chung ấy tuỳ đối tợng, Tô Hoài lại pha trộn nhiều sắc điệu khác nhau tạo nên sự phức điệu đầy lôi cuốn. Có khi hóm hỉnh, tinh quái, đôi chỗ pha cả sắc điệu mỉa mai; có khi dí dỏm nhng đằng sau câu chữ là sự xót xa.

Tái hiện lại hình ảnh Nguyên Hồng lăng xăng khuân thùng bia cho bà cai ách- ngời mà ông đang có tình ý, Tô Hoài gọi là “bác gà trống cứng cựa Nguyên Hồng”. Từ tên gọi, ta thấy một Tô Hoài rất hóm, rất dí dỏm nhng tinh quái, luôn gọi tên đúng bản chất đối tợng. Khi yêu, một Nguyên Hồng tuổi đã ngũ tuần cũng xăng xái nh một thanh niên trai tráng.

Dựng chân dung Xuân Diệu, Tô Hoài không ngần ngại kể về sở thích khác ngời của ông: “Con gái đi ngang mặt Xuân Diệu cứ dửng dng nh không, nhng con trai thì xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa, nhìn dõi vào mắt, mân mê nh chọn đẫn mía.” [35, 203]. Ta nhận ra trong ánh mắt ấy có sự khát khao, mê đắm tình trai.

Nói về một Nguyễn Bính mê gái, tính hay lăng nhăng, Tô Hoài nhận xét nhà thơ chân quê: “Thấy gái nh quạ vào chuồng lợn, nh ếch vồ hoa. Thề bồi đấy rồi lại nhăng cuội ngay đấy” [35, 63]. Vẫn dí dỏm nhng một chút mỉa mai về cái tật mê muội vì tình, hau háu khi thấy gái của Nguyễn Bính.

Chuyện thời bao cấp với bao ảo tởng, với căn bệnh thành tích trầm kha nhng thực chất bên trong mục ruỗng. Chuyện thời bao cấp với t tởng bình quân chủ nghĩa. Chuyện thời bao cấp với tất cả những sự thật về sự cơ hội, bòn rút, đục khoét của dân, của nớc ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo cũng đợc Tô Hoài

nhắc đến bằng giọng điệu hài hớc pha sắc thái mỉa mai, phê phán: “Các hợp tác xã đợc tỉnh, đợc huyện hay cơ quan, nhà máy đỡ đầu. Suốt tháng nhộn nhịp, nông nhàn cũng chẳng khác ngày mùa. Ngày chủ nhật, cán bộ, nhân viên làm lao động công ích đẩy những xe phân hố xí hai ngăn trên các cơ quan tỉnh, huyện về. Nhà máy kết nghĩa ủng hộ than để nung gạch, cho bã hoa quả, vỏ cam, lõi dứa thức ăn nuôi ngan, nuôi lợn. Về đến nơi xã viên rỡ bã cam, mắt dứa nhặt riêng, đem ra chợ bán. Hợp tác xã có tổ nuôi ong. Bí th tỉnh uỷ chủ nhật nào cũng về xã theo dõi điển hình. Ông đã gửi tổ ong của hợp tác xã nuôi hộ ông một chục đõ. Chủ tịch huyện cũng có năm đõ nhờ nuôi. Ong chết dịch, ong bốc bay mất bao nhiêu thì đõ ong của các thủ trởng vẫn đông đàn và đến vụ quay mật cứ là tố hảo, mật nhãn, mật hoa ngô sánh nh kẹo mạ. Mọi sự đợc đắp vào, đợc tiếng tăm, nhng hoạn nạn ở đâu cứ kéo đến, trớc nhất méo mặt vì nạn khách tham quan Các xã láng giềng phải nghĩ ra mẹo trốn thành tích. … ở hội nghị tổng kết trên huyện các xã đua nhau báo cáo năng suốt đuối, không đạt mức thi đua- mới vụ trớc thì vun vút vợt chỉ tiêu Tôi yếu rồi, thôi thôi đừng ai…

dòm ngó tôi nữa, tôi không nhất nhng tôi cũng không bét, tôi cứ tà tà cả làng không lên mâm” [37, 174- 175]. Phê phán đôi chút mỉa mai nhng vẫn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Ông bắt đầu từ sự thật khách quan của đời sống, không cần bình luận, nhận xét. Nhng qua giọng điệu, ngời đọc vẫn nhận ra thái độ của tác giả, nhận thức đợc bản chất của vấn đề. Tô Hoài phơi bày sự thật lịch sử không để nhạo báng, ông chỉ có một mong muốn giản dị: mỗi ngời hãy dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dù sự thật đó đôi khi tàn nhẫn, trớ trêu, để sống tốt hơn, có ích hơn cho đời.

Vẫn giọng điệu dí dỏm nhng xót xa, Tô Hoài kể về chuyện Nguyễn T Nghiêm trong vai trò là đội viên đội cải cách ruộng đất nhng cả tuần không bắt đợc rễ, không xâu chuỗi đợc một cố nông nào nên “hoảng quá, phát dại, đi không nhớ đờng về xóm. Suốt ngày vơ vần ngoài đồng bắt cào cào, châu chấu ăn” [35, 115].

Rồi kể về chuyện Phùng Quán cùng Tô Hoài đi thực tế ở xóm Đồng- Thái Bình. Phùng Quán ngày ngày dậy sớm cần mẫn đi hót phân trâu bò. Có hôm ra muộn, hết sạch, quang gánh về không. Có hôm ra sớm cũng không còn

bởi “các cố ít ngủ từ gà gáy đã chực đấy. Con trâu vừa cho ra, các cố chiếm ngay. Mấy bãi thì cắm que giữ sẵn” [37, 90]. Nghe vừa hài hớc vừa xót xa cho số phận những nhà văn lớn của chúng ta. Có kẻ còn mỉa mai: “Chân tay học trò của ngời ta thế kia mà các ông các bà hợp tác bắt con ngời ta làm con mẹ mũi thung đi gắp phân” [37, 82].

Vẫn cái giọng dí dỏm, hài hớc nh Tô Hoài nhng điềm tĩnh, đôn hậu, lịch lãm, nhân văn, Bùi Ngọc Tấn kể về những bè bạn “cùng một lứa bên trời lận đận của mình”, kể về cuộc đời đầy nhọc nhằn, tủi cực của bản thân. Đình Kính, Chu Lai đi viết thuê, đợc tiền công mỗi ngời một chiếc nhẫn vàng nhng khi ra thảo cầm viên, bị bầy tiên nữ đứng đờng quây lại, mời chào, thoát nạn trở về, nhẫn Đình Kính không cánh mà bay. Đình Kính nằm vật xuống giờng không nói một lời, tiếc ngẩn, tiếc ngơ, giận điên cả ngời. Nhng cuối cùng lại phục: “Lại phải cời vì Chu Lai cứ giơ bàn tay có nhẫn ra trớc mặt nh khiêu khích. Đình Kính bảo: - Mất. Tức thì tức thật nhng phải công nhận chúng nó tài. Nó đã nâng lên hàng nghệ thuật. Một lúc sau lại: - Tài thật! Tài thật!. Chu Lai tiếp: - Tài đến thế là cùng! Tiên s em Tào Tháo!” [84, 25]. Những bạn bè một thuở của ông sống trong thời kỳ bão táp ngay cả khi đất nớc đã hoà bình, nhiều ngời trầy da tróc vẩy, số phận lao đao nhng gặp nhau họ vẫn lạc quan, vui sống và song tấu nhịp nhàng câu hát: “Anh hoang mang khi cha nắm tình hình/ Nắm tình hình rồi tình hình rất hoang mang” [84, 178].

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w