Chân dung bạn bè, đồng nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 91 - 101)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Chân dung bạn bè, đồng nghiệp

“Một dãy lấp lánh những khuôn mặt ẩn hiện trong dòng lịch sử”, đó là Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tởng, Phan Khôi, Thế Lữ, Thanh Tịnh, Tế Hanh, Lu Trọng L, Lê Bầu, Nguyên Bình, Hoàng Hng, Dơng Tờng, Hứa Văn Định Họ có thể là những cây đa, cây đề, là…

những ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Họ có thể chỉ là những cây gai, cây cỏ mọc bên lề đờng văn học. Nhng họ là một phần đời tác giả đã sống, đã trải qua. Chân dung, cuộc đời họ có thể đợc tái hiện chi tiết cũng có thể chỉ thấp thoáng, lấp ló đó đây trong dòng hồi ức.

Ngời đọc thờng biết đến một Nguyễn Tuân với cái “ngông” trong văn ch- ơng. Cái ngông của một con ngời tài hoa, uyên bác, lấy cái tài và nhân cách của mình đặt lên trên thiên hạ. Một con ngời sống có bản lĩnh, không chịu uốn mình theo thời thế. Cát bụi chân aiChiều chiều của Tô Hoài đã dựng nên một Nguyễn Tuân nh thế, một Nguyễn Tuân “chơi chua” khác ngời, ngông nghênh, kiêu bạc trong cả cách ăn mặc lẫn cách sống. Mặc thì “khăn lợt vố, áo gấm trần, tay chống dọc chiếc quạt thớc thay ba toong, chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định”. Đi xe đạp thì không sơn, xe “cởi truồng”, không mắc gác- đờ- bu. ăn thì rất khảnh: “Những cái thích và vui ẩm thực của Nguyễn Tuân không chỉ dễ dãi vì miếng ăn, miếng uống mà phải là hợp khẩu vị, ngon theo ý mình…

Nguyễn Tuân sành ăn và kỹ tính tuyệt nhiên không xô bồ” [35, 29]. Ông không xơi mớp đắng mắm tôm, không bao giờ đụng đến mắm tôm chợ, kỵ mùi tỏi, chỉ ăn phở thịt bò chín, ăn thật nóng và không đụng đũa vào bất cứ thứ phở nào khác; không thích cái cà phê hâm nóng đầu đờng, ghét mùi hoa sữa gắt và nồng R… ợu ông chỉ uống uýt ky, quăngtrô xếch, không bao giờ uống rợu chợ và Nguyễn có thổ mua riêng.

Con ngời đó thích đi và khao khát đợc đi bởi với ông đi là nhu cầu, là lẽ sống, đi để “thay đổi thực đơn cho giác quan”. “Cả đời Nguyễn Tuân. Làm thế nào đi đợc, chỉ cốt đi đợc” [35, 15]. Dù bị căn bệnh thấp khớp hành hạ, Nguyễn Tuân vẫn luôn thích đi đến những vùng Tây Bắc xa xôi, thích trèo lên cả dãy Hi Mã Lạp Sơn để khám phá những điều kỳ thú. Khi không đợc đi xa, ông đành cứ “tối tối tôi lại rớc tôi ra đờng”, “mà cái thúc giục vẫn là những cơn đói đi” [35, 15]. Với Nguyễn Tuân, đi đã trở thành một nghề- nghề đi. Ông “cẩn thận đã thành thói quen và cầu kỳ đến đam mê”. Với ông, “sửa soạn cũng là khai thác để thởng thức đợc chu đáo” nên sự chuẩn bị cho mỗi chuyến đi rất kỳ khu.

Nguyễn Tuân là ngời trực tính, yêu ghét rõ ràng, thù lâu, nhớ dai. Ông sẵn sàng “đuổi một ngời gõ nhầm cửa. Dửng dng trớc một ngời mình không a, dù ngời ta giơ tay định bắt tay. Lại thấy cái ông ấy vào cùng buồng trong bệnh viện, nhất định sang buồng khác” [35, 77]. Có khi lại kiêu ngạo, hợm hĩnh. Nguyễn đuổi cả hoạ sĩ Nguyễn Sáng- ngời bạn thân của mình ra khỏi nhà hôm mùng ba tết vì anh ta dám nói “chỉ một Nguyễn Sáng này thôi còn đâu là vứt

hết”. Con ngời đó lắm khi ác mồm, ác miệng: “Khi tôi chết nhớ chôn tôi với mấy thằng phê bình” nhng rồi lại dễ dãi và buông tuồng: nếu dới đó mấy thằng phê bình mời ông đi uống rợu và chơi đảo Cát Hải chắc ông cũng cời xoà, làm lành ngay. Dễ hay khó là ở mình cả. Trong quan hệ với bạn bè, ông rất chu đáo, ân tình, đi xa đều viết th, gửi thiếp chúc mừng ngời thân. Nguyễn cũng sẵn sàng “giựt nóng tiền của ai để mua bốn bông hồng vàng lòng trứng đ… a đến bữa sinh nhật nhà bà hoạ sĩ nọ”. Khi cáu kỉnh có thể vùng vằng đòi đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu nhng Nguyễn Tuân nói thế thôi. Mỗi năm nhân dịp kỉ niệm ngày vào Đảng hoặc tết, Nguyễn đều mang hoa đến tặng Tố Hữu. Chu đáo và nề nếp.

Nguyễn vốn ngang tàng, phóng túng nhng không bao giờ lung tung, cẩu thả. Ông cẩn thận, chu đáo, đúng nghĩa là một lối sống nề nếp. Nguyễn quan niệm tự do không bờ bến, không chính trị, một mình một tính nhng trong các bữa tiệc, giao thiệp với bạn bè ngoại quốc, ông luôn luôn ứng xử tế nhị, lịch sự. Nguyễn “khác ngời trong lối sống, nhng tế nhị, kiểu cách mà không ồn ào” [35, 73].

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn Tô Hoài yêu quý nhất. Nguyễn Tuân không chỉ đợc đặc tả qua hồi ký Cát bụi chân ai, thấp thoáng ẩn hiện qua

Chiều chiều, mà còn đợc nhắc đến trong những trang hồi ký của Đào Xuân Quý, Tố Hữu, Ma Văn Kháng.

Trong ký ức của Đào Xuân Quý, Nguyễn Tuân thuộc lớp nhà văn đàn anh đáng để các thế hệ văn nghệ sĩ lớp sau ngả mũ khâm phục, kính nể cả về tài năng và nhân cách. Ông không bao giờ biết “luồn cúi, bợ đỡ, nịnh hót ai dù ngời đó ở cơng vị nào cũng vậy” [77, 139]. Nguyễn cả đời chỉ phụng sự cho nghệ thuật, không lãng phí thời gian vào những chuyện bon chen, chạy vạy vì danh, vì lợi. Với những nhà văn trẻ, ông luôn gần gũi, ân cần và thân ái. Ông tha thiết truyền cho họ những kinh nghiệm trong nghề của một ngời đi trớc, đã khẳng định đợc tên tuổi trên diễn đàn văn học Việt Nam.

Trong ký ức của Tố Hữu, Nguyễn Tuân hiện lên thật đáng yêu, dễ gần, thân thuộc. Đề xuất chuyện đi thực tế, ông đồng ý ngay không chút ngại ngùng. Nguyễn Tuân khác xa với những gì ngời ta đồn thổi, khiến Tố Hữu vừa ngỡ ngàng vừa thú vị.

Trong ký ức của Ma Văn Kháng, Nguyễn Tuân hiện lên với chân dung một con ngời hồn hậu, dung dị, nụ cời đầm ấm, thân thiện dới “bộ ria mép đốm bạc rất đợc tớng”, những câu chuyện thì thầm, thú vị với văn vẻ dáng một bài tuỳ bút. Từng chi tiết nhỏ của đời sống, thiên nhiên, tạo vật qua lăng kính của Nguyễn Tuân đều gây sự say mê, hứng thú cho ngời đọc. Một Nguyễn Tuân “đi không ngng nghỉ”, coi đi là một “nghiệp chớng của nghề viết” [48, 488] trong cái thú tẩm mỹ xê dịch của ông. Cuộc đời làm văn của Nguyễn dờng nh chỉ có hai việc: chân thì đi mà tay thì viết. Bởi thế, đang đi gặp con đờng Hữu nghị 7 đang thi công, rải đá răm, ông “bám liền lấy nó nh vồ vập, nh gặp một tứ thơ phiêu lãng” [48, 489]. Ông hỏi han tỉ mỉ từ độ dài đến đặc điểm kỹ thuật và tẩn mẩn ghi chép vào sổ tay.

Qua ký ức của nhiều nhà văn, chân dung, tính cách Nguyễn Tuân cứ dần hiện lên hoàn chỉnh, sinh động với bao mâu thuẫn, trái ngợc mà nhất quán. Nguyễn vẫn luôn là một nhà văn có tài năng, nhân cách, một phong cách sống độc đáo với cái định nghĩa trọn vẹn về ngời nghệ sĩ.

Một trong những ngời bạn thân của Nguyễn Tuân là Nguyên Hồng. Ai đã từng quen biết hai nhà văn này sẽ không tởng tợng nổi sao họ có thể làm bạn với nhau. Họ quá khác xa nhau về tính cách, về những thói quen trong cuộc sống. Bên cạnh một Nguyễn Tuân cầu kỳ, kiểu cách, rất kén ăn là một Nguyên Hồng rất phàm ăn, ăn tạp nham đủ mọi thứ: từ món “nem Sài Goòn” nhân làm bằng rau bà đẻ mà Nguyễn Tuân gọi một cách mỉa mai là “chả rán Nguyên Hồng” đến món rau sống mua ngoài chợ về không cần rửa, thịt bò mua ngoài chợ về chỉ cho muối, không cần mỡ. Trong cặp luôn có gói thịt chó ăn dở, lẫn lộn tạp nham nào lòng, nào gan, nào thịt luộc trộn với húng, riềng, cả đùm con con muối tiêu và…

cái vỏ bao xi măng không thấm nớc để đề phòng bệnh tháo dạ dày Một ng… ời ăn để thởng thức, ăn nh một thú ẩm thực kỳ khu. Một ngời ăn chỉ để lấy no, lấy bổ: “ăn đợc nhiều mới thấy ngon”.

Quả không sai khi ngời ta gọi Nguyên Hồng là “nhà văn của những ngời cùng khổ”. Ông là ngời yếu đuối, đa cảm, dễ xúc động, thơng ngời, mau nớc mắt. Kháng chiến bùng nổ, theo Cách mạng, đi thoát ly, nhớ nhà, khóc, phải về. Kể về nhân vật trong truyện của mình, thấy thơng khóc. Truyện ngắn của

Nguyên Hồng có vấn đề, họp kiểm điểm, những lời đao búa truy dồn, khùng lên, khóc oà. Tờ báo Văn bị kiểm điểm vì có t tởng hữu khuynh, bị lũng đoạn, vừa kể lể công lao, sự cống hiến quên mình, vừa mếu máo, nớc mắt ròng ròng, hai tay mê mẩn, xót xa. Lão Tiểu Lạc Viên mời ra khỏi quán vì mang theo đùm thịt chó, nớc mắt lng tròng. Đợc ăn món bánh cuốn năm xa ở phố Khách, Hải Phòng hồi còn niên thiếu, tay nâng chén mà đầm đìa nớc mắt. ở mọi lúc, mọi nơi, trớc mọi sự việc Nguyên Hồng đều hồn nhiên, chân chất, không bao giờ kìm nén cảm xúc. Ông sống đơn giản và chân thành.

Bên cạnh một Nguyên Hồng có vẻ “nông dân” ta còn bất ngờ trớc một Nguyên Hồng trăng gió, đa đoan, dan díu, vụng trộm với một bà nạ ròng, vợ con kéo đến đánh ghen, chỉ còn biết tiếc nuối: mất mẹ nó cái màn.

Nguyên Hồng có nhiều cái khoái mà Nguyễn Tuân không thể tởng tợng nổi. Ngoài món chả “Sài Goòng” đợc Nguyên Hồng ca tụng là thần dợc, ông còn rất “khoái tỉ” món tầm quất tra tấn, một cái thú của Hà Nội. Đi đâu xa, ông cũng phải tìm bằng đợc món sảng khoái này.

Bên cạnh một Nguyên Hồng nhiều thói tật, có những sở thích lạ kỳ còn là một nhà văn có trách nhiệm, tận tuỵ, cần mẫn trong công việc. Ông đặc biệt chú trọng những trang bản thảo, đi đâu cũng cẩn thận mang theo trong cặp và giữ kh kh bên mình. Bên cạnh một Nguyên Hồng tởng dễ dãi, yếu đuối là một Nguyên Hồng trong những thời khắc quyết định cuộc đời mình, rất quyết đoán. Những quyết định dễ ai làm đợc và dám làm: Nguyên Hồng về hu non, đa cả nhà về Nhã Nam sống, tránh xa mọi danh lợi, bon chen, mọi lời chê trách. Nguyên Hồng trớc sau vẫn là chính mình, ông không thích sự giả dối, hiềm khích, bon chen danh lợi. Ông thích sự chân thành, lối sống giản dị, thậm chí thoải mái đến buông tuồng, suồng sã. “Về Nhã Nam” là sự lựa chọn đầy tự trọng của con ngời đã trải qua bao tai ách, ma gió, tráo trở của cuộc đời đen bạc.

Ma Văn Kháng, một nhà văn thuộc thế hệ sau, không có nhiều dịp gần gũi Nguyên Hồng nh Tô Hoài. Lần đầu tiên gặp Nguyên Hồng ở lớp Bồi dỡng những ngời viết văn trẻ Hà Nội, ông ấn tợng mãi với hình ảnh: “Nguyên Hồng đến, nói về Sóng gầm, rồi vừa đọc Cửu Long giang ta ơi! vừa khóc nghẹn ngào”. Nguyên

Hồng vẫn vậy, trớc thế hệ đàn em, trớc những học trò đang non nớt trong nghề, ông vẫn là ngời dễ xúc động, mau nớc mắt.

Trong ký ức của Tố Hữu, Nguyên Hồng hiện lên không chỉ là một nhà văn mau nớc mắt mà còn là một ngời vui tính, hồn nhiên, bỗ bã, thân thiện, hoà đồng với mọi ngời. Ông xuất hiện trong chân dung một nông dân, gặp Tố Hữu, chỉ vào mặt, hét tớng lên: “Thế còn anh nhà thơ này thì sao?” Nói xong bèn ngâm to, giọng run run một đoạn trong bài thơ Cô đơn thay là cảnh thân tù của Tố Hữu, hai mắt đỏ kè xúc động.

Riêng Bùi Ngọc Tấn dành gần hai trăm trang trong Một thời để mất để kể chuyện Nguyên Hồng. Một Nguyên Hồng trong lần gặp đầu tiên, Pi-e A-bra- ham chủ nhiệm tạp chí Châu âu gọi là Ngời của đất. Nguyên Hồng, một nhà văn tài năng, mời sáu tuổi đã trình làng Những ngày thơ ấuBỉ vỏ. Mời sáu tuổi, ông đã có cái nhìn thấu đáo về căn nguyên tha hoá của những ngời lao động, đặc biệt những ngời phụ nữ, đồng thời tin tởng khẳng định phẩm chất tinh thần cao quý dù thể xác họ bị đày đoạ giữa bùn lầy, rác rởi. Nguyên Hồng vẫn mãi nhà văn của những ngời cùng khổ, nhà văn hôm nay và mai sau. Bên cạnh một Nguyên Hồng- nhà văn nổi tiếng, ta còn bắt gặp một Nguyên Hồng đời th- ờng, xuề xoà, bỗ bã, đôi khi nhếch nhác, nực cời. Đó là một Nguyên Hồng với bộ dạng khác ngời khi phơng tiện đi lại của ông là chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô, khiến ngời lớn ngồi lên trông nh gấu, chân đạp luôn chạm ghi đông. Một Nguyên Hồng đam mê bóng đá đến cuồng nhiệt. Khoái chí vì một cú sút đẹp, có thể ôm hôn bất cứ ngời nào đang ngồi cạnh bên, không cần biết họ là ai. Một Nguyên Hồng rất sành ăn thịt chó, sành mua thịt chó. Một Nguyên Hồng rất yêu trẻ con, biết chơi và nựng trẻ.

Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng qua hồi ký của các nhà văn thời kỳ đổi mới có nhiều điểm làm ta thấy bất ngờ nhng dù sao văn chơng của họ cũng nh ngời vậy. Một Nguyễn Tuân tài hoa, độc đáo; một Nguyên Hồng đa cảm. Còn thi sĩ Nguyễn Bính, ta thực sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Thơ và ngời quá khác xa nhau. “Ngời nhà quê” Nguyễn Bính trong thơ giản dị, mộc mạc, chân chất và đắm say tình ngời bao nhiêu thì con ngời thực Nguyễn Bính lại đối lập bấy nhiêu.

Đây không phải là một Nguyễn Bính trong những vần thơ chân quê, trữ tình mà là một Nguyễn Bính của đời thờng, của những gì gần gặn, thô nhám trong cuộc sống. Nguyễn Bính xuất hiện trong nhiều trang hồi ký đều là một ngời có lối sống tuỳ tiện, phóng túng, hay rợu, say khớt tối ngày, thích chơi bời, hút sách. Quan niệm của ông: “Đời là một cuộc chơi dài, mà thiên hạ phải cung phụng nhà thơ”. “Làm biên tập báo, xuất bản nh làm khoán, chẳng cần giờ giấc, bàn giấy. Mà cũng vẫn không hợp với Nguyễn Bính” [35, 60]. Có mỗi việc tự mình tuyển thơ mình in thành tập Nớc giếng thơi mà trầy trật mãi không xong. Hứng làm thơ lên, tung hê tất cả, kể cả công việc. Thích lên, vay tiền đi chơi. Tối ngày, Nguyễn Bính chìm trong ma men, lâng lâng nh lên đồng làm ngời xung quanh khó chịu. Cũng vì tính say sa, Nguyễn Bính đã đánh mất đứa con trai của mình: “Một tối kia bố say rợu rồi bế Hiền thẩn thơ ra phố, dúi vào tay một ngời đàn ông Trở về cơn say vật bố thiếp đi. Quá nửa đêm, quờ tay không thấy…

con, bố vụt nhớ lại tất cả Nguyễn Bính thất thểu suốt đêm. Sáng ra nhợt nhạt…

thẫn thờ bớc giữa trống không” [35, 64]. Nỗi đau ấy chẳng bao giờ nguôi ngoai trong lòng ngời cha tội nghiệp. Mỗi lần nhớ đến, Nguyễn Bính chỉ biết khóc.

Nguyễn Bính là ngời đa tình, cũng lắm đa đoan. Dễ yêu, dễ chán, nhiều cuộc tình của ông chóng vánh nh cảm hứng xuất thần của một bài thơ. Ông “thấy gái nh quạ vào chuồng lợn, nh ếch vồ hoa. Thề bồi đấy rồi lại nhăng cuội ngay đấy” [35, 63]. Bao ngời con gái đi theo thơ đến với Nguyễn Bính nhng cuộc đời hoa thơm, bớm lợn không giống nh thơ. Rất nhiều cuộc tình đến rồi đi chóng vánh khác thờng. Có những cuộc tình đã kết nhụy, đơm hoa nhng sống với nhau chỉ đợc vài ngày lại đánh nhau, chửi nhau, chăn bông xé lẻ. Không chỉ đa tình, hay lăng nhăng, Nguyễn Bính còn vơ vào mình nhiều nỗi đa đoan: “Những cùng quẫn tự chuốc, những thơng đau vơ vào, mình lại đầy ải mình, thân làm tội đời” [35, 63]. Thỉnh thoảng, gặp Nguyễn Bính, chỉ thấy nhăn nhó, rầu rĩ.

Đào Xuân Quý trong Nhớ lại cũng ghi những dòng ký ức về Nguyễn Bính. Đến hồi ký của Đào Xuân Quý, ta biết thêm về ông, về ngời vợ chính thức của thi sĩ chân quê. Chị là một nhà báo tên Hồng Châu, ở thị xã Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w