6. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Ma Văn Kháng với “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thơng”
quốc, nhiều biến động lớn lao của thời cuộc cũng đợc ông chân thành tái hiện. Ông phơi bày cả cái tốt, cái xấu, cái thật, cái giả. Ông dũng cảm, bản lĩnh và sắc sảo thể hiện chính kiến, t tởng, quan điểm của chính mình. Đặc biệt, ở cuốn hồi ký này, ông đã thẳng thắn đề cập đến nhiều chuyện nhạy cảm về giới nhà văn và lãnh đạo văn nghệ. Chơng cuối của cuốn sách kể chi tiết về Đại hội lần thứ IV của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989- một đại hội đợc xem là dân chủ nhất, có nhiều tranh cãi tự do nhất trong số các Đại hội của giới nhà văn Việt Nam. ở Đại Hội này, tất cả đã đợc “phơi bày rõ rệt, không còn có khả năng bng bít, dấu diếm, xuyên tạc nữa”. Cuốn hồi ký cũng đã thể hiện khả năng đánh giá, nhìn nhận của ông về nhiều vấn đề.
1.4.4. Ma Văn Kháng với Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ th“ -ơng” ơng”
Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936, quê gốc ở phờng Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình tiểu t sản, buôn bán nhỏ nên ông đợc quan tâm, chăm lo học hành tử tế ngay từ nhỏ. Lớn lên Ma Văn Kháng lại sớm gặp đợc ánh sáng của cách mạng. Thế nên hành trình t tởng của ông khá thuận chiều. Năm mời bốn tuổi, ông đã tham gia tổ chức thiếu sinh quân, rồi đợc cử đi học ở Khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học S phạm, với hành trang là một trái tim hăm hở, nhiệt tình, là bầu nhiệt huyết sôi trào ông đã xung phong lên Lào Cai dạy học. Chàng trai trẻ đất Hà thành đã không quản ngại gian khó, sẵn sàng lên vùng Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc để cống hiến tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của đời mình. Bí danh Ma Văn Kháng đã ra đời trong giai đoạn này và sau trở thành bút danh của nhà văn. Đó cũng là cách ông thể hiện sự gắn bó và tình yêu của mình với một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, không thể nào quên, đồng thời bày tỏ niềm tri ân sâu nặng với đồng bào các dân tộc vùng cao, nơi ông đã gắn bó máu thịt suốt hơn hai mơi năm trời và coi nh quê hơng thứ hai của đời mình.
Năm 1976, Ma Văn Kháng chuyển về Hà Nội công tác và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các nhà xuất bản, Tạp chí Văn học, Hội Nhà văn Việt Nam
và tiếp tục sáng tác. Nh vậy, văn chơng đã đến với ông nh một thứ duyên tiền định. Dù ở cơng vị nào, máu văn chơng vẫn dạt dào chảy trong huyết quản, thôi thúc ông. Cuối cùng ông đã chọn văn chơng để cống hiến, để vui, buồn, sớng, khổ, thậm chí hy sinh cả cuộc đời. Với một tấm lòng nhân hậu, bao dung, với ý thức sáng tạo nghệ thuật là một công việc công phu, vất vả và thực sự nghiêm túc, Ma Văn Kháng đã có một đời văn đẹp, một đời văn đáng để nhiều ngời phải ngỡng mộ. Ông đợc trao nhiều giải thởng, trong đó có Giải thởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1985), Giải thởng Nhà nớc về Văn học nghệ thuật (2001), Giải thởng Văn học Đông Nam á- ASEAN (1998), Giải thởng của Hội Nhà văn Hà Nội (2009). Hơn 50 năm sáng tạo không ngừng nghỉ, với một sức lao động khủng khiếp, nhà văn đã để lại một sự nghiệp văn học với 16 tiểu thuyết, khoảng 200 truyện ngắn và một hồi ký. Trong số đó, có những tác phẩm đặc sắc đánh dấu vị trí, vai trò không thể thay thế của Ma Văn Kháng trên diễn đàn văn học Việt Nam hiện đại: Đồng bạc trắng hoa xoè (tiểu thuyết 1979); Ma mùa hạ (1982) Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983); Mùa lá rụng trong vờn (1985);
Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn, 1986); Đám cới không có giấy giá thú (1989);
Trăng soi sân nhỏ (tập truyện ngắn, 1994); Một chiều giông gió (tập truyện ngắn, 1998) Gần đây nhất, năm 2009 ông đã cho xuất bản tiểu thuyết … Một mình một ngựa và cuốn hồi ký Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thơng.
Đầu năm 2011, ông lại ra mắt độc giả hai tiểu thuyết dày dặn khác khác là:
Bóng đêm và Bến bờ. Hơn 50 năm cầm bút không mệt mỏi, cuối đời ốm đau, tật bệnh và ngời ta tởng nh văn nghiệp của nhà văn lão thành này phải dừng lại. Bất ngờ ông lại gợng dậy sau những nhọc nhằn, đớn đau và cho ra đời những sáng tác đầy hứng khởi nh con ong chắt chiu từng giọt mật cuối cùng trớc khi từ giã cõi đời. Nhìn lại con đờng văn chơng mà mình đã đi qua chính nhà văn cũng thấy bất ngờ vì sự bền bỉ, dẻo dai của mình. Có thể khẳng định nếu thiếu đi những tác phẩm nh Ma mùa hạ, Mùa lá rụng trong vờn, Đám cới không có giấy giá thú… của Ma Văn Kháng sẽ thiếu đi một xu hớng đổi mới trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam.
Năm 1999, khi cuốn hồi ký Chiều chiều của Tô Hoài xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam, nhiều độc giả, nhiều bạn văn trong đó có Hồ Anh Thái
thể hiện mong ớc có ngày sẽ đợc đọc hồi ký của một số nhà văn lớp trớc. Lúc ấy, Ma Văn Kháng bảo: “Viết hồi ký cũng phải có một cái giọng riêng”. Câu trả lời ấy nghe nh một lời thoái thác. Nhng rồi mời năm sau, Ma Văn Kháng đã trình làng cuốn hồi ký Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thơng vẫn với một phong cách, một giọng văn đặc sắc mà ngời đọc đã quen biết trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông. Trong cái bộn bề của cuộc sống đời thờng, khi xã hội đang đổi mới và có những chuyển biến sâu sắc, giọng điệu trữ tình, sâu lắng, đầy triết lý suy t, đôi khi mỉa mai hài hớc, có lúc rất suồng sã của ông đã hấp dẫn bạn đọc và gợi nhiều suy t về con ngời, về cuộc đời đặc biệt về những ngời trí thức (thày giáo, kỹ s, bác sĩ ). Không có ý định từ tr… ớc sẽ viết hồi ký, sẽ xuất bản hồi ký nhng có lẽ những kỷ niệm, sự từng trải đã thôi thúc ông nh một nhu cầu tự thân. Ông sống đã rồi mới viết và viết là một hệ quả tất yếu của sự trải nghiệm. Đó cũng là phơng châm sáng tác của Ma Văn Kháng. Nhà văn đã từng tâm sự, ông rất tâm đắc với câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Chúng ta sống trên đời không phải chỉ để ra lộc ra hoa mà còn để mang thơng tích”. Cuộc đời với nhà văn là những va đập gây nhiều thơng tích. Những thơng tích ấy có thể từ trong đời sống, có thể từ chính những trăn trở, dằn vặt, những vật vã của cuộc đời cầm bút của một nhà văn luôn ý thức về thiên chức của mình. Còn mang nhiều nặng nợ với đời nên dù tuổi cao, sức yếu, bệnh tật đầy mình và tởng nh phải từ giã cõi đời này nhng Ma Văn Kháng vẫn gợng dậy, vẫn đau đáu, vẫn cần mẫn chắt chiu những dòng hoài niệm. Hơn 500 trang hồi ký Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thơng đã khá đầy đủ trong đó một cuộc đời nhiều sự kiện, nhiều nếm trải. Từ một cậu bé tuổi niên thiếu ở làng Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội đến khi tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi trởng thành dần, trở thành một giáo viên, một cán bộ, một nhà báo, một nhà văn với nhiều gian khó, vất vả trong đời, trong nghề nhng luôn có nghị lực vơn lên. Đây đó trong hồi ký còn là những tâm sự, những trăn trở, suy t về chuyện đời, chuyện nghề, là những nét phác thảo quá trình hình thành nhân cách, t tởng nhân sinh của một ngời cầm bút, là những kỷ niệm đẹp của nhà văn với học trò vùng biên, với đồng nghiệp ngành Giáo dục, với bạn bè, bạn văn Từ số phận của một cá thể, soi chiếu…
qua lịch sử, ta thấy cả một thời đại từ những năm năm mơi của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI với nhiều thăng trầm, biến chuyển.
Đến với hồi ký của Tô Hoài, ta thấy một Tô Hoài thóc mách, lõi đời với cái nhìn tinh quái nh muốn lột trần mọi loại vỏ bọc để nói ra sự thật, vạch trần bản chất của vấn đề. Tô Hoài nhìn con ngời và cuộc đời ở một cự ly gần, một khoảng cách gần đến tàn nhẫn. Đến với hồi ký của Ma Văn Kháng, ta lại nhận ra một tấm lòng đôn hậu, vị tha. Viết về những gì đã chứng kiến, trong vai trò một chứng nhân nhng ông luôn nhìn mọi sự việc, con ngời ở một cự ly vừa phải, quan khít với cuộc sống của ông. Viết hồi ký, Ma Văn Kháng luôn tâm niệm: mọi việc đã qua rồi và hình nh ai cũng đẹp, cũng tốt nếu cha thì cũng có cái lý của ngời ta. Hoặc viết về bạn bè, đồng nghiệp, ông có cách nghĩ riêng, ông chỉ muốn: “dừng lại ở những kỷ niệm tốt đẹp về nhau thôi. ở đời, ai mà toàn vẹn. Những ấn tợng xấu về nhau xin để nó ở ngoài trang sách và để thời gian phôi pha đi Vả chăng…
con ngời là một thực thể đa tạp và biến động. Đã biết thế nào mà vội kết luận về nhau. Mỗi ngời là một hoàn cảnh với những vui buồn, sung sớng đớn đau riêng, nếu không sẻ chia thì cũng phải thể tất”. Ma Văn Kháng là ngời cầu toàn, luôn biết chắt chiu cái đẹp và cả cuộc đời mình ông luôn mải miết kiếm tìm cái đẹp ẩn tàng trong những góc khuất của đời sống, cái đẹp từ trong bi kịch, trong những đớn đau nh Nguyễn Minh Châu luôn khám phá những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con ngời.
Tiểu kết
Nh vậy, mỗi một nhà văn, nhà thơ đến với thể tài hồi ký đều bởi những duyên nợ riêng, bởi nhu cầu tự thân khởi phát tự đáy lòng. Những tác phẩm hồi ký đặc sắc của những tác giả lớn thờng không nhằm mục đích thanh minh, phê phán, hay để đánh bóng tên tuổi của một ai đó. Đơn giản chỉ là sự tự nghiệm của ngời cầm bút. Đó là những tâm t, tình cảm cần đợc giãi bày, bộc bạch sau cả chặng đờng đời đầy vất vả, gian truân với bao thăng trầm, biến động. Khá đầy đủ trong mỗi trang hồi ký là cuộc đời riêng của mỗi cá thể, là đời sống văn nghệ Việt Nam, là cuộc đời chung của cả dân tộc. Đó là bầu không khí của cả một thời kỳ lịch sử, thời kỳ những nhà văn lớn đã sinh ra, lớn lên, trởng thành, hình thành t tởng, nhân cách, thai nghén và cho ra đời những đứa con tinh thần của mình. Hầu hết các nhà văn đều viết hồi ký khi đã ở tuổi xa nay hiếm bởi lúc đó họ mới thực sự có nhiều trải nghiệm, có bản lĩnh trong nghề nghiệp, có nhu cầu tổng kết, nhìn nhận lại cuộc đời mình và những
việc, những ngời xung quanh. Trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà văn, tuy hồi ký chiếm một vị trí rất khiêm tốn nhng là vị trí không thể thay thế. Mỗi tác phẩm hồi ký là một phong cách, một giọng điệu độc đáo và có những nét đặc sắc riêng, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Chơng 2