Sự đa dạng của giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 119 - 120)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Sự đa dạng của giọng điệu trần thuật

Bên cạnh điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Bởi “nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì ngời đó không bao giờ là nhà văn cả” (Sê- khốp). Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn cũng cha thể viết ra đợc tác phẩm, mặc dù có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật. Nh vậy, giọng điệu là một trong những phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học, là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách của nhà văn và tác dụng truyền cảm đến ngời đọc.

Chúng ta cần phân biệt ngữ điệu và giọng điệu. Nếu ngữ điệu là phơng tiện biểu hiện của lời nói thì giọng điệu là lối nói riêng, sắc điệu riêng của lời văn. Nếu ngữ điệu thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu, chỗ ngừng nghỉ thì giọng điệu thể hiện qua thái độ, tình cảm, lập tr… ờng t tởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả. Giọng điệu quy định

cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc diện tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ hay thành kính, suồng sã, ngợi ca hay châm biếm . Giọng điệu trần thuật phản…

ánh lập trờng xã hội, thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ mỗi nhà văn. Mỗi giọng điệu chỉ có thể phù hợp với những đối tợng nhất định, thể hiện cái tạng riêng của mỗi ngời cầm bút, tạo sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm văn học.

Đến với hồi ký văn học Việt Nam từ 1986 cho đến nay, bạn đọc đợc th- ởng thức một bản hoà tấu đa thanh đa điệu lúc trầm, lúc bổng, lúc khoan thai, réo rắt, du dơng. Mỗi tác phẩm hồi ký luôn có một giọng điệu chủ đạo riêng. Nhng trong mỗi giọng điệu chủ đạo tạo phong cách ấy lại có sự phối hợp của nhiều sắc điệu tình cảm khác nhau.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w