Bức tranh văn nghệ Việt Nam qua hồi ức của các nhà văn

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 76)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Bức tranh văn nghệ Việt Nam qua hồi ức của các nhà văn

Trong những tác phẩm hồi ký văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, song song với dòng chảy lịch sử mà các tác giả- với t cách là chứng nhân đã tái hiện lại một cách chân thực, toàn vẹn là dòng chảy văn chơng mà họ với t cách là những ngời trong cuộc cũng đợc hiện lên với cái nhìn cận cảnh, chính xác. Thông qua sự phát triển song song của hai mạch nguồn cảm hứng, của hai mảng hiện thực, chúng ta có thể nhận thấy sự tác động mạnh mẽ của lịch sử đối với văn học nghệ thuật, với mỗi cá nhân ngời nghệ sĩ.

Trong hầu hết các tác phẩm hồi ký văn học trớc thời kỳ đổi mới là những tâm sự của các nhà văn về chuyện nghề, chuyện nghiệp, là những lý giải, trăn trở khi họ bén duyên với văn chơng nghệ thuật, là đời sống văn nghệ Việt Nam những bớc đờng manh nha, phát triển. Còn trong hồi ký văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, điểm tác giả quan tâm nhất lại là sự trăn trở, lên đờng, nhận đờng của các thế hệ văn nghệ sĩ, là những những vụ án, số phận văn chơng.

2.2.1. Sự trăn trở nhận đờng và lên đ” “ ờng của các thế hệ văn nghệ sĩ

Điều đầu tiên hiện rõ trong nhiều trang hồi ký thời kỳ Đổi mới là công cuộc “nhận đờng”, “lên đờng” đầy khó khăn và thử thách của các nhà văn, nhà thơ thời kỳ đầu kháng chiến, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Công cuộc “nhận đờng” là sự thay đổi về quan điểm, t tởng, về cảm hứng sáng tạo. Công cuộc “nhận đờng” luôn gắn liền với sự “lên đờng”. Bởi có lăn lộn vào thực tế cuộc sống, ngời nghệ sĩ mới tìm đợc cảm hứng sáng tạo và chất liệu để tạo tác nên những tác phẩm nghệ thuật. Công cuộc “nhận đờng”, “lên đờng” của các thế hệ văn nghệ sĩ là một cuộc kiếm tìm đầy khó khăn, thử thách; là cuộc hành trình để đổi thay, là một cuộc “lột xác” khiến ngời nghệ sĩ phải đớn đau.

Những năm đầu kháng chiến, với khẩu hiệu của Đảng “Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến”, Tố Hữu đã đợc giao nhiệm vụ tập hợp các anh em văn nghệ sĩ. Lúc đầu ở Nhã Nam (Bắc Giang), sau chuyển sang Phú Thọ. Tố Hữu nhớ lại: ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám, với cơng vị một cán bộ phụ trách tuyên huấn, văn hoá văn nghệ, tác giả đã nhanh chóng tập hợp các anh em văn nghệ sĩ ở Huế vốn quen nhau nhng không thân nhau, thậm chí đối lập về quan điểm và từng có những cuộc tranh luận gay gắt. Nhng việc đi cùng cách mạng đã giúp họ xích lại gần nhau, xoá tan những thành kiến cũ, tạo nên một tình thân mới rất thân thuộc. Tâm hồn nhiều nghệ sĩ đã hồi sinh. Họ lại tìm cho mình nguồn cảm hứng, nguồn đề tài mới. Đến với cách mạng, Nguyễn Tuân không còn cảm thấy thiếu quê hơng. Cái đẹp ông khám phá, phản ánh không còn là cái đẹp của một thời quá vãng xa xôi nay đã vang bóng. Cái đẹp giờ đây là cuộc sống chiến đấu và lao động của quần chúng nhân dân.

Mỗi một cuộc đời, một trờng hợp đến với cách mạng không giống nhau. Nhng dù khác nhau về cách đi, mỗi ngời nghệ sĩ đều tìm thấy cho mình một

chân lý “sáng tác là gì nếu không lăn lộn, phản ánh đợc chiến đấu” (Tô Hoài). Từ đó nhiều gơng mặt quen thuộc của văn học hiện đại Việt Nam nh Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tởng, Nam Cao, Tô Hoài, Chế Lan Viên đã…

thực sự nhập cuộc và tìm ra cảm hứng sáng tạo mới từ hiện thực lao động và cuộc chiến đấu vĩ đại của nhân dân ta. Họ đã gia nhập các đơn vị bộ đội. Họ đi vào bộ đội, sống cùng bộ đội, trực tiếp tham gia các chiến dịch Tây Bắc, Biên Giới. Mùa hạ năm1949, Nguyễn Tuân và Tô Hoài theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn Thủ đô tiến quân vào mở chiến dịch Sông Thao án ngữ Tây Bắc, phá một loạt các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Phịa, Ngòi Mác, Mã Yên Sơn lên đến đồn tiểu khu phố Ràng.

Trong hồi ký của nữ sĩ Anh Thơ, tác giả đã tái hiện rất rõ quá trình “nhận đờng”, “tìm đờng” của các văn nghệ sĩ và của chính bản thân. Gặp nhau trong Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 1948, Anh Thơ nhìn thấy trong mắt ai cũng lấp lánh niềm vui: “Tất cả nh đã nhận rõ đợc con đờng nghệ thuật mà mình theo đuổi” [89, 597], con đờng ấy là con đờng đa văn hoá văn nghệ gắn liền với kháng chiến. Con đờng ấy, trớc đây nữ sĩ Anh Thơ đã mơ hồ cảm thấy nhng nay mới đợc soi sáng qua Đề cơng văn hoá của Đảng. Ngay chính nhà văn Nguyễn Tuân cũng tích cực tham gia kháng chiến và thành thật thú nhận, ông muốn từ những đứa con tinh thần trớc đây của mình nh Vang bóng một thời, Thiếu quê hơng, Nguyễn vì chúng chẳng phục vụ gì cho kháng chiến. Nguyên Hồng thì bỗ bã: ta không “đẻ” đợc con, cha viết đợc những tác phẩm hay vì còn thiếu gắn bó với kháng chiến, cha tin tởng, cha thực sự hoà mình vào cuộc sống của dân tộc. Với hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, giờ đây ngời mẫu của ông là những phụ nữ nông dân, công nhân lao động đang tiến lên con đờng giải phóng và cái đẹp bây giờ là dáng vẻ hoạt động mới, là những bức tranh quê cách mạng. Đời sống cách mạng, đời sống của nhân dân đã trở thành nguồn đề tài, nguồn cảm hứng vô tận, thành hơi thở trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của những nghệ sĩ chân chính.

Đào Xuân Quý trong những trang hồi ký của mình cũng rất hào hứng khi đợc đi thực tế, đợc tiếp xúc với ngời và cảnh ở nhiều nơi trên đất nớc. Bởi “đây là một điều rất mới với anh em văn nghệ sĩ ” [77, 84]. Đào Xuân Quý đã đi vào các vùng giới tuyến Quảng Bình, Vĩnh Linh trong những ngày ác liệt nhất. Đi

Hải Phòng những ngày B52 tàn phá dữ dội. Đi về các vùng tự trị Tây Bắc, Việt Bắc. Dần dần phạm vi đi thực tế mở rộng ra về phía biển, đi đến các đảo xa nh Cát Bà, Cô Tô, những nơi chuyên khai thác ngọc trai. Rồi Đào Xuân Quý còn đến Thanh Hoá, bên cầu Hàm Rồng- một trong những túi bom của miền Trung và vào các bệnh viện. Nơi đây nhà văn có điều kiện theo dõi cuộc chiến đấu của nhân dân ta qua những diễn biến hàng ngày trong bệnh viện. Đến với mọi miền của Tổ quốc, từ miền rừng núi xa xôi đến vùng hải đảo, từ tiền tuyến đến hậu phơng, Đào Xuân Quý đã phát hiện ra biết bao vẻ đẹp của cảnh vật và con ngời Việt Nam. Việt Bắc hùng vĩ, đồ sộ nh một bản anh hùng ca. Tây Bắc lãng mạn, trữ tình nh một bản tình ca đằm thắm, dịu dàng. Những ngời dân Việt Nam trong lao động rất khéo léo, giỏi giang, cần cù, chịu khó. Trong chiến đấu, họ rất dũng cảm. Họ rất thông minh và luôn bình tĩnh, ý thức đợc công việc mình làm.

Trong Mất để mà còn Hoàng Minh Châu cũng nhắc đến chuyện đi thực tế. “Rút kinh nghiệm không để đoàn đi thực tế rầm rộ và phô trơng Hội đã chia nhỏ từng tốp ba ngời, tâm giao dễ thu hoạch hơn” [15, 148]. Hoàng Minh Châu cùng với Yến Lan, Minh Đức về thực tế ở một đoàn đánh cá ở Lệ Thuỷ. Họ đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với ng dân. Hoàng Minh Châu say sóng lại không chịu đợc mùi cá tanh nên phải trở về Hà Nội và lần đầu tiên bị chảy máu dạ dày. Từ chuyện của bản thân, anh đã hiểu thêm về chuyện đi thực tế: “Không nhất thiết phải ba cùng gò ép, mà cốt luyện cho mình cái nhìn cuộc sống muôn mặt”, “yêu cầu tiếp cận đời sống thực tế phải là cách sống hàng ngày và suốt đời cuả nhà văn, chứ không chỉ trong một đợt” [15, 149].

Bớc sang những năm đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc biệt thời kỳ Cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông thôn, các thế hệ văn nghệ sĩ lại thực hiện cuộc “nhận đờng,” “lên đờng” lần thứ hai. Thời kỳ này, họ có điều kiện đi sâu vào cuộc sống cuả những ngời nông dân để thấy và hiểu ngời nông dân khổ cực nh thế nào.

Chỉ việc “lên đờng” đi thực tế của giới văn nghệ sĩ mà bao điều phức tạp, cơ khổ, nhọc nhằn, bao trăn trở, day dứt. Điều này, Tô Hoài đã tái hiện rất sinh động qua cuốn hồi ký Chiều chiều. Mỗi ngời mỗi vẻ. Có ngời hăng hái, xung

phong đi, “có ngời cần, có ngời ngại, có ngời thờ ơ” [37, 11], “dẫu cho việc đi là đợc đi hoặc tự nguyện nhng đều ý tứ, mỗi ngời cũng có những tính toán và thu xếp riêng” [37, 10].

Có những ngời sẵn sàng đi xa, lên tận huyện Điện Biên trên Lai Châu- nơi rừng xanh núi đỏ. Có ngời đi các nông trờng ở Tây Bắc, trung du miền núi Nghệ An- những vùng đất mới kỳ diệu. Có ngời về các nhà máy hoặc ra vùng mỏ ở Hải Phòng. Nhà thơ trào phúng Tú Mỡ rất thích đi thực tế, bởi “về nhà quê, khí hậu tốt, lao động một tí khoẻ hẳn lên”. Ông Phan Khôi nhất quyết không đi thực tế. Nguyễn Sáng cũng không, lấy lý do:“vẽ là lao động rồi. Tớ bận vẽ”. Nhng thực chất Nguyễn Sáng mê cô bán kem ở hiệu Tiến Đạt phố Yết Kiêu. Ngợc lại với Nguyễn Sáng không chịu đi là một Nguyễn Khắc Dực viết kịch xin mãi mới đợc. Một Hồ Dzếnh luôn kết hợp một công đôi việc, cẩn thận, chu đáo trong tính toán. Vẫn là chuyện đi thực tế, nhng trờng hợp của Sao Mai lại khác. Ông xin về quê vợ, vùng đồng chiêm Nam Định. Mục đích chính là đi cai nghiện. Để cắt cơn, ông không chỉ dùng bài thuốc dân gian mà còn “uống thuốc tình tang hẳn hoi”- một thứ thuốc có “gia giảm cả vị phụ nữ” [37, 25]. Nguyễn Hoàng Quân- một nhà thơ còn trẻ, từng có một vài bài đăng ở báo Hà Nội cũng muốn đi thực tế . Nhng khi nghe nói, đi thực tế là cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào lao khổ thì anh nói anh không phải là cu li, anh là thi sĩ rồi đứng dậy, ra đi “cái dáng bớc kiêu căng, khuệnh khoạng, cái bóng vía thi sĩ kiểu ốp đồng” [37, 29]. Còn Tô Hoài cùng Phùng Quán đi thực tế ở xóm Đồng, Thái Bình. Về đây, các nhà văn cũng phải học việc nh một ngời nông dân thực thụ, tập cấy lúa, gặt lúa, bó lúa, gánh lúa, vò lúa, kéo lúa. Đặc biệt, Tô Hoài và Phùng Quán đợc giao ủ một hố phân xanh. Nhng đến cuối đợt chẳng ai đến nghiệm thu. Có lẽ giao cho có việc để quen với lao động chân tay.

Công cuộc “nhận đờng”, “nhập cuộc” mà cụ thể là chuyện đi thực tế của giới văn nghệ sĩ lắm chuyện khôi hài, lắm điều làm ta phải trăn trở, nghĩ suy. Các nhà văn đa phần họ đều ý thức đợc sứ mệnh của mình: chúng tôi đi thực tế “với ý nghĩa rằng đất nớc đã sang giai đoạn mới, phải lao vào mà bắt kịp tầm nhìn” [37, 31]. Vì vậy, nhiều nghệ sĩ đã hoà mình vào với cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân để tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong cảnh vật và con ngời

Việt Nam. Họ không còn cảm thấy cô đơn, buồn sầu, bế tắc, mất phơng hớng. Họ đã kiếm tìm đợc lẽ sống của đời mình, chân lý nghệ thuật cao cả. Tâm hồn họ đợc hồi sinh. Nguyễn Tuân không còn cảm thấy “thiếu quê hơng”. Chế Lan Viên tâm hồn đã đợc bồi đắp phù sa. Huy Cận không còn chìm trong nỗi sầu nhân thế, nỗi sầu vũ trụ mà tâm hồn “trời mỗi ngày lại sáng”, “đất nở hoa”…

Nhng công cuộc nhận đờng, lên đờng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đặc biệt, những ngày cải cách ruộng đất, những ngày hợp tác hoá nông thôn, do quan niệm về chuyện đi thực tế có phần thô thiển, ấu trĩ cùng với sai lầm trong đờng lối của Đảng đã để lại trong lòng giới văn nghệ sĩ nhiều nỗi buồn khó nguôi ngoai. Nhiều khi ngời nghệ sĩ vẫn cảm thấy mông lung trong việc tìm con đờng đi cho nghệ thuật, cho chính mình và đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đôi khi họ rơi vào tâm trạng bề bộn, rã rời, buồn bã vẩn vơ.

2.2.2. Sự tác động và chi phối của lịch sử, thời cuộc đối với nghệ thuật thông qua những số phận và vụ án văn ch“ ” ơng qua những số phận và vụ án văn ch“ ” ơng

Sau chiến tranh, đất nớc đứng trớc tình hình và nhiệm vụ mới. Biết bao khó khăn, thử thách đặt ra cho những con ngời đang đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc nhận đờng với những đúng, sai trong đờng lối văn nghệ của Đảng đã chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn học Việt Nam. Có một thời, giới lãnh đạo nói chung và lãnh đạo văn nghệ nói riêng hiểu một cách phiến diện về chức năng, đặc trng, bản chất của văn học- một loại hình nghệ thuật ngôn từ phản ánh hiện thực bằng hình tợng. Họ biến văn nghệ thành công cụ giáo dục t tởng, dẫn đến việc quy chụp, sát phạt nặng nề, gây không khí o bế, ngột ngạt, căng thẳng.

Một sự kiện làm kinh thiên động địa trong đời sống văn nghệ Việt Nam những năm năm mơi của thế kỷ XX là vụ án Nhân văn- Giai phẩm. Một vụ án làm thất điên bát đảo cả làng văn, gây oan khổ, bi kịch cho bao ngời. D âm của nó còn khiến bao nghệ sĩ nhức nhối. Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài đã tái hiện lại tấn thảm kịch mang tên Nhân văn- Giai phẩm. Báo Nhân văn ra đến số 6 bị tịch thu tại nhà in. Nhà xuất bản Minh Đức bị đóng cửa. Bấy giờ là cuối năm 1956, khi nớc ta đang tiến hành cải tạo t sản ở thành thị. Các đoàn thể liên tiếp tổ chức kiểm điểm, kỷ luật những cán bộ tham gia viết, hoạt động cho báo Nhân

văn và tập san Giai phẩm. Đặng Đình Hng vì tham gia viết bài và hoạt động cho báo Nhân văn nên bị khai trừ khỏi Đảng, phải đi buôn rợu lậu. Văn Cao bị cảnh cáo chỉ đợc ở Hội Nhạc, không đợc ở Hội Văn và Hội Vẽ. Hoạ sĩ Nguyễn T Nghiêm và Dơng Bích Liên, tuy chỉ làm bìa sách cho nhà xuất bản Minh Đức nhng cũng năm lần bảy lợt bị gọi lên kiểm điểm. Nguyễn T Nghiêm không đi. Ngại, chán, buồn trớc không khí sát phạt nặng nề ở các cuộc họp nên cả hai đã xin ra khỏi Đảng. Nguyễn Sáng không đợc bình huân chơng kháng chiến vì vẽ ký hoạ trên báo Nhân văn “một đầu ngời, ở cổ có vết khía, nh cái lá. Ngời ta bảo đấy là chân dung Trần Dần và cái sẹo còn lại khi anh định tự vẫn”. Ban Chấp hành Hội Nhà văn quyết định truất ba năm hội tịch Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán và đăng tin trên báo Văn học. Không chỉ đình chỉ công tác, khai trừ khỏi Đảng, cấm đoán sáng tác, nhiều số phận thê thảm hơn. Phùng Cung m- ời một năm biệt giam, may cha chết rũ trong tù. Hữu Loan chẳng tham gia hội nào, chán nản, bỏ làm báo Văn nghệ, về Thanh Hoá, sinh nhai bằng nghề đi xe thồ và vào núi đập đá bán. Lê Đạt, Trần Dần bị ra khỏi cơ quan.

Vụ án Nhân văn- Giai phẩm đã tác động rất lớn đến đời sống văn học Việt Nam, gây không khí tù đọng, ngột ngạt. Ngời cảm thấy chán nản, bất bình; ngời hoang mang, lo lắng. Sợ sệt, âm thầm, phấp phỏng không chỉ là tâm trạng của mấy ông Nhân văn cả nớc mà lan tràn đến cả Nhân văn phố, Nhân văn xóm. Nhiều ngời không phải vì bài văn, câu thơ mà vì lời nói lông bông, bốc trời nơi quán nớc, lúc tán gẫu cũng bị quy chụp thành vấn đề t tởng. Ngay cả Nguyên

Một phần của tài liệu Đặc điểm của hồi ký văn học việt nam từ 1986 đến nay luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w