Nhân vật và nhân vật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 62 - 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Nhân vật và nhân vật trong tiểu thuyết

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học" [33, 235] và là “một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [33, 235]. Mỗi nhân vật văn học thường có những dấu hiệu riêng để người đọc nhận biết. Dấu hiệu đầu tiên là cái tên được ước định mà tác giả tạm đặt, sau đó là các dấu hiệu về tiểu sử, diện mạo, tính cách, lời nói, hành động… Nhờ những dấu hiệu mang tính đặc thù này, chúng ta có thể nhận diện và phân biệt sự khác nhau giữa các nhân vật. Có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu đường nét, tính cách, số phận khác nhau như những con người có thật ngoài đời.

Nếu như ở tiểu thuyết chương hồi, nhân vật thường là những con người ghi danh trong sử sách, được hư cấu một phần nào đó nhằm tái hiện lại lịch sử, yếu tố lịch sử thường đậm nét hơn hư cấu. Thì trái lại, ở tiểu thuyết lịch sử hiện đại, bên cạnh những con người có thật, thường xuất hiện thêm những tuyến nhân vật do nhà văn hư cấu tưởng tượng. Ở thể loại này, nhà văn thường quan tâm đến đời sống nội tâm của nhân vật, sự kiện lịch sử được xâu chuỗi, ngoài ra, tác giả còn chú trọng đến cả lời nói và hành động của từng nhân vật cụ thể. Theo quan niệm nghệ thuật mới, nhà văn có thể lấy nguyên mẫu nhân vật lịch sử có thật, đồng thời có thể hư cấu tưởng tượng thêm những nhân vật hoàn toàn không có trong lịch sử. Sự hư cấu và

sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử được thể hiện trong việc xây dựng ngoại hình, trang phục, ngôn ngữ, đặc biệt thế giới nội tâm với những mâu thuẫn, giằng xé, những âm mưu toan tính hay những đau khổ, thất vọng… Sự sáng tạo nghệ thuật đã đem lại cái nhìn mới từ những hình tượng cũ, quen thuộc. Những nhân vật lịch sử như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông hay Lý Thường Kiệt,… vốn là những nhân vật có nhiều dấu ấn trong tâm thức người đọc, đã được nhà văn khai thác ở mặt nội tâm, nhằm giúp người đọc có thể kiến giải những vấn đề lịch sử và lấp đầy những “khoảng trống” mà vì một số lý do nào đó hoặc vì nhãn quan chính trị mà các nhà chép sử không ghi rõ. Đặc biệt, trong tiểu thuyết lịch sử, nhà văn còn thể hiện thái độ, quan niệm và cách đánh giá riêng của mình, thậm chí trái ngược với những quan điểm truyền thống của tác giả về nhân vật lịch sử, hoặc sự kiện lịch sử được miêu tả trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w