Trần thuật đa điểm nhì n một đặc sắc trong cấu trúc giọng điệu trần thuật trong Tám

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 121 - 135)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Trần thuật đa điểm nhì n một đặc sắc trong cấu trúc giọng điệu trần thuật trong Tám

giọng điệu trần thuật trong Tám triều vua Lý

Như chúng ta đã biết, đối với tiểu thuyết, nghệ thuật trần thuật là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi tác phẩm. Trong hành trình sáng tạo, mỗi nhà văn sẽ có những cách xử lý khác nhau trong việc lựa chọn ngôi trần thuật. Theo Trần Đình Sử, trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật, theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định. Trần thuật gắn liền với việc tạo ra bố cục kết cấu tác phẩm. Tác phẩm kể theo trình tự nhân quả hay liên tưởng, kể nhanh hay chậm, kể cách quãng rồi bổ sung… thì trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo đúng ý tưởng của tác giả (mối quan hệ giữa câu chuyện và cốt truyện). Ở đây có sự khác biệt về thời gian, về tổ chức sự kiện. Góc độ của lời kể với cốt truyện tạo thành cái nhìn. Mối quan hệ giữa thái độ của người kể với các sự kiện được kể, cũng như với người nghe, người kể ở trong truyện, hay truyện ở giữa người nghe gần hay cách xa họ tạo thành giọng điệu của trần thuật. Bố cục của trần thuật hình thành với sự triển khai cái nhìn đan cài, phối hợp luân phiên giữa các điểm nhìn. Có điểm nhìn gần gũi với sự kiện, lại có điểm nhìn cách xa trong không gian và thời gian. Có điểm nhìn ngoài, hoặc nhìn xuyên qua nội tâm nhân vật, lại cũng có cái nhìn nhân vật, sự kiện từ một nền văn hóa khác.

Trần thuật theo kiểu truyền thống thường khá đơn giản, người trần thuật có thể tham gia trở thành nhân vật trong câu chuyện mình kể, hoặc người trần thuật là người kể lại câu chuyện được nghe với giọng khách quan trung tính. Nhưng cùng với sự phát triển của lý luận hiện đại, thì sự phát triển trong việc vận dụng lý thuyết mới vào xây dựng giọng điệu trần

thuật lại trở nên đa dạng, tạo cho câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn hơn. Về cơ bản, cách trần thuật trong các tác phẩm của Hoàng Quốc Hải vẫn là kiểu trần thuật theo trình tự thời gian tuyến tính, ít có sự xáo trộn. Các câu chuyện được kể theo dòng sự kiện, đi theo những cái đã biết, nhưng người đọc vẫn nhận thấy ở đó dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Người đọc có thể nhận rõ điều này ở bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý. Trong bộ tiểu thuyết này, Hoàng Quốc Hải đã miêu tả cả một giai đoạn lịch sử dài 216 năm, tương ứng với khoảng thời gian từ năm Kỷ Dậu (1009) khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế và kết thúc vào năm Ất Dậu (1225) khi Lý Chiêu Hoàng bị Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho Trần Cảnh. Thời gian của bộ tiểu thuyết là tuyến tính, phù hợp với đặc trưng thi pháp của thể loại tiểu thuyết lịch sử nhưng lại không lạnh lùng, vô cảm như những dòng nhật lịch của các sử gia quan phương, mà ở đây, nó được phát triển trên cái nền cảm hứng vô tận của lòng yêu nước, niềm kính ngưỡng các bậc anh hùng hào kiệt đã mở ra cho dân tộc Việt một thời đại huy hoàng, rất đáng tự hào.

Có thể nói, điều tạo nên sức hấp dẫn cho bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý đó là nhà văn Hoàng Quốc Hải đã vận dụng kiểu trần thuật đa điểm nhìn, kiểu trần thuật này đã tạo nên thành công cho tác phẩm về mặt nghệ thuật. Điểm nhìn trong Tám triều vua Lý gồm có điểm nhìn gần và điểm nhìn xa đối với sự kiện và nhân vật. Cùng một sự kiện trong tác phẩm, lại có những cách nhìn nhận khác nhau. Chẳng hạn, ngay sau khi vua Lý Thánh Tông băng hà, lập tức Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã thao túng triều cương, sử dụng gã hoạn quan Đô thái giám Đỗ Khánh Thập nhằm vu cáo rồi sát hại thái hậu Thượng Dương cùng bảy mươi hai cung nữ, vô hiệu hóa thái sư Lý Đạo Thành, chỉ chút nữa là đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng chính trị. Trước sự kiện này, các quan trong triều đã vô cùng tức giận, công việc triều đình trở nên bê trễ. “Các cơ quan như Trung thư sảnh, viện tuy

vẫn tiếp tục làm việc nhưng bao phủ một không khí chán chường, uể oải” [30, 89]. Khắp kinh thành cũng chìm trong một không khí nặng nề, “suốt mấy ngày liền đường phố không người đi lại, chợ búa không họp, đò giang không chở, kinh thành Thăng Long như cũng bị chôn sống” [30, 110]. Những hành động trên của Ỷ Lan sau này tuy cũng bị các sử gia phê phán. Nhưng dựa vào một số cứ liệu đáng tin cậy, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã có một cái nhìn mới, ông mạnh dạn chỉ rõ, thực chất việc Ỷ Lan gây ra vụ thảm sát hậu cung có một không hai trong lịch sử, là bởi nguyên nhân tranh đoạt quyền lực chứ không chỉ là vì ghen tuông. Thanh toán được phe cánh thái hậu Thượng Dương, ngôi vị nhiếp chính của Ỷ Lan sẽ vững vàng, bà mới dễ bề điều hành chính sự, khi mà Lý Nhân Tông vẫn còn là một đứa trẻ.

Ở mỗi tập, tác giả lại kể sự việc, nhân vật bằng cách đan xen những giọng trần thuật khác nhau. Hầu hết ở bốn tập của bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý, nhà văn thường tạo ra sự luân phiên giữa các giọng trần thuật. Có khi tác giả dùng chính giọng điệu của mình để trần thuật về nhân vật và các sự kiện lịch sử, phần lớn ở những giọng điệu này tác giả không thể hiện thái độ, nên giọng văn thường mang tính khách quan, trung tính. Chẳng hạn, trước sự kiện thái úy Lý Thường Kiệt bị ra coi châu Thanh Hóa, tác giả viết: “Sau đó vài hôm, trong buổi thiết triều, hoàng thái hậu tuyên chiếu sai Lý Thường Kiệt ra coi châu Thanh Hóa, các chức tước không có gì thay đổi. Về quyền lợi thì ban thêm một quận Thanh Hóa thuộc Ái Châu làm phong ấp. Bà chỉ nói cái cớ điều ông đi trấn Thanh Hóa là để nhà Tống khỏi sợ mà điều quân đến biên ải, hai bên đối lũy lại lâm vào tình trạng căng thẳng. Các quan đều cho đó là một cao ý của hoàng hậu và hoàng thượng. Lý Thường Kiệt vui vẻ nhận mệnh. Ba ngày sau ông dời khỏi Thăng Long, tự mình trao lại ấn thái sư. Còn ấn thống soái đô tổng quản

ông tạm đem theo, không phải ông tham quyền cố vị mà thực lòng lo cho nước” [30, 642 - 643].

Quan hệ giữa chuyện và hành động kể thực chất là quan hệ giữa thời gian kể và điểm nhìn. Điểm nhìn của người kể tuy thuộc chủ quan nhưng một phần lại mang tính khách quan, bởi người kể thường đặt vào vị trí đối thoại của người đọc hàm ẩn, người đọc tưởng tượng hay cái bóng của độc giả cúi xuống trang viết của mình. Ở một cuốn tiểu thuyết lịch sử đồ sộ như

Tám triều vua Lý, để tránh nhàm chán trong giọng điệu kể chuyện cũng như sự mệt mỏi đối với người tiếp nhận, tác giả đã thay đổi cách kể chuyện cũng như việc xử lý tình huống. Điểm nhìn của nhân vật và điểm nhìn của người kể trong tác phẩm thường khác nhau. Người kể có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân vật hành động. Trong quá trình hành động, nhân vật lại có điểm nhìn riêng. Tác giả thường chọn một điểm xuất phát để từ đó theo hướng thuận hay nghịch triển khai hay rút ngắn sự kiện có tác dụng cô đặc hay vươn ra ngoài cốt truyện. Sau khi đánh thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, thái úy Lý Thường Kiệt liền đưa ra kế sách đánh thêm một trận quyết định nhằm diệt tận gốc để trừ hậu họa về sau. Nhưng hoàng thái hậu Ỷ Lan lại quyết định dừng cuộc chiến ở đây, cùng bàn hòa, để sau này hai nước khỏi căng thẳng trong việc thù oán, và tổ chức cho dân chúng Thăng Long khánh hội ba ngày. Đến đây nhà văn lại để cho mỗi nhân vật thể hiện những điểm nhìn riêng của mình về vấn đề mà tác giả đưa ra. Trước tình hình trên, đã có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Các quan trong triều đều ngơ ngác hỏi nhau: “Chiến cuộc đã kết thúc đâu mà hoàng thái hậu ban các lệnh này”. Có người lại đáp: “Giặc thua đến vậy cũng coi như chiến cuộc đã mãn rồi” [30, 506]. Lý Đạo Thành lại nói “Thôi thì ta lại nhún một lần nữa để rửa mặt cho thiên tử và thiên triều, nên cử biện sĩ sang trại quân

Tống để bàn hòa với Quách Quỳ. Theo tôi, đây là ta cứu hắn, mà cũng trừ được mối họa kết án về sau” [30, 510]. Lý Thường Kiệt lại đưa ra chính kiến của mình: “Ta chỉ lo con cháu sau này không đủ sức đỡ đòn thù, chứ thả ra ta đánh một trận nữa thì bọn này vừa chết vừa phải quy hàng tất thảy” [30, 535].

Sự đa dạng trong điểm nhìn góp phần tạo nên sự đặc sắc trong cấu trúc giọng điệu của tác phẩm. Cuối tập Thiền sư dựng nước, nhà văn miêu tả lễ uống máu đọc lời thề thiêng trước thần Đồng Cổ của vua quan nhà Lý. Ở lễ hội này, tác giả đã thể hiện điểm nhìn chủ quan qua lời nhận định: “Suốt triều đại nhà Lý kéo dài hai trăm mười lăm năm, tiếp nhà Trần một trăm bảy mươi nhăm năm nữa, hội thề Đồng Cổ vẫn nghiêm giữ, nhưng kẻ làm con bất hiếu, kẻ làm tôi bất trung sao cứ mỗi ngày mỗi nhiều thêm?”. Sau khi vua Lý Thái Tổ băng, nhà văn lại viết với giọng văn tràn đầy niềm tin: “Ít bữa nữa tới kỳ bách nhật, triều đình làm lễ an táng Lý Thái Tổ, thế là triều Thuận Thiện khép lại, triều Thiên Thành mở ra. Vận hội nước nhà thịnh suy, thăng giáng hãy xem sự điều hành chính sự của vua mới” [27, 688]. Ở tập cuối của bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý, nhà văn lại đứng trên lập trường của mình để bình luận về sự sụp đổ của vương triều nhà Lý: “Thật ra sự mất còn của một triều đại tựa như sự chuyển xoay của thời tiết, với lịch sử nó chẳng có ý nghĩa gì. Duy có điều đáng bàn là khi tồn tại nó đã làm được gì cho dân, cho nước, nó đóng góp được những gì cho tiến trình tiến hóa của dân tộc hay nó kéo lùi tiến trình đó lại khiến cho lịch sử phải bận tâm chê trách” [30, 983].

Đến lượt mình mỗi nhân vật lại có giọng điệu riêng phụ thuộc vào địa vị xã hội, giới tính,… trong tác phẩm. Ở Tám triều vua Lý, vị trí của một vị vua bao giờ cũng lớn hơn cả và được tôn trọng nhất, cho dù đó là những ông cụ, bà cụ những người già tuổi cũng phải kính cẩn nghiêng mình, phải “xin”, phải “tâu”, “bẩm”, “vâng”. Khi xưng thì họ xưng là

“Trẫm”, còn các quan thì gọi là các “Khanh”. Chẳng hạn, khi các quan giao tiếp với vua, họ thường thể hiện thái độ cung kính: “Tâu bệ hạ. Các điều bệ hạ răn dạy như lời của các bậc thánh nhân, lời của các vị Bồ tát, chúng thần xin gắng hoàn thành trách nhiệm” [27, 119] hay “Kính chúc hoàng thượng sớm ca khúc khải hoàn” [Quyển 3, 681]. Với các hoàng tử, họ lại có cách xưng hô khác với nhà vua: “Chúng con xin vâng mệnh phụ hoàng” [27, 120]. Khi nói chuyện với các quan trong triều, nhà vua lại dùng lối xưng hô của người bề trên: “Ý của các khanh đều là cao ý” [27, 547]. Với vợ vua lại có cách xưng hô khác, phù hợp với chuẩn mực của ngôn ngữ cung đình: “Hoàng hậu giá lâm” [28, 213]. Tầng lớp dân thường lại xưng hô với các vua quan một cách cung kính: “Thảo dân xin kính chào bệ hạ” [29, 421], hay “Bẩm đại quan...”, hoặc “Bẩm pháp quan…”. Với những người dân thường, họ lại đối thoại với nhau một cách bình đẳng theo thứ bậc về tuổi tác hoặc địa vị, chẳng hạn: “Bu ơi, việc đấy nói ra lúc này thầy đồ con giận đấy” [29,231], “Dạ, em chỉ sợ các anh chê nhà em nghèo thôi ạ” [27, 296], và “Thưa các trưởng lão” [27, 364],...

Điểm nhìn nhân vật quy định giọng điệu của nhân vật, đa dạng trong điểm nhìn sẽ tạo nên sự đa dạng trong giọng điệu. Ở Tám triều vua , có điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong, biểu hiện bằng hình thức tự quan sát của nhân vật, bằng sự tự thú nhận, hoặc bằng hình thức người trần thuật tựa vào giác quan tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới. Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng khi tác giả thể hiện điểm nhìn bên trong. Ở Con đường định mệnh, sau sự kiện Hoàng thái hậu Ỷ Lan giáng chức thái sư Lý Đạo Thành xuống hàng thị lang và chôn sống hoàng hậu Thượng Dương cùng bảy mươi hai cung nữ, tác giả đã để cho thái úy Lý Thường Kiệt tự suy ngẫm về sự kiện này. “Trong lúc lộn xộn, ta nhất thời bị đẩy vào phe cánh của Ỷ Lan, ta vẫn ngờ rằng chỉ là

chuyện ghen tức của đàn bà thôi, dần dần sẽ tìm cách gỡ ra. Nhưng ta đã nhầm. Người đàn bà này khôn ngoan đến quỷ quyệt, mưu mô đến thâm hiểm lại ủ bọc trong cái vỏ dại khờ, còn tham vọng chẳng thua gì Võ Tắc Thiên nhà đại Đường” [30, 84], “Muốn nói gì thì nói, hiện nay vua thì thơ dại, Linh nhân dù sao cũng vẫn là người đàn bà xuất thân quê mùa, lại góa bụa nữa, chức thái tể nằm gọn trong tay ta, vạn nhất để xảy ra cái họa vong quốc thì ta là người đầu tiên lịch sử xét đến. Trăm tội không thuộc về ta thì thuộc về ai nữa” [30, 85]. Trước sự kiện này, Hoàng Quốc Hải cũng đã sử dụng điểm nhìn bên ngoài để miêu tả trạng thái tâm lí của thái úy Lý Thường Kiệt: “Lý Thường Kiệt ra về cùng với nỗi lo canh cánh. Và ông đã nhận ra một Ỷ Lan khác. Tức là bà Ỷ Lan đã mang hình hài của Linh nhân thái hậu, một người đã biết chớp thời cơ để đoạt lấy quyền lực vào tay. Và bây giờ bà đã biết cách sử dụng nó để bảo vệ chính cái thứ quyền lực mà bà vừa thâu tóm được. Thường Kiệt vừa ý thức được một Ỷ Lan khác khiến ông lo sợ là có lý” [30, 84], bỗng nhiên “Lý Thường Kiệt rùng mình như có một luồng khí lạnh xuyên suốt từ đỉnh đầu tới từng đốt sống lưng, ông đang lo chuyện gỡ rối cho đất nước” [30, 85 - 86].

Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc, là hệ thống, quan điểm cảm nhận thế giới, khác với điểm nhìn bên ngoài chỉ ghi nhận đặc điểm nhân vật, đồ vật, điểm nhìn đánh giá xuất phát từ trung tâm giá trị, thường là nhân vật chính. Quan điểm đánh giá thể hiện ở thái độ của chủ thể lời nói đối với khách thể được bộc lộ qua các tính từ đánh giá, cách nhấn mạnh ví dụ: thực tế là, thật ra, ít nhất thì… Chẳng hạn, ở Con ngựa nhà Phật, khi Thái Tông kể cho Mai hoàng hậu nghe về những khó khăn của nghề dệt gấm, nhà vua nói: “Lại nhớ việc dệt lụa và dệt gấm. Nghề dệt gấm mới khó làm sao. Thợ ta chỉ dệt được gấm trơn hoặc cải hoa đơn. Còn ta lại muốn dệt loại hoa kép như gấm Hàng Châu. Thế là ta phải dùng cả một tấm gấm

Hàng Châu, tháo dần từng sợi, mãi mới tìm ra được cái mẹo kết hoa kép của họ” [Quyển 2, 137]. Hay, khi nói về việc xây dựng bộ luật hình sự của nước ta, vua Lý Thái Tông đã hết đỗi vui mừng: “Trước hết, ta có lời khen các đài, đô, sảnh, viện đã hiệp phối với nhau dưới sự điều hành của Trung thư sảnh thuộc phủ thái sư, đã thảo xong bộ Hình luật. Đây là bộ hình luật đầu tiên của nhà Lý, cũng là bộ luật hình đầu tiên của nước ta. Sự gắng gỏi của các khanh được thể hiện trên luật văn hết sức rõ ràng” [28, 472].

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 121 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w