6. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Ngôn ngữ thô tục
Cùng với lớp ngôn ngữ đời thường, Hoàng Quốc Hải còn đưa vào trong tác phẩm của mình kiểu ngôn ngữ thô tục mang màu sắc chợ búa, nhằm mục đích kéo các nhân vật vua chúa và quan lại thời Lý xích lại gần hơn với độc giả ngày nay.
Kiểu ngôn ngữ thô lỗ thậm chí là tục tĩu trong Tám triều vua Lý xuất hiện chủ yếu trong các đối thoại của những tên quan Thái giám với những người thuộc cấp dưới của chúng. Trong cái nhìn của Hoàng Quốc Hải, quan thái giám là những kẻ chuyên ăn đút lót của các hoàng hậu, quý phi và thường xuyên bòn rút của nả của các cung nữ trong cung, bởi vậy hạng người này luôn bị mọi người coi khinh. Tính cách của chúng đã được Hoàng Quốc Hải khai thác từ góc độ ngôn ngữ để từ đó người đọc nhận ra chúng không chỉ đê tiện về nhân cách mà còn là những kẻ thô lỗ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Khi thấy Thái hậu Thượng Dương bị giam, tên Cùi thái giám nhìn với ánh mắt khinh miệt và ném về phía bà một điệu cười mỉa mai, rồi y nói: “Phách lối vừa thôi, lột chuồng bà ra cũng chẳng tìm thấy một vẩy bạc, thế mà còn định mặc cả bán mua cái gì đây?” [30, 98]. Hay, khi hỏi chuyện một a hoàn trong cung, tên thái giám
Đỗ Khánh Thập đã chửi rủa nàng: “Mày tắc khẩu à?” [29, 523]. Ngoài ra, kiểu ngôn ngữ thô tục còn xuất hiện ở những người quyền cao chức trọng, trong những lúc không làm chủ được mình, họ cũng có những lời thô tục nhằm biểu hiện sự bực tức của mình. Khi biết vua Thánh Tông ốm, không được vào thăm chồng, hoàng hậu Thượng Dương đã bực tức xỉ vả bọn hoạn quan: “Lũ thái giám chết trương kia các ngươi thù oán gì ta mà không tâu báo để ta vào thăm hoàng thượng…” [30, 20]. Hay, khi bị Hoàng thái hậu Ỷ Lan giam cầm, Thượng Dương đã chửi rủa: “Ta mơ thấy đàn chó ngao các ngươi hãm hại nên kêu trong mơ, hóa ra ngươi rình mò ta cả trong giấc ngủ. Lũ đê tiện” [30, 105]. Ngay cả những vị quan mẫu mực trong triều đình cũng có những lúc phát ngôn thô lỗ. Khi hỏi tên một bé gái mới được đưa vào cung, Lý Huyền Sư đã cộc cằn nạt cô bé: “Cha mày. Cụ ấy mà nghe mày nói thế, là không còn cái xương nào đâu con ơi. Ông mày đây còn phải sợ nữa là” [27, 644] và “Ngu ạ. Mày mà được hoàng thượng sủng ái thì cả họ nhà mày sướng” [27, 644].
Qua những dẫn chứng trên, có thể thấy, việc sử dụng ngôn ngữ thô tục trong tác phẩm Tám triều vua Lý đã rút ngắn khoảng cách sử thi giữa sự kiện lịch sử và nhân vật với độc giả. Nhờ lớp ngôn ngữ này, Hoàng Quốc Hải đã làm nổi bâ ̣t nét riêng trong ngôn ngữ nhân vâ ̣t, góp phần thể hiê ̣n sinh đô ̣ng tính cách từ đó đem đến cho độc giả những lí giải mới về các nhân vâ ̣t li ̣ch sử.